"Mỹ có thể đánh chặn tên lửa Cự Lang-2 TQ sau khi bắn được 5 giây"

11/12/2014 09:31
Đông Bình
(GDVN) - Thế giới đang diễn ra cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới, nhất là giữa Mỹ-Nga-Trung; radar Aegis Mỹ dễ dàng phát hiện tên lửa Cự Lang-2 và lập tức đánh chặn.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 Trung Quốc
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 Trung Quốc

Trang mạng "Trung tâm nghiên cứu toàn cầu hóa" Canada ngày 7 tháng 10 cho rằng, Tổng thống Mỹ Barack Obama và cựu Tổng thống Nga Medvedev từng ký kết "Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược" mới, cam kết cắt giảm đầu đạn hạt nhân.

Nhưng, do ảnh hưởng của Chiến tranh Lạnh mới giữa Mỹ-Nga và chính quyền Obama tiến hành chuyển trọng tâm chiến lược tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thế giới lại tiến hành chạy đua vũ trang hạt nhân mới. Nhìn ra thế giới, tất cả các nước hạt nhân hiện đều đang thúc đẩy hiện đại hóa hạt nhân ở một hình thức nào đó, phát triển tên lửa mới, tàu ngầm mới.

Trước khi tuyên bố từ chức, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel phê chuẩn vốn cho Bộ Quốc phòng dùng để cải thiện cơ sở hạt nhân trong 5 năm tới. Vị thế của bộ phận hạt nhân trong Quân đội Mỹ cũng được tăng lên, Tư lệnh Bộ tư lệnh tấn công toàn cầu Không quân Mỹ từ tướng 3 sao được nâng lên thành tướng 4 sao, người phụ trách bộ phận nhất thể hóa hạt nhân của Quân đội Mỹ từ tướng 2 sao được nâng lên thành tướng 3 sao.

Tháng 9 năm 2014, chính quyền Obama phê chuẩn chế tạo 12 tàu ngầm tên lửa mới, 100 máy bay ném bom mới và 400 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mặt đất, tổng chi phí lên tới 355 tỷ USD - 1.000 tỷ USD.

Tên lửa đạn đạo Cự Lang-2 bắn từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược Trung Quốc
Tên lửa đạn đạo Cự Lang-2 bắn từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược Trung Quốc

Hãng RIA Novosti Nga ngày 9 tháng 10 cho biết, trong 6 năm tới, Nga sẵn sàng đầu tư 560 tỷ USD thúc đẩy hiện đại hóa lực lượng vũ trang, trong đó 25% dùng để cải tạo hiện đại hóa vũ khí hạt nhân.

Hiện nay, Nga trang bị 1.643 quả tên lửa hạt nhân xuyên lục địa, tăng 131 quả so với tháng 3. Nga cũng đã tiến hành bắn thử tên lửa từ tàu ngầm, bao gồm bắn tên lửa xuyên lục địa Bulava mới nhất.

Lực lượng hạt nhân trên biển là phương hướng phát triển trọng điểm của các nước lớn hạt nhân. Trong các nước như Mỹ, Nga, Anh, Pháp, lực lượng hạt nhân trên biển đều chiến tỷ trọng tương đối lớn, Anh thậm chí hiện nay chỉ duy trì lực lượng hạt nhân trên biển.

Chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt cho rằng, tàu ngầm hạt nhân chiến lược là thành phần quan trọng của lực lượng hạt nhân "tam vị nhất thể" (trên không-trên đất liền-trên biển) của một nước, là lực lượng hạt nhân có thể tiến hành tấn công lần hai.

Tên lửa xuyên lục địa bắn từ trên mặt đất và trên không đều bộc lộ trên mặt đất, thông thường mục tiêu lớn, dễ bị đối phương phát hiện. Một khi xảy ra chiến tranh sẽ trước tiên trở thành mục tiêu đối phương muốn tiêu diệt và tấn công. Lực lượng hạt nhân trên biển có các đặc điểm như tính "tàng hình" tốt, khả năng đột kích mạnh, khả năng sống sót chiến trường cao hơn tên lửa xuyên lục địa cơ động mặt đất.

Tên lửa đánh chặn SM-3 của Hải quân Mỹ
Tên lửa đánh chặn SM-3 của Hải quân Mỹ

Mặc dù truyền thông Mỹ tiếp tục tuyên truyền mối đe dọa từ tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc, nhưng theo các chuyên gia quân sự, năng lực của tàu ngầm hạt nhân Mỹ mới là mạnh nhất.

Tên lửa Trident IID3 của Hải quân Mỹ có tầm bắn vượt 10.000 km và có thể lắp nhiều đầu đạn hạt nhân. Chỉ tiêu thiết kế Bulava của Nga tiếp cận Trident IID3, nhưng vẫn chưa hoàn toàn đưa vào hoạt động.

Tạp chí "The National Interest" Mỹ trước đây từng cho rằng, tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc muốn có được năng lực đe dọa hạt nhân mạnh thì phải giải quyết được 2 thách thức công nghệ lớn. Một là tàu ngầm phải có tính tàng hình đầy đủ, tránh bị công nghệ săn ngầm của Mỹ trinh sát được; hai là tên lửa Cự Lang-2 cần chọc thủng được hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ với xác suất cao.

Nếu tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn bắn tên lửa Cự Lang-2 từ biển gần Trung Quốc, radar Aegis Mỹ triển khai ở xung quanh Trung Quốc lập tức có thể giám sát được, sau 5 giây có thể bắn tên lửa SM-3 tiến hành đánh chặn.

Chuyên gia quân sự hải quân Trung Quốc Lý Kiệt cho rằng: "Hiện nay, Mỹ là quốc gia có sức mạnh quân sự và sức mạnh quốc gia mạnh nhất thế giới, muốn duy trì ưu thế tuyệt đối của họ, đương nhiên không muốn lực lượng hạt nhân chiến lược của Trung Quốc tăng lên (cùng với sức mạnh quốc gia tổng hợp và sức mạnh quân sự đều đang tăng lên), cho nên ra sức tuyên truyền mối đe dọa Trung Quốc".

Tàu ngầm hạt nhân tấn công JohnWarner SSN 785 lớp Virginia Mỹ hạ thủy (nguồn mạng sina TQ)
Tàu ngầm hạt nhân tấn công JohnWarner SSN 785 lớp Virginia Mỹ hạ thủy (nguồn mạng sina TQ)

Theo Lý Kiệt, đây cũng chính là nguyên nhân Mỹ quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương tiến hành "tái cân bằng", chính là muốn làm suy yếu và phân tán sức mạnh được tập trung phát triển của Trung Quốc, làm cho các nước xung quanh tiến hành đề phòng, ngăn chặn đối với Trung Quốc.

Lý Kiệt cho rằng, lực lượng hạt nhân trên biển Trung Quốc có khoảng cách nhất định so với các nước như Mỹ. Mỹ có tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio mạnh nhất thế giới, một tàu ngầm hạt nhân có thể mang theo 24 quả tên lửa hạt nhân.

Đài tiếng nói nước Nga ngày 9 tháng 12 dẫn phân tích của phó viện trưởng Viện nghiên cứu Mỹ và Canada, Viện khoa học Nga cho rằng, các tướng lĩnh Mỹ giỏi công khai tuyên truyền mối đe dọa từ Trung Quốc, thường là để giành được nhiều chi tiêu quân sự hơn.

Đô đốc nghỉ hưu Nga Sivkov cho rằng, tàu ngầm hạt nhân lớn Tấn Trung Quốc vẫn tồn tại những vấn đề như tiếng ồn lớn, dễ bị phát hiện, điều này có nghĩa là nó không thể hoạt động ở ngoài hệ thống phòng thủ tin cậy.

Nhưng, tên lửa của nó có tầm bắn đạt 8.000 - 9.000 km, cho nên ở bờ biển Trung Quốc có thể ngăn chặn lực lượng hạt nhân Mỹ trong phạm vi tác dụng của hệ thống phòng không và săn ngầm. Chính vì vậy, người Mỹ bày tỏ lo ngại đối với loại mối đe dọa này.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công JohnWarner SSN 785 lớp Virginia Mỹ hạ thủy
Tàu ngầm hạt nhân tấn công JohnWarner SSN 785 lớp Virginia Mỹ hạ thủy
Đông Bình