Tàu Hải cảnh Trung Quốc lập vòng vây bảo vệ hoạt động bất hợp pháp của giàn khoan 981 trong vùng biển Việt Nam hồi tháng 5. |
Tờ National Interest ngày 3/9 đăng bài phân tích của học giả Captain Raul Pedrozo, cựu thẩm phán Mỹ viết cho Trung tâm Phân tích Hải quân bình luận, việc xem xét kỹ hồ sơ lịch sử và pháp lý cho thấy rằng các tuyên bố của Trung Quốc ở Biển Đông là vô căn cứ.
Theo Raul Pedrozo, nửa đầu năm 2014 đã chứng kiến một sự gia tăng đáng kể các hành vi hung hăng của Trung Quốc khi nước này tiếp tục chiến dịch lát cắt xúc xích nhằm thay đổi hiện trạng Biển Đông. Bắc Kinh đã tìm cách thay đổi hiện trạng trong khu vực để củng cố tuyên bố "chủ quyền" đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và vùng biển liền kề.
Trong tháng 2 Trung Quốc đã bắt đầu một dự án xây dựng, cải tạo bất hợp pháp quy mô lớn tại đá Gạc Ma - Trường Sa, trong đó có thể chứa một sân bay quân sự mới của quân đội nước này để kiểm soát các tuyến đường biến chiến lược trong khu vực đi qua Bển Đông. Các tháng tiếp theo, chính quyền Trung Quốc bắt đầu thực thi cái gọi là quy định đánh bắt cá mới, bắt tàu các các nước phải "được phép" của họ mới được đánh bắt trong 2 triệu km vuông của đường lưỡi bò khét tiếng trên Biển Đông.
Vào tháng 5, Trung Quốc tiếp tục leo thang với việc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam . Tàu chiến hải quân và các tàu tuần tra khác của chính phủ nước này cùng một số lượng lớn "tàu cá" đã được triển khai để bảo vệ hoạt động phi pháp của giàn khoan. Một tuần sau đó, tàu Hải cảnh Trung Quốc đã ra sức ngăn cản hoạt động tiếp tế của Philippines cho tiểu đội lính đồn trú ngoài bãi Cỏ Mây, Trường Sa mặc dù hoạt động này vẫn diễn ra thường xuyên liên tục từ 1999.
Gần đây nhất, Bắc Kinh công khai bác bỏ đề xuất của Mỹ đóng băng các hành vi khiêu khích trên Biển Đông tại diễn đàn An ninh khu vực (ARF), đồng thời công bố sẽ xây dựng trái phép 5 ngọn hải đăng ở Hoàng Sa. Chỉ 2 tuần sau đó, 1 chiếc J-11 của quân đội Trung Quốc đã có hành vi "đánh chặn" nguy hiểm nhằm vào chiếc P-8 của hải quân Hoa Kỳ đang hoạt động trong không phận quốc tế trên Biển Đông ở phía Đông đảo Hải Nam.
Trung Quốc đã biện minh cho tất cả các hành động (phi pháp, khiêu khích) này bằng tuyên bố họ có cái gọi là "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với các đảo ở Biển Đông và vùng biển liền kề, cũng như quyền chủ quyền, quyền tài phán trên các vùng biển và đấy biển có liên quan nằm trong đường lưỡi bò. Nhưng việc xem xét kỹ các ghi chép lịch sử và pháp lý cho thấy rằng tuyên bố của Trung Quốc ở Biển Đông là vô căn cứ.
Căng thẳng trên Biển Đông hiện nay đều xuất phát từ tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc, thể hiện rõ nhất qua tấm bản đồ đường lưỡi bò bất hợp pháp. |
Bắc Kinh nói rằng họ có chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên sự phát hiện và thực thi chủ quyền liên tục trong suốt triều đại nhà Hán. Mặc dùy thủy thủ Trung Quốc có thể đã nhận thức được sự tồn tại của những hòn đảo ở Biển Đông, nhưng không có bằng chứng cụ thể rằng Trung Quốc đã thực sự "phát hiện" ra những hòn đảo này trước những người đi biển từ các nước láng giềng như Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Philippines.
Hơn nữa, ngay cả khi Trung Quốc phát hiện ra các đảo, luật pháp quốc tế cho thấy khá rõ ràng rằng các hoạt động khám phá mang tư cách cá nhân mà không có hành vi nghề nghiệp, kiểm soát hiệu quả sau đó thì không có ý nghĩa đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ. Hiệu quả nghề nghiệp đòi hỏi phải có ý định và sẽ hành động thực thi chủ quyền cùng với một số hoạt động thực tế thể hiện điều đó.
Trung Quốc dựa trên hồ sơ cho rằng ngư dân nước này đã "sống rải rác trên một số đảo ở Trường Sa trong thời gian ngắn". Tuy nhiên theo luật pháp quốc tế, hành vi của các cá nhân này không đủ điều kiện là hành động của một nhà nước. Không có bằng chứng đáng tin cậy rằng chính phủ Trung Quốc đã ủy quyền, trao quyền cho những ngư dân này, thậm chí là xử phạt họ.
Các hành vi có thể kiểm chứng đầu tiên về yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa đã không xảy ra cho đến năm 1909, nhưng gần 100 năm trước đó hoàng đế Gia Long của Việt Nam đã chính thức chiếm hữu quần đảo này từ năm 1816. Việt Nam và Pháp đã quản lý và thực thi chủ quyền liên tục và hiệu quả đối với quần đảo Hoàng Sa cho đến khi Nhật đảo chính Pháp trong Thế chiến II.
Hành động có thể kiểm chứng đầu tiên của Trung Quốc đối với yêu sách chủ quyền quần đảo Trường Sa xảy ra năm 1933, nhưng cũng sau khi Pháp (với tư cách đại diện cho Việt Nam về đối ngoại) đã công bố công khai chủ quyền với quần đảo này năm 1929. Pháp chính thức chiếm đóng quần đảo Trường Sa năm 1933, đồng thời sáp nhập và quản lý hiệu quả quần đảo này. Thời điểm đó chinh phục vẫn là một phương pháp thụ đắc lãnh thổ được công nhận theo luật quốc tế cho đến khi Hiến chương Liên Hợp Quốc có hiệu lực tháng 10/1945.
Trung Quốc cũng viện dẫn một số điều ước quốc tế, các tài liệu báo cáo để chứng minh yêu sách "chủ quyền" của họ với các đảo ở Biển Đông, nhưng các tài liệu này không hỗ trợ cho quan điểm của Bắc Kinh.
Họ cho rằng nước Pháp đã từ bỏ tuyên bố chủ quyền của mình với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (với tư cách đại diện cho Việt Nam về đối ngoại), khi ký hiệp ước Trung - Pháp (Công ước Pháp - Thanh) năm 1887. Tuy nhiên đường biên giới được thành lập năm 1887 chỉ quyết định quyền sở hữu với các đảo ven biển gần, không phải những đảo ở giữa vịnh Bắc Bộ hay xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào Tuyên bố Cairo và Tuyên bố Potsdam để hỗ trợ cho yêu sách của họ cũng đã được đặt không đúng chỗ. Những tài liệu này chỉ cho biết rằng Trung Quốc sẽ khôi phục chủ quyền đối với Mãn Châu, quần đảo Bành Hồ và đảo Đài Loan sau chiến tranh. Các câu tiếp theo tuyên bố Nhật Bản sẽ bị trục xuất khỏi "các vùng lãnh thổ khác" mà Nhật đã chiếm đống bằng vũ lực không có nghĩa là "các vùng lãnh thổ khác" sẽ được trả lại cho Trung Quốc.
Chỉ có chặn đứng tham vọng đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông thông qua con đường pháp lý mới có thể mang lại hòa bình, ổn định lâu dài cho khu vực. |
Chỉ có kết luận hợp lý là "các vùng lãnh thổ khác" bao gồm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã bị đánh chiếm bằng bạo lực từ Pháp (với tư cách đại diện cho Việt Nam về mặt đối ngoại) thì sẽ phải trao trả cho Pháp (đại diện cho Việt Nam) chứ không phải Trung Quốc vào lúc kết thúc cuộc chiến.
Kết luận này được hỗ trợ bởi thực tế là Tưởng Giới Thạch đã có mặt tại Hội nghị Cairo nhưng không có tài liệu nào về tuyên bố cuối cùng với các đảo ở Biển Đông. Chắc chắn, nếu quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được coi là lãnh thổ của Trung Quốc trước chiến tranh, Tưởng Giới Thạch đã phải khẳng định điều này và "đòi lại" chúng ngay tại Hội nghị Cairo.
Trung Quốc nói rằng yêu sách chủ quyền của họ với các đảo ở Biển Đông còn được hỗ trợ bởi Hiệp ước Hòa bình năm 1951 ký kết với Nhật Bản. Tuy nhiên văn bản cuối cùng của hiệp ước đã ghi nhận sự từ bỏ của Nhật Bản với đảo Đài Loan - Bành Hồ và 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa trong 2 tiểu mục riêng biệt của Điều 2. Như vậy Nhật Bản có lẽ đã từ bỏ quyền của mình với đảo Đài Loan và Bành Hồ và trao trả cho Trung Quốc, còn Hoàng Sa - Trường Sa được Nhật Bản từ bỏ trong tiểu mục riêng biệt với Đài Loan và Bành Hồ cho thấy Trung Quốc không phải đối tượng Nhật Bản trao trả. Lập luận Nhật Bản đã trao trả 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc là không có cơ sở.
Tương tự như vậy, Thông cáo chung Trung Quốc - Nhật Bản năm 1972 không ủng hộ lập trường của Bắc Kinh bởi nó chỉ nói rằng Điều 8 của Tuyên bố Potsdam sẽ dược áp dụng chứ không phải Tuyên bố Potsdam và Tuyên bố Cairo hỗ trợ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.
Năm 1946, Quốc dân đảng đem quân chiếm đóng bất hợp pháp đảo Ba Bình trong quần đảo Trường Sa và đảo Hoàng Sa trong quần đảo Hoàng Sa cho đến khi sự chiếm đóng của phe Đồng minh tại Đông Dương kết thúc vào tháng 3/1946 là một sự vi phạm rõ ràng Điều 2 của Hiến chương Liên HỢp Quốc, và do đó nó không cung cấp sự hỗ trợ với yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với 2 quần đảo này.
Tương tự như vậy, việc Đài Loan chiếm đóng đảo Ba Bình năm 1956 và Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và một số bãi đá, rặng san hô ở Trường Sa năm 1988, 1995 cũng vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc, do đó yêu sách chủ quyền của Trung Quốc không có hiệu lực pháp lý đối với các đảo.
Trung Quốc cũng khẳng định rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã từ bỏ quyền của mình đối với các đảo ở Biển Đông trong những năm 1950, 1960. Tuy nhiên thời điểm này theo Hiệp định Geneva 1954, cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được Pháp bàn giao cho Việt Nam Cộng hòa do ở dưới vĩ tuyến 17 về phía Nam chờ ngày tổng tuyển cử. Vì vậy bất cứ phát biểu nào từ quan chức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với 2 quần đảo này đều vô nghĩa về mặt pháp lý.
Dựa trên những bằng chứng do các bên tranh chấp và các nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, có thể thấy rằng hồ sơ của Việt Nam vượt trội hơn hẳn so với Trung Quốc về chủ quyền với các đảo ở Biển Đông.
Theo học giả Raul Rodrozo, Việt Nam cần tìm cách giải quyết vấn đề Biển Đông tại một diễn đàn quốc tế. Việc Hoa Kỳ tiếp tục kêu gọi các bên tranh chấp khác nhau làm rõ yêu sách của mình phù hợp với luật pháp quốc tế là điều vô ích. Các sự kiện và quy định của luật pháp quốc tế đã khá rõ ràng để chỉ ra rằng tuyên bố yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông là vô căn cứ, các hành vi đối kháng của Bắc Kinh trên Biển Đông đang đe dọa hòa bình và an ninh khu vực.
Động thái tỏ ra trung lập trước Trung Quốc ngày một hung hăng hơn với các nước láng giềng sẽ chỉ đặt Bắc Kinh gần hơn tới chỗ đánh chiếm bất hợp pháp các hòn đảo ở Biển Đông.