Nhật, Hàn là những bước đi quan trọng nhất của Mỹ ở châu Á - TBD

01/08/2014 10:16
Việt Dũng
(GDVN) - Mỹ coi ký kết thỏa thuận như vậy với Nhật Bản, Hàn Quốc là một bước đi quan trọng quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, tạo ra một liên minh mới.
Mỹ-Nhật-Hàn trong một cuộc tập trận chung trên biển Hoa Đông (ảnh tư liệu)
Mỹ-Nhật-Hàn trong một cuộc tập trận chung trên biển Hoa Đông (ảnh tư liệu)

Tờ “Văn hối” Hồng Kông ngày 29 tháng 7 đưa tin, Mỹ luôn hy vọng ký kết Bản ghi nhớ chia sẻ tình báo quân sự với Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời coi đây là một bước đi quan trọng quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương.

Bài báo chỉ ra, nếu thỏa thuận đạt được thì đây sẽ trở thành liên minh quân sự ba bên do Mỹ lãnh đạo đầu tiên ở Đông Bắc Á, gây ảnh hưởng to lớn tới tình hình quân sự khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Nhưng, hợp tác này hiện nay vẫn đang trong giai đoạn tham vấn, việc có thành hay không tùy thuộc rất lớn vào thái độ của Hàn Quốc.

Theo báo Hồng Kông, từ lâu, Mỹ thông qua ký kết thỏa thuận quân sự để lôi kéo các nước châu Á. Nhật Bản là đối tác hợp tác lâu dài của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, vì vậy không đưa ra dị nghị; trái lại, Hàn Quốc giữ thái độ “bảo lưu”, chủ yếu là do giữa Nhật Bản-Hàn Quốc còn tồn tại rất nhiều tranh chấp lịch sử và lãnh thổ, tùy tiện hợp tác với Nhật Bản sẽ gây ra phản ứng mạnh mẽ trong nội bộ Hàn Quốc.

Mỹ-Nhật-Hàn trong một cuộc tập trận chung trên biển Hoa Đông (ảnh tư liệu)
Mỹ-Nhật-Hàn trong một cuộc tập trận chung trên biển Hoa Đông (ảnh tư liệu)

Bài báo cho rằng, dư luận Hàn Quốc có ác cảm với bất cứ kế hoạch nào liên quan đến hợp tác quân sự với Nhật Bản, chẳng hạn năm 2012, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak khi đó đã ký kết thỏa thuận chia sẻ số liệu quân sự bí mật với Nhật Bản, nhưng do công bố quá vội vàng, cộng với dư luận xã hội bất mãn với hợp tác quân sự Hàn-Nhật, kết quả Hàn Quốc đã từ bỏ ký kết thỏa thuận vào giây phút cuối cùng.

Bài báo chỉ ra, khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm châu Á vào tháng 4 năm 2014, muốn thuyết phục Hàn Quốc, chẳng hạn trong vấn đề nô lệ tình dục, bày tỏ ủng hộ lập trường của Hàn Quốc mà không nêu đích danh Nhật Bản, đồng thời đồng ý chuyển giao “quyền chỉ huy tác chiến thời chiến” sau khi ký kết, tiếp tục thực hiện cam kết bảo vệ Hàn Quốc.

Bài báo cho rằng, dưới sự thuyết phục của Mỹ, Chính phủ Hàn Quốc thay đổi lập trường “không có ý định tiếp tục phát triển” trước đây, cho biết thừa nhận “cần thiết cân nhắc ký kết bản ghi nhớ”.

Theo báo Trung Quốc, thái độ lần này của Chính phủ Hàn Quốc phần lớn là do thảm kịch đắm phà xảy ra cách đây không lâu nên dư luận ít chú ý đến.

Mỹ-Nhật-Hàn trong một cuộc tập trận chung trên biển Hoa Đông (ảnh tư liệu)
Mỹ-Nhật-Hàn trong một cuộc tập trận chung trên biển Hoa Đông (ảnh tư liệu)

Theo bài báo, một tiêu điểm hợp tác quân sự khác của Mỹ-Nhật-Hàn là hệ thống phòng thủ tên lửa.

Tuy Hàn Quốc luôn nhấn mạnh độc lập vận hành hệ thống phòng thủ tên lửa (KAMD) của mình, nhưng sớm có bài báo cho rằng, Mỹ đã cử người đến Hàn Quốc thị sát địa điểm có thể triển khai hệ thống phòng thủ tầm cao khu vực (THAAD), làm cho dư luận Hàn Quốc lo ngại bản ghi nhớ cuối cùng sẽ trở thành hòn đá dò đường để Hàn Quốc gia nhập lá chắn tên lửa của Mỹ-Nhật.

Việt Dũng