Hàn Quốc sẽ vượt Nhật Bản về số lượng lực lượng tàu ngầm?

01/11/2014 11:08
Đông Bình
(GDVN) - Hàn Quốc có những tiến bộ đáng kinh ngạc về tàu ngầm, tốc độ phát triển rất nhanh, mục đích là ngăn chặn Nhật Bản và Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp 214, Hải quân Hàn Quốc, lượng giãn nước khoảng 1.800 tấn
Tàu ngầm thông thường AIP lớp 214, Hải quân Hàn Quốc, lượng giãn nước khoảng 1.800 tấn

Tờ "Thanh niên Trung Quốc" ngày 31 tháng 10 đăng bài viết "Lực lượng tàu ngầm Hải quân Hàn Quốc không thể xem thường, số lượng tương lai sẽ vượt Nhật Bản".

Theo bài báo, thượng tuần tháng 7 năm 2014, tàu ngầm lớp 214 thứ 5 của Hải quân Hàn Quốc lần đầu tiên xuống biển chạy thử. Tàu ngầm này được đặt tên là SS-077 ROKS Yun Bong-gil, nó cùng với các tàu ngầm SS-076 ROKS Kim Jwa-Jin, SS-075 ROKS An Jung-geun, SS-072 ROK Son Won-Il và SS-073 ROKS SJeon Gji đều là tàu ngầm lớp 214 do nhà máy đóng tàu HDW Đức chế tạo.

Việc biên chế những tàu ngầm này đã tích lũy kinh nghiệm phong phú cho Hàn Quốc chế tạo tàu ngầm nội địa tương tự. Có tin cho biết, tàu ngầm kiểu mới nhất nội địa Hàn Quốc sẽ bắt đầu chế tạo vào năm 2018, có kế hoạch tự thiết kế chế tạo 9 tàu ngầm kiểu mới lớp 3.000 tấn trở lên trong thời gian từ năm 2020 - 2030.

Những năm gần đây, tàu ngầm Hàn Quốc kết hợp giữa nhập khẩu, "tiêu hóa" và tự thiết kế chế tạo, tốc độ phát triển đáng kinh ngạc, đã trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển công nghệ tàu ngầm động cơ thông thường kiểu mới nhanh nhất khu vực châu Á hiện nay, tàu ngầm thông thường của họ bất kể là số lượng hay chất lượng đều không thua kém gì Nhật Bản - nước có nhiều tham vọng.

Tàu ngầm thông thường AIP lớp 214 thứ tư mang tên SS-076 ROKS Kim Jwa-Jin của Hàn Quốc hạ thủy (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu ngầm thông thường AIP lớp 214 thứ tư mang tên SS-076 ROKS Kim Jwa-Jin của Hàn Quốc hạ thủy (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Hàn Quốc phát triển lực lượng tàu ngầm quy mô lớn bắt đầu từ thập niên 1990, mặc dù chậm hơn nhiều so với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tái vũ trang tàu ngầm vào thập niên 1960 và Trung Quốc nhập khẩu tàu ngầm từ Liên Xô, nhưng Hải quân Hàn Quốc đã đưa ra khẩu hiệu "khát vọng, thách thức, sáng tạo", đồng thời đã có rất nhiều nỗ lực mạnh mẽ trong vấn đề này, đã giành được tiến bộ đáng kinh ngạc.

Năm 1997, tàu ngầm Hải quân Hàn Quốc thành công vượt qua Thái Bình Dương, làm kinh ngạc thế giới. Năm 2011, tàu ngầm SS-061 ROKS Jang Bogo đã lập kỷ lục hoạt động tác chiến an toàn trong 10 năm với 320.000 km mà không hề xảy ra sự cố, chiếc tàu ngầm lớp 209 đầu tiên do Hàn Quốc tự chế tạo đã lập kỷ lục mới hoạt động 20 năm mà không xảy ra sự cố.

Đồng thời, lực lượng tàu ngầm Hải quân Hàn Quốc còn tích cực tham gia diễn tập quân sự Vành đai Thái Bình Dương, phô diễn tính năng ưu việt và khả năng  hoạt động xuất sắc, đã giành được vị thế quốc tế và vai trò ảnh hưởng với bên ngoài rất cao. Năm 2006 và năm 2011, Hải quân Hàn Quốc còn cung cấp đào tạo sử dụng tàu ngầm cho Hải quân Indonesia. Hiện nay, những biểu hiện của Hải quân Hàn Quốc trên các lĩnh vực như tác chiến, bảo trì, huấn luyện tàu ngầm đã đi đầu thế giới.

Tàu ngầm thông thường AIP lớp 214 thứ tư mang tên SS-076 ROKS Kim Jwa-Jin của Hàn Quốc hạ thủy (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu ngầm thông thường AIP lớp 214 thứ tư mang tên SS-076 ROKS Kim Jwa-Jin của Hàn Quốc hạ thủy (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Ngay từ năm 2010, Nhật Bản đã cho biết, trong tương lai sẽ tăng lực lượng tàu ngầm lên trên 20 chiếc. Hiện nay, tàu ngầm tại ngũ của Hàn Quốc đã đạt 12 chiếc. Dựa vào tốc độ mỗi năm 1 chiếc thậm chí chưa đến 1 năm hạ thủy 1 chiếc, và kết hợp tự chế tạo với nhập khẩu, năm 2030, tàu ngầm thông thường tiên tiến của Hàn Quốc sẽ vượt 30 chiếc, vượt Nhật Bản về số lượng.

Xu hướng Hàn Quốc phát triển tàu ngầm nhằm vào Nhật Bản rất rõ rệt, tức là nhằm vào tranh chấp đảo Dokdo giữa Nhật-Hàn. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cho biết, bà sẽ không cho phép bất cứ hành động nào có ý đồ làm tổn hại lợi ích quốc gia và chủ quyền biển của Hàn Quốc.

Mỗi chiếc tàu ngầm của Hàn Quốc đều đặt tên theo nhân vật anh hùng trong lịch sử, trong đó một số là anh hùng chống Nhật, chẳng hạn, tàu ngầm SS-075 ROKS An Jung-geun hạ thủy năm 2009 và tàu ngầm SS-077 ROKS Yun Bong-gil hạ thủy năm 2014 đều mang tên anh hùng chống Nhật - những người bị Nhật Bản coi là "phần tử khủng bố", điều này cho thấy Hàn Quốc quyết tâm không để tái diễn "thực dân Nhật Bản thống trị bán đảo Triều Tiên".

Tàu ngầm thông thường AIP lớp 214 thứ tư mang tên SS-076 ROKS Kim Jwa-Jin của Hàn Quốc hạ thủy (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu ngầm thông thường AIP lớp 214 thứ tư mang tên SS-076 ROKS Kim Jwa-Jin của Hàn Quốc hạ thủy (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Theo báo Trung Quốc, khi chế tạo, sử dụng tàu ngầm, Hàn Quốc cũng đã tính toán đầy đủ tới nhân tố Trung Quốc, rất nhiều người cho rằng Hàn Quốc xây dựng căn cứ hải quân ở đảo Jeju là có mục đích đề phòng và ngăn chặn Trung Quốc.

“Bên nào phòng bị chu đáo thì gặp nguy không bị loạn”. Đối mặt với Nhật Bản, Hàn Quốc đang gia tăng số lượng tàu ngầm thông thường ngày càng tiên tiến.

Bài báo “quân sư” cho Trung Quốc, cho rằng, trong tình hình Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược sang hướng Đông và Nhật Bản ngày càng hữu khuynh hóa, cùng với việc phát triển lực lượng tác chiến tàu ngầm kiểu "phòng thủ", Trung Quốc cũng cần chú trọng tăng cường xây dựng lực lượng săn ngầm, không những nâng cao năng lực săn ngầm cho máy bay, tàu chiến, mà còn phải xem xét đầy đủ đến kinh nghiệm săn ngầm của Mỹ và Nhật Bản.

Theo bài báo, Trung Quốc cần dựa vào thềm lục địa, các đảo và các tuyến đường biển, xây dựng hệ thống SOSUS (hệ thống giám sát âm thanh) hoàn thiện, xây dựng mạng lưới dưới biển để bảo vệ hiệu quả hơn “quyền lợi đáy biểu” và “an ninh quốc gia” của Trung Quốc, đảm bảo phòng ngừa tốt những mầm họa.

Tàu ngầm thông thường AIP lớp 214 thứ tư mang tên SS-076 ROKS Kim Jwa-Jin của Hàn Quốc hạ thủy
Tàu ngầm thông thường AIP lớp 214 thứ tư mang tên SS-076 ROKS Kim Jwa-Jin của Hàn Quốc hạ thủy
Đông Bình