Trung Quốc hung hăng ở Biển Đông nên sẽ không thể mua được tàu Mistral

25/05/2015 04:00
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)
(GDVN) - Đến nay, hình tượng của Trung Quốc ở EU đã hoàn toàn khác, EU lo ngại Trung Quốc hiện đại hóa quân sự, hoạt động phi pháp ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Tàu tấn công đổ bộ BPC Dixmude lớp Mistral Pháp
Tàu tấn công đổ bộ BPC Dixmude lớp Mistral Pháp

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 22 tháng 5 dẫn trang mạng "Học giả ngoại giao" Nhật Bản ngày 21 tháng 5 đăng bài viết "Vì sao Trung Quốc sẽ không sở hữu tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral Pháp" của tác giả Ankit Panda.

Theo bài viết, Trung Quốc có thể đang quan tâm đến tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral Pháp, nhất là 2 chiếc Pháp đã chế tạo cho Nga. Pháp chấm dứt bàn giao cho Nga 2 tàu chiến này, do Nga "thôn tính" Crimea.

Trong bài viết trước đó, tác giả đã nhấn mạnh đến ưu thế phần cứng của tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral, chưa bàn tới Trung Quốc tại sao không thể mua sắm và sử dụng loại tàu chiến này. Trong bài viết này, tác giả Ankit Panda đưa ra vài nguyên nhân lớn về vấn đề này như sau:

Trung Quốc hung hăng ở Biển Đông nên sẽ không thể mua được tàu Mistral ảnh 2

Pháp cho tàu Mistral tập trận chung, nhưng chưa bán cho Trung Quốc

(GDVN) - Nga tuyến bố Pháp không được bán khi chưa được Nga cho phép, Đô đốc Pháp nói rằng Trung Quốc không phải là sự lựa chọn duy nhất.

Những năm gần đây, quan hệ giữa EU và Trung Quốc đã có sự thay đổi. Đồng thời, các nước thành viên EU cũng đang thay đổi về lập trường trong vấn đề cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc.

Trên thực tế, trong trung hạn của thập niên đầu tiên thế kỷ này, Pháp đã trở thành một trong những nước ủng hộ chủ yếu cho việc kết thúc cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. Bối cảnh thời gian Pháp thúc đẩy kết thúc cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc rất quan trọng.

Khi đó, Trung Quốc là một nền kinh tế chủ yếu, đang nhanh chóng trỗi dậy trên vũ đài thế giới. Trung Quốc đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, hầu như đang "làm việc theo các quy tắc quốc tế" (như ở Biển Đông?).

Từ lâu, cộng đồng quốc tế tồn tại sự lo ngại đối với việc Trung Quốc sẽ trở thành lực lượng chủ nghĩa xét lại trên sân khấu quốc tế, nhưng thiếu chứng cứ ủng hộ cho sự lo ngại này.

Trong khi đó, sự lo ngại hiện nay là Trung Quốc áp dụng “thái độ cứng rắn” (hung hăng, hăm dọa vũ lực) trong phạm vi chuỗi đảo thứ nhất (yêu sách lãnh thổ tham lam, lố bịch, phi pháp) và Bắc Kinh đặc biệt quan tâm tới hiện đại hóa quân sự (xây dựng cường quốc quân sự), nhưng sự lo ngại này còn chưa lan rộng.

Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral Phap chế tạo cho Nga chạy thử trên biển, nhưng Pháp hiện đã chấm dứt bàn giao cho Nga (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral Phap chế tạo cho Nga chạy thử trên biển, nhưng Pháp hiện đã chấm dứt bàn giao cho Nga (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Pháp không phải là quốc gia EU duy nhất yêu cầu hủy bỏ cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc, nhưng họ là nước ủng hộ chủ yếu của quan điểm "ngăn chặn Trung Quốc tự cung tự cấp vũ khí".

Trong thời gian cầm quyền của ông Tony Blair, Anh cũng cho biết, cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc là không có hiệu quả, bởi vì nó rất mơ hồ về pháp lý.

Mặc dù tồn tại cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc, chỉ Anh và Pháp đã có thể triển khai hoạt động thương mại quốc phòng với Trung Quốc. Họ bán radar, máy bay trực thăng và các trang bị khác cho Trung Quốc.

Trung Quốc hung hăng ở Biển Đông nên sẽ không thể mua được tàu Mistral ảnh 4

Pháp có thể bắn chìm 2 tàu đổ bộ tấn công lớp Mistral và trả Nga 1,2 tỷ USD

(GDVN) - Nhưng, Pháp có thể tìm các khách hàng mới như Canada, Ai Cập và quốc gia Bắc Âu; khả năng Hải quân Pháp sử dụng 2 tàu này là rất nhỏ.

Anh, Pháp cho rằng, cấm vận vũ khí của EU đối với Trung Quốc chỉ áp dụng đối với vũ khí cỡ lớn và vũ khí mang tính sát thương - ở đây, tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral thuộc loại 2 này. Những tranh cãi trong nội bộ EU về cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc cũng luôn tiếp diễn.

Mặc dù EU có sự thay đổi về cách tiếp cận thương mại, nhưng ảnh hưởng chính trị và chiến lược của cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc vẫn sẽ tồn tại lâu dài.

Tuy nhiên, đến nay, hình tượng của Trung Quốc ở EU đã hoàn toàn khác so với 10 năm trước. Cũng giống như Mỹ và các nước Đông Á, EU lo ngại sự hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, hoạt động (phi pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông và tranh chấp với Nhật Bản ở biển Hoa Đông.

Trong Báo cáo đánh giá sức mạnh quân sự của Trung Quốc năm 2015, Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh, Trung Quốc có công nghệ chuyên nghiệp và hiệu suất đáng kể trên phương diện chế tạo tàu chiến.

Ngoài ra, là bên tham gia rất nhiều hoạt động diễn đàn của Đông Á, EU đang không ngừng nâng cao tầm nhìn của mình. Mặc dù châu Âu sẽ không phát huy vai trò mang tính then chốt trên phương diện quyết định trật tự châu Á trong tương lai, nhưng hy vọng tham gia đàm phán, bảo đảm giá trị của mình và mối lo ngại được quan tâm.

Vì vậy, mặc dù trong 10 năm trước, nội bộ EU đã triển khai thảo luận nóng bỏng về cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc, nhưng, trong môi trường chiến lược hiện nay, khả năng chính thức kết thúc cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc cực nhỏ.

Vài tháng trước, khi tổ chức cuộc gặp với nhà lãnh đạo Philippines, Tổng thống Pháp Hollande nhấn mạnh, Pháp không ủng hộ sử dụng vũ lực hoặc thủ đoạn gây sức ép cao ở Biển Đông. Cung cấp tàu tấn công đổ bộ cho Trung Quốc sẽ làm cho dư luận quốc tế cho rằng Pháp không có lập trường thống nhất trong vấn đề này.

Tàu tấn công đổ bộ - tàu sân bay trực thăng lớp Mistral Pháp
Tàu tấn công đổ bộ - tàu sân bay trực thăng lớp Mistral Pháp
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)