Tàu sân bay Liêu Ninh đại diện cho ý đồ tương lai của Bắc Kinh

02/10/2012 06:00
Việt Dũng
(GDVN) - Cuối cùng, bài viết cho rằng, tàu sân bay Liêu Ninh có thể không phải là người thay đổi trò chơi, nhưng là “đại diện mạnh mẽ cho ý đồ của Bắc Kinh”, nó là sự “phiền phức mới” sắp nảy sinh.
Tàu sân bay Liêu Ninh - đại diện cho ý đồ và tham vọng của Trung Quốc
Tàu sân bay Liêu Ninh - đại diện cho ý đồ và tham vọng của Trung Quốc

Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc vừa chính thức bàn giao đưa vào hoạt động. Ngày 29/9, tờ “Thời báo Ấn Độ” có bài viết cho rằng, cùng với việc tàu sân bay Liêu Ninh chính thức được bàn giao, tranh chấp chủ quyền ở vùng biển khu vực Đông Á sẽ có sự chuyển ngoặt mới.

Bài viết cho rằng, trên đường băng tàu sân bay hiện còn chưa trang bị bất cứ máy bay nào, nhưng thực tế này “cơ bản không đem lại bất cứ sự thoải mái nào cho các láng giềng của Trung Quốc”, điều quan trọng hơn so với khả năng mở rộng sức mạnh tiềm tàng của nó là, tàu sân bay Liêu Ninh đã truyền đi một thông điệp và mưu đồ rõ ràng.

Theo bài viết: “Nếu từng hy vọng sự thỏa hiệp và nhượng bộ song phương có thể giải quyết tranh chấp lãnh thổ, thì việc biên chế tàu sân bay Liêu Ninh, trong thời gian ngắn, đã làm tan biến khả năng này”. Bài viết cũng cho rằng “nhưng, Trung Quốc cũng hiểu rõ, sẽ không chỉ thông qua tàu sân bay để giải quyết tranh chấp lãnh thổ”.

Bài viết tiếp tục nhấn mạnh đến “thời điểm nhạy cảm” bàn giao tàu sân bay này, cho rằng việc bàn giao này đúng vào lúc thay đổi cấp lãnh đạo và tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật-Trung nóng lên, Trung Quốc đã chờ đợi rất lâu cho việc bàn giao này, hiện nay tàu sân bay Liêu Ninh có thể chỉ là một công cụ vận tải và căn cứ hậu cần/logistics di động của quân đội, nhưng một khi trang bị máy bay và chúng bắt đầu hoạt động, thì tính chất của đống sắt này sẽ thay đổi.

Theo bài viết, Trung Quốc hy vọng thông qua phô diễn tàu sân bay – thứ mà Nhật Bản còn chưa có, để răn đe Nhật Bản không được chống lại Quân đội Trung Quốc...

Bài viết đồng thời cho rằng, mặc dù máy bay chiến đấu J-15 cuối cùng sẽ được trang bị, muốn có thể thao tác hoàn toàn cũng cần phải thử nghiệm vài năm. Bài viết dẫn lời Andrew Erickson, giáo sư Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ cho rằng, tàu sân bay Liêu Ninh chỉ là một “tàu sân bay khởi đầu” của một “nước tham vọng”. Hải quân Trung Quốc hiện nay phải học vận hành một hệ thống khổng lồ, phức tạp.

Cuối cùng, bài viết cho rằng, tàu sân bay Liêu Ninh có thể không phải là người thay đổi trò chơi, nhưng là “đại diện mạnh mẽ cho ý đồ của Bắc Kinh”, nó là sự “phiền phức mới” sắp nảy sinh.

Máy bay chiến đậu J-15 Trung Quốc bay thử, dùng để trang bị cho tàu sân bay
Máy bay chiến đậu J-15 Trung Quốc bay thử, dùng để trang bị cho tàu sân bay
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Việt Dũng