Chuyên gia TQ đánh giá gì về hệ thống quân cảng của họ?

09/10/2014 10:04
Việt Dũng
(GDVN) - Hiện nay, các quân cảng Trung Quốc đặt lân cận nhiều công trình dân sự, dễ bộc lộ.
Căn cứ hải quân vịnh Á Long, Tam Á của Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Căn cứ hải quân vịnh Á Long, Tam Á của Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)

Tờ "Quốc phòng Trung Quốc" ngày 8 tháng 10 có bài viết cho rằng, từ khi tàu sân bay Liêu Ninh đi vào hoạt động đến nay, dư luận rất quan tâm đến động thái của nó. Tạp chí "Quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương" Hồng Kông gần đây đã phỏng vấn nhà nghiên cứu Trương Cánh, Viện chiến lược Trung Hoa nói về việc Trung Quốc đầu tư nguồn lực cho xây dựng hạ tầng cơ sở của cụm chiến đấu tàu sân bay.

Những nội dung quan tâm của cảng tàu sân bay

Về ý nghĩa của căn cứ hải quân đối với sức chiến đấu của tàu chiến, Trương Cánh cho rằng, trong xây dựng sức chiến đấu tàu chiến hải quân, căn cứ là bộ phận quan trọng để nó có sức chiến đấu, bất kể là hoạt động đáp ứng nhu cầu tiếp tế bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa, thậm chí đến các khoa mục như huấn luyện căn cừ bờ biển cơ bản, huấn luyện cập cảng và huấn luyện duyên hải đều phải dựa vào các công trình của căn cứ và khả năng hỗ trợ giảng dạy.

Còn các nội dung quan trọng trong thời gian bổ sung nhân viên, luân phiên thay thế, chỉnh huấn và nghỉ ngơi càng là những nội dung công việc quan trọng trong thời gian chỉnh đốn ở cảng. Vì vậy, xây dựng quân cảng là hạng mục đồng bộ quan trọng trong xây dựng sức chiến đấu tổng thể.

Hình ảnh từ google về quân cảng Du Lâm của Hải quân Trung Quốc ở thành phố Tam Á (ảnh tư liệu)
Hình ảnh từ google về quân cảng Du Lâm của Hải quân Trung Quốc ở thành phố Tam Á (ảnh tư liệu)

Về các yêu cầu đối với hạ tầng cơ sở của cụm chiến đấu tàu sân bay, Trương Cánh cho rằng, căn cứ của cụm chiến đấu tàu sân bay thực sự phải phù hợp với điều kiện chặt chẽ, nhưng những điều kiện này tuyệt đối không phải yêu cầu vô lý, đều dựa trên sự tính toán thực tế.

Trước hết là bến neo đậu của bản thân tàu sân bay, các mạng lưới và công trình cung cấp khí, điện, nước, dầu và thông tin. Căn cứ vào thông lệ của lực lượng hải quân có tàu sân bay, thường ở bến cảng sẽ bố trí máy móc treo vật nặng, cộng với dọc theo quỹ đạo vận hành của bến đỗ hỗ trợ cho hoạt động sửa chữa lắp ráp máy móc, tiếp tế. Đương nhiên ở xung quanh bến đỗ còn bố trí cọc tiêu cố định hoặc radar và cọc số quang học, hỗ trợ cho tàu sân bay điều chỉnh các thiết bị của nó khi neo đậu ở cảng.

Thứ hai, xung quanh căn cứ tàu chiến phải có sân bay của lực lượng hàng không hải quân với tính chất là công trình đồng bộ, đây là đặc điểm quan trọng nhất của căn cứ lực lượng tàu sân bay.

Thông thường trước khi tàu sân bay vào cảng neo đậu đều sẽ để cho máy bay chiến đấu rời tàu chuyển đến căn cứ đất liền, để lực lượng máy bay hải quân có thể phối hợp tiến hành sửa chữa, chỉnh đốn quan trọng, hoặc tận dụng thời cơ diễn tập khoa mục cụ thể xây dựng lại sức chiến đấu.

Tiếp theo là tàu chiến khác nằm trong danh sách tương đồng của cụm chiến đấu tàu sân bay và tàu tiếp tế cung cấp tiếp tế trên biển thường xuyên nhưng không nằm trong danh sách biên đội tương đồng - thường đều sẽ neo đậu ở căn cứ tương đồng.

Điều này không chỉ là tính toán tổng thể về quản lý hành chính và bảo đảm hậu cần, mà còn tính toán về điều khiển binh lực thực tế, tránh để lực lượng tàu chiến hợp lại trên biển hoặc để tàu sân bay ra biển tùy tiện trong trạng thái không được hộ tống, dẫn đến quân địch tập kích ở vùng biển xung quanh căn cứ.

Nhiều tàu ngầm đậu ở quân cảng của Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Nhiều tàu ngầm đậu ở quân cảng của Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)

Cuối cùng là khu vực sửa chữa và khả năng huấn luyện cộng với bảo vệ, phòng hộ trên biển-trên không và ký túc xá cho người nhà. Nói chung, xây dựng căn cứ tàu sân bay không chỉ cần quan sát về quân sự, mà phải tính đến toàn bộ điều kiện kinh tế, xã hội, công nghiệp và địa lý của khu vực.

Đánh giá toàn diện sức chiến đấu

Phóng viên đặt câu hỏi, căn cứ cụm chiến đấu tàu sân bay hiện nay của Quân đội Trung Quốc phải chăng thể hiện ý tưởng chiến lược trong xây dựng quân đội? Trương Cánh cho rằng, mặc dù hiện nay Hải quân Trung Quốc xây dựng căn cứ cụm chiến đấu tàu sân bay thực sự là phân ở hai khu vực nam-bắc, nhưng đối với sử dụng binh lực trên chiến trường, chỉ có thể xác định chúng là địa điểm xuất phát để tiến hành triển khai lực lượng trên biển.

Theo Trương Cánh, không nên vì sự phân bố như vậy mà giải thích thành khởi hành từ Hoa Bắc chính là sẽ uy hiếp đối với Bắc Thái Bình Dương (hoặc Hoàng Hải, biển Nhật Bản), còn khởi hành từ Tam Á chính là đối phó với khủng hoảng Biển Đông hoặc đối phó với địch thủ ở Ấn Độ Dương, Nam Thái Bình Dương.

Dù sao bản thân cụm chiến đấu tàu sân bay thuộc về lực lượng tác chiến biển xa, phải có khả năng thường trực lâu dài trên biển, khởi hành từ cảng nào sẽ chỉ ảnh hưởng đến thời gian cơ động chiến trường, chạy tới vùng biển nhiệm vụ, nhưng đối với triển khai binh lực, sử dụng lực lượng thực tế và tiếp chiến, mức độ liên quan hoàn toàn không cao. Lấy vị trí căn cứ để dự đoán xu hướng nhiệm vụ sẽ không thể chính xác.

Quân cảng Hải quân Trung Quốc ở tỉnh Hải Nam
Quân cảng Hải quân Trung Quốc ở tỉnh Hải Nam

Về việc xây dựng quân cảng phải tính đến điều kiện xã hội của khu vực, Trương Cánh cho rằng, đây thực sự là vấn đề rất thực tế, từ điều kiện xã hội để lập kế hoạch xây dựng căn cứ tàu sân bay. Trong 30 năm qua, Trung Quốc tích cực thúc đẩy cải cách mở cửa, chính quyền các địa phương duyên hải thường cạnh tranh nguồn lực tuyến đường bờ biển để tìm cách phát triển kinh tế, vô hình trung làm cho "ý thức khoảng cách" cần có với vùng cấm quân sự trở nên tương đối mơ hồ.

Từng có bài báo cho biết nơi đóng quân của Quân đội Trung Quốc có khi buộc phải lân cận với khu vực phát triển của thành phố, làm cho việc giữ bí mật quân sự bị thách thức.

Đối với Hải quân Trung Quốc, tình hình này hiện có xu thế lan tràn, chẳng hạn, bến tàu ngầm hạt nhân ở đảo Tiểu Bình, Đại Liên ở ngay cạnh khu nhà ở thông thường, căn cứ Tam Đô Úc ở Ôn Châu gần với quán ăn trên mặt nước, quân cảng Lữ Thuận và bến căn cứ tàu ngầm Định Hải tiếp giáp đường cao tốc, hoạt động xây mới quân cảng vịnh Á Long có thể nằm trong tầm mắt của khách sạn tư nhân 5 sao, người dân thành phố Trạm Giang chụp ảnh cưới thường có thói quen lấy tàu chiến neo đậu làm bối cảnh v.v...

Nhưng, quan hệ giữa quân đội và địa phương, giữa quân sự và dân sự của Trung Quốc vẫn hài hòa, địa phương vui vẻ trợ giúp xây dựng hạ tầng cơ sở đóng quân, Quân đội Trung Quốc có thể tiết kiệm ngân sách chi tiêu quân sự, mặt khác, Quân đội Trung Quốc cũng sẽ di chuyển nơi đóng quân để hỗ trợ cho xây dựng địa phương.

Từ những phân tích trên có thể thấy, dư luận quan tâm đến Hải quân Trung Quốc không thể chỉ chú ý đến bản thân tàu chiến, mà còn phải nhìn nhận ở góc độ toàn diện thì mới có thể nhìn ra toàn bộ diện mạo của cái gọi là "sức chiến đấu".

Tàu khu trục Côn Minh số hiệu 172 Type 052D ở quân cảng của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tàu khu trục Côn Minh số hiệu 172 Type 052D ở quân cảng của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Hình ảnh căn cứ Tam Á, Hải quân Trung Quốc

Hình ảnh căn cứ Tam Á, Hải quân Trung Quốc
Hình ảnh căn cứ Tam Á, Hải quân Trung Quốc
Hình ảnh căn cứ Tam Á, Hải quân Trung Quốc
Hình ảnh căn cứ Tam Á, Hải quân Trung Quốc
Hình ảnh căn cứ Tam Á, Hải quân Trung Quốc
Việt Dũng