Tàu tiếp tế mới lớp 15.000 tấn của Trung Quốc (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ) |
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 21 tháng 10 dẫn trang mạng "Jane's Defense Weekly" ngày 19 tháng 10 đưa tin, các hình ảnh trên mạng internet của Trung Quốc đã cho biết về 2 tàu hỗ trợ của Công ty TNHH quốc tế đóng tàu Quảng Châu, trong đó một chiếc hầu như là tàu phái sinh (phiên bản mới) của tàu vận tải tiếp tế lớp Đại Vận Type 904A.
Tàu phái sinh mới và tàu tiếp tế Phủ Tiên có sự khác biệt rõ rệt, bởi vì tàu mới trang bị đường băng và nhà chứa có thể sử dụng cho máy bay trực thăng, trong khi đó tàu tiếp tế Phủ Tiên chỉ có đường băng.
Theo bài báo, tàu cải tiến mới hầu như được chế tạo để thực hiện nhiệm vụ tương tự ở khu vực nước nông xung quanh các đảo, đá ngầm ở Biển Đông. Điều này cũng phù hợp với tình hình mở rộng (bất hợp pháp) hạ tầng cơ sở quân sự của Hải quân Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa hiện nay.
Bài báo cho biết, trong 2 tàu hỗ trợ có hình ảnh trưng lên trên internet của Trung Quốc, 1 tàu là tàu tiếp tế tổng hợp lớp Phúc Trì Type 903 chiếc thứ năm. 2 chiếc trước của tàu tiếp tế tổng hợp lớp Phúc Trì đã trang bị cho Hải quân Trung Quốc vào năm 2004, đến năm 2013 còn có 2 tàu Type 903A lớn 23.000 tấn biên chế.
Những tàu tiếp tế này được ứng dụng rộng rãi hỗ trợ cho các tàu chiến Hải quân Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ chống cướp biển, loại tàu hỗ trợ này thường thực hiện nhiệm vụ bố trí lực lượng đặc biệt trong thời gian 10 tháng liên tục.
Số lượng tàu hỗ trợ tăng nhiều cho thấy Trung Quốc đang ra sức xây dựng năng lực hỗ trợ hậu cần trên biển cho các hành động tầm xa.
Tàu tiếp tế Phủ Tiên số hiệu 888 Type 904A, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc |
Chiếc thứ hai có hình ảnh trưng trên mạng internet của Trung Quốc xem ra là tàu phái sinh mới của tàu vận tải tiếp tế lớp Đại Vận Type 904A lớp 15.000 tấn. Chiếc tàu vận tải tiếp tế Đại Vận đầu tiên mang tên Phủ Tiên số hiệu 888 được biên chế vào năm 2007.
Năm 2012, truyền thông Trung Quốc cho biết, tàu tiếp tế Phủ Tiên được chế tạo để vận chuyển tiếp tế (bất hợp pháp) cho các lực lượng đồn trú Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Từ năm 2009 đến năm 2012, tàu này đã hoàn thành hơn 10 lần nhiệm vụ thay phiên đóng quân và vận chuyển tiếp tế vật tư.
Hai bên thân tàu của tàu tiếp tế Phủ Tiên và tàu phái sinh đều trang bị cần trục xuống, dùng để triển khai tàu nhỏ hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển nhân viên và vật tư. Chúng hoàn toàn không phải là tàu tiếp tế hàng hải bình thường, tàu phái sinh hầu như được chế tạo dùng cho thực hiện nhiệm vụ tương tự (bất hợp pháp) ở vùng nước nông xung quanh các đảo, đá ngầm ở Biển Đông. Điều này cũng phù hợp với tình hình mở rộng (bất hợp pháp) hạ tầng cơ sở quân sự ở quần đảo Trường Sa của Hải quân Trung Quốc hiện nay.
Đầu và đuôi tàu tiếp tế Phủ Tiên trang bị 2 khẩu pháo 37 mm và 2 khẩu pháo có cỡ nòng khá nhỏ. Tàu phái sinh và tàu tiếp tế Phủ Tiên có sự khác biệt rõ rệt, bởi vì tàu mới trang bị đường băng và nhà chứa có thể sử dụng cho máy bay trực thăng, trong khi tàu Phủ Tiên chỉ có đường băng, kho chứa ở đuôi tàu phái sinh có một khẩu pháo 37 mm.
Tàu tiếp tế tổng hợp Vi Sơn Hồ số hiệu 887 Type 903 lớp Phúc Trì, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc. |
Tuy tàu tiếp tế Phủ Tiên đã trang bị cho Hải quân Trung Quốc, nhưng trong một thời gian lại từng do Trung tâm chỉ huy ngư chính Trung Quốc kiểm soát. Sau đó, tàu này lại do Hải quân Trung Quốc chỉ huy, kiểm soát, nguyên nhân còn chưa rõ.
Xem ra, tàu phái sinh mới sẽ trang bị cho Hải quân Trung Quốc, bởi vì có thể chở một máy bay trực thăng, cho nên có thể hơn hẳn tàu tiếp tế Phủ Tiên. Điều này cũng có thể ngầm cho thấy số lượng máy bay trực thăng triển khai trên biển trong tương lai sẽ ngày càng tăng.
Hình ảnh đầu tiên của tàu tiếp tế Type 904 chỉ là một hình chiếu đuôi tàu, khi đó mọi người suy đoán đây là tàu tiếp tế cỡ lớn lớp mới (trên 30.000 tấn), trong tương lai sẽ dùng cho các hành động hỗ trợ cụm chiến đấu tàu sân bay. Ngoài cần tiếp tế nhiên liệu hàng không, thiết bị đẩy của tàu sân bay động cơ thông thường cũng cần bổ sung nhiên liệu, đây là hạn chế của loại tàu sân bay này.
Tàu hỗ trợ của cụm chiến đấu tàu sân bay cần thiết có khả năng hỗ trợ cho tàu sân bay và tàu hộ tống của nó, tốc độ và khả năng chạy liên tục của nó cần tương đương với hành động của tàu sân bay. Vì vậy, dự kiến Trung Quốc sẽ chế tạo một loại tàu tiếp tế nhiên liệu mới cỡ lớn hơn, cho dù mãi đến khi Hải quân Trung Quốc triển khai tàu sân bay ở nước ngoài thì nhu cầu này mới xuất hiện.
Tàu tiếp tế Thanh Hải Hồ số hiệu 885 lớp Nam Thương, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu minh họa) |