Thêm một nhà nghiên cứu “nã đạn” về tính xấu của người Việt

11/05/2013 08:56
Vũ Vũ
(GDVN) - Nhà nghiên cứu văn hóa đồng thời là nhà văn, nhà báo, nhà thơ Giang Quân cho rằng: “Cái nhìn của người Việt hay tủn mủn, tầm nhìn không được xa, thành ra lúc nào cũng chỉ nghĩ tới đoạn đường ngắn…”
Cái nhìn của người Việt hay tủn mủn

Xây dựng đô thị, quy hoạch đất đai hay cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông vận tải…, người Việt đều chưa có tầm nhìn xa, hầu hết các dự án từ khi xây dựng cho tới khi hoàn thành đều phải thay đổi, sửa chữa, quy hoạch lại tới 3 – 4 lần… Đó là nhận xét về những hạn chế của một bộ phận lớn người Việt dưới góc nhìn của nhà nghiên cứu văn hóa Giang Quân – người được coi là “từ điển sống” về Hà Nội với hơn 30 đầu sách viết về thủ đô thân yêu của đất nước Việt Nam.

Theo nhà văn hóa Giang Quân: Ở nước bạn, người ta xây dựng công trình hàng thế kỷ, trong khi đó, các khu quy hoạch của đô thị ở nước ta thường tủn mủn, không mang tầm chiến lược, mặc dù đã có kế hoạch 5 – 10 năm, thậm chí là 50 năm nhưng trên thực tế, hiệu quả lại chưa được 5 năm. Đây được coi là một yếu điểm của người Việt và điểm yếu này có nguyên nhân khởi phát do đất nước luôn luôn bị chiến tranh.
Nhà nghiên cứu văn hóa đồng thời là nhà văn, nhà báo, nhà thơ Giang Quân cho rằng: “Cái nhìn của người Việt hay tủn mủn, tầm nhìn không được xa, thành ra lúc nào cũng chỉ nghĩ tới đoạn đường ngắn…”.

Nhà nghiên cứu văn hóa đồng thời là nhà văn, nhà báo, nhà thơ Giang Quân cho rằng: “Cái nhìn của người Việt hay tủn mủn, tầm nhìn không được xa, thành ra lúc nào cũng chỉ nghĩ tới đoạn đường ngắn…”.
Nhà nghiên cứu văn hóa đồng thời là nhà văn, nhà báo, nhà thơ Giang Quân cho rằng: “Cái nhìn của người Việt hay tủn mủn, tầm nhìn không được xa, thành ra lúc nào cũng chỉ nghĩ tới đoạn đường ngắn…”.
“Sự tàn phá của chiến tranh khiến cho con người ta không nghĩ tới chuyện làm cái gì bền chặt. Hôm nay muốn làm cái nhà 5 tầng nhưng sợ mai nếu Mỹ ném bom, chắc gì đã còn, do đó, tâm trạng bất an, không thoải mái luôn thường trực” – ông Giang Quân nhấn mạnh. Tuy vậy, theo ông Quân, dân tộc nào cũng có những tính tốt và tính xấu cũng giống như việc bên cạnh
những người xấu luôn có những con người tốt, thậm chí, trong cùng một con người luôn có tốt – xấu đan xen. “Với tôi, sự đoàn kết toàn dân có thể coi là tính tốt nhất của người Việt. Bởi cứ lúc nào xảy ra chiến tranh, khói lửa thì chúng ta lại sẵn sàng sát cánh bên nhau để cứu nước”. Mặc dù có ý kiến cho rằng: Trong thời buổi kinh tế thị trường, sự đoàn kết toàn dân đang bị mai một dần. Như trong kinh doanh, không ít các doanh nghiệp Việt đấu đá lẫn nhau nhưng theo nhà nghiên cứu Giang Quân, điều đó cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi thương trường là chiến trường, miễn sao các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, đừng cạnh tranh theo lối bỉ ổi, mạo nhận thương hiệu hoặc tìm cách phao tin đồn, phá người ta. Thêm vào đó, trong thế giới hiện đại, không ít lần người ta lên tiếng cho sự vô cảm của xã hội. Ví dụ như khi có người chết đuối, những người đi đường chỉ biết xúm xít đứng nhìn hay ngồi trên xe buýt nhìn thấy kẻ ăn cắp đồ mà không dám kêu. Tuy nhiên, theo ông Quân, bản tính tốt của người Việt không bao giờ mất đi, cần phải xem xét hoàn cảnh cụ thể, bởi có thể những người đứng nhìn kẻ chết đuối kia, họ đều không biết bơi, không cứu thì một người chết, nhảy xuống cứu thì biết đâu lại có tới 2 – 3 người chết, hoặc người nhìn kẻ trộm nọ không dám la lớn vì sợ bị trả thù,… Người Việt có nhiều tính tốt “Tôi thường viết về cái tốt, tôi muốn nâng cái tốt của người Việt lên” – ông Quân nói. Trong mắt nhà văn, nhà thơ Giang Quân, người Việt ta đẹp ở tình thương yêu đùm bọc, “lá lành đùm lá rách”. Các chương trình từ thiện giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, “giọt máu đào hơn ao nước lã”, chương trình xóa đói giảm nghèo là một trong những yếu tố nhân văn hiếm có của người Việt. “Có nước nào trên thế giới có quỹ hỗ trợ người nghèo như ở VN không? Hoặc có ai tương thân, tương ái tới mức: nếu một người, một gia đình nào đó có con cái lâm bệnh nặng đăng trên báo thì ngay lập tức có hàng loạt người xa lạ hỏi thăm thông tin để tận tình giúp đỡ. Tôi coi tình nhân ái là cái tốt cần phải lưu giữ của người Việt” – nhà văn Giang Quân nhấn mạnh. Bên cạnh đó, ông Quân cho rằng: Người Việt còn có rất nhiều người thông minh, hiếu học. Sự thông minh vượt trội của người Việt đã được minh chứng qua các giải vàng trong các cuộc thi hóa lý, toán quốc tế hay những cuộc thi tài năng âm nhạc. Rất nhiều nghệ sỹ nổi tiếng không chỉ VN mà trên toàn thế giới, hay những người VN sống ở nước ngoài cũng làm rạng danh đất nước ta. “Người VN bản chất không phải ngu dốt, nhưng trong trào lưu hiện nay của thời kỳ mở cửa, văn hóa phương Tây ồ ạt, giới trẻ chưa được trang bị đầy đủ để có thể chống đỡ, vì vậy không phân biệt được cái gì hay – cái gì dở. Do đó, xã hội xuất hiện một bộ phận ăn chơi đàn đúm, nhà nghèo mà muốn làm sang, mua hàng hiệu, kiếm tiền bằng cách ăn trộm, ăn cắp, làm những việc trái đạo đức”- ông Quân nhận xét. Để thay đổi lối sống sa đà của giới trẻ, theo ông Quân cần cả một quá trình, bởi lẽ, thói hư tật xấu nhiễm vào thì rất nhanh nhưng chuyển biến để trở thành người tốt lại không hề đơn giản. Nó tùy thuộc vào thời cuộc và sự gương mẫu của những người lớn, kể cả những vị “tai to mặt lớn” của đất nước thì mới thuyết phục được giới trẻ đi theo tấm gương của mình.
* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi
Vũ Vũ