Con đường Tơ lụa mới của Tập Cận Bình đã thành hình?

17/08/2016 14:30
Ngọc Việt
(GDVN) - Hàng hoá giá rẻ từ Trung Quốc sẽ tràn ngập Châu Phi qua những chuyến tàu từ cảng Piraeus trên bờ đông của Địa Trung Hải.

World Maritime News ngày 10/8 cho biết, Tập đoàn COSCO Shipping – gã khổng lồ vận tải biển của Trung Quốc vừa hoàn tất việc mua lại 67% cổ phần của công ty OLP – nhà điều hành cảng Piraeus của Hy Lạp.

COSCO sẽ quản lý và điều hành cảng Piraeus đến năm 2052. [1]

Theo thỏa thuận, COSCO mua lại cổ phần của công ty OLP với trị giá 368,5 triệu euro (409 triệu USD). Vấn đề được Quốc hội Hy Lạp chấp thuận vào tháng 7/2016 vừa qua. COSCO đã sở hữu một trong những cảng biển nhộn nhịp nhất châu Âu hiện nay.

Vấn đề sở hữu diễn ra trong hai giai đoạn. Đầu tiên COSCO sở hữu 51% với trị giá 280,5 triệu EUR (313,7 triệu USD), khoảng 22EUR/cổ phiếu. 5 năm sau COSCO sẽ sở hữu tiếp 16% còn lại với giá trị 88 triệu EUR.

Trước khi trở thành người đứng đầu Chính phủ Hy Lạp, Thủ tướng Alexis Tsipras đã từng phản đối việc tư nhân hóa cảng Piraeus. Tuy nhiên, sau khi có chuyến công du 6 ngày tới Trung Quốc trong tháng 7/2016, ông Tsipras đã thay đổi quan điểm.

Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã giúp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thực hiện ước vọng của mình. Ảnh: greece.greekreporter.com.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã giúp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thực hiện ước vọng của mình. Ảnh: greece.greekreporter.com.

Alexis Tsipras thuyết phục cá nhà lập pháp Hy Lạp chấp thuận việc bán cổ phần của công ty OLP - quản lý cảng Piraeus cho COSCO. Đặc biệt, COSCO là công ty duy nhất bỏ thầu việc mua cổ phần OLP.

COSCO cam kết sẽ đầu tư gần 294 triệu euro (326 triệu USD) để mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, bến đậu và sửa chữa cảng Piraeus cũng như tăng thêm chỗ đậu cho ô tô tại cảng.

COSCO muốn biến Piraeus thành một cảng bốc xếp container lớn nhất châu Âu.

Đây được xem là một thành công cực kỳ quan trọng với Bắc Kinh, nó được xem là một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hoá chiến lược “Con đường Tơ lụa mới” của Tập Cận Bình, hiện thực hoá “Giấc mộng Trung Hoa”.

Có thể thấy rằng, qua “phi vụ Piraeus”, “Con đường Tơ lụa mới” với hai nhánh đường bộ và đường thuỷ đã chính thức nhận diện được. Điểm gặp nhau của hai nhánh chính là Địa Trung Hải – bờ đông của Châu Phi, nơi mà Bắc Kinh có chiến lược đồng hoá trong tương lai.

Sách lược đi tắt đón đầu đầy lợi hại của Bắc Kinh

Các thế hệ lãnh đạo tại Trung Nam Hải luôn có những chiến lược của mình nhăm hiện thực hoá ước vọng lớn lao biến Trung Quốc thành siêu cường bá chủ, song hầu như không đạt được kết quả mong muốn.

Từ khi Tập Cận Bình được xem là hạt nhân của thế hệ lãnh đạo thứ 5, ông đã nhận diện chuẩn xác lý do khiến giấc mộng bá chủ luôn ở xa Bắc Kinh. Từ đó ông đã đưa ra nhiều chính sách hợp thời và thực tế cà về đối nội lẫn đối ngoại, tăng cường sức mạnh.

Về đối nội, Tập Cận Bình triển khai chương trình tái cơ cấu nền kinh tế, thực hiện chiến dịch “đả hổi diệt ruồi”, làm trong sạch bộ máy chính quyền, đảm bảo sức mạnh thực sự cho nền kinh tế.

Từ đó, Tập Cận Bình đang nỗ lực đổi vị thế cho người Trung Quốc, được thế giới phục vụ thay vì phục vụ thế giới.

Về đối ngoại, Tập Cận Bình triển khai chiến lược “Một vành đai, một con đường”, hiện thực hoá ước vọng tái lập con đường tơ lụa thuở nào và làm mới nó qua việc hình thành thêm nhánh đường thuỷ.

Hai nhánh của “Con đường Tơ lụa mới” được cho sẽ gặp nhau tại Địa Trung Hải. “Con đường Tơ lụa mới” được xem là phương cách hiện thực hoá giấc mộng bá chủ thế giới của Trung Hoa đại lục nhanh  nhất.

Để thực hiện điều đó, Bắc Kinh có các chính sách kinh tế - tài chính quan trọng như quốc tế hoá đồng CNY, thành lập AIIB, một“siêu Ngân hàng thế giới”...

Có thể thấy rằng, các dịch vụ tài chính của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạng tầng Châu Á (AIIB) cùng với nguồn cung cấp những vật liệu giá rẻ của Trung Quốc, sẽ giúp cho tiến độ xây dựng nhánh đường bộ của “Con đường Tơ lụa mới” được nhanh hơn. 

Đồng thời Bắc Kinh cho kích hoạt việc gây hấn tại Biển Đông nhằm đẩy nhanh tiến độ “phá băng” cho nhánh đường thuỷ của “Con đường Tơ lụa mới”.

Con đường Tơ lụa mới của Tập Cận Bình đã thành hình? ảnh 2

Lời cảnh báo của Putin: Không ai là không thể đụng đến!

(GDVN) - Tổng thống Putin không thể không thất vọng. Bởi lẽ thời gian đứng đầu chính phủ, Putin đã giúp tối đa hoá lợi ích cho nước Nga trong các mối quan hệ quốc tế.

Tuy nhiên cho đến lúc này, cả tình hình trong nước và thế giới đều có rất nhiều rào cản đối với ý đồ này của Trung Nam Hải.

Có thể nhận diện hai rào cản quan trọng nhất khiến cho kế sách của Bắc Kinh gặp khó, đó là sức mạnh Trung Hoa thực sự chưa thể khẳng định, khó khăn trong nước chưa được giải quyết hiệu quả.

Bên cạnh đó là luật pháp quốc tế khiến cho Bắc Kinh không thể tự tung tự tác. 

Như vậy, đầu tư cho nhánh đường bộ thì có vẻ đang quá sức với nền kinh tế Trung Quốc, trong khi đó việc phá băng cho nhánh đường thuỷ thì gặp rào cản bởi phán quyết ngày 12/7/2016 do Toà Trọng tài công bố.

Trong tình thế bất lợi như vậy, Trung Nam Hải đã chuyển hướng cho việc hình thành “Con đường Tơ lụa mới” bằng cách đi tắt đón đầu. Bắc Kinh thúc đẩy xây dựng những móng trụ vững chắc ở những địa điểm trọng yếu và sau đó là kết nối những trụ móng đó.   

Có thể nhận diện, việc giành quyền quản lý và điều hành cảng Piraeus của Hy Lạp là điều cực kỳ quan trọng. Nó giúp Bắc Kinh có thể xây dựng được trụ móng quan trọng nhất cho “Con đường Tơ lụa mới” của Tập Cận Bình, giúp chính sách đi tắt đón đầu gặp rất nhiều thuận lợi.

“Cảng Piraeus là cửa ngõ vào châu Á, Đông Âu và Bắc Phi. Đã có 16,8 triệu hành khách qua cảng và 3,6 triệu container 20foot được bốc dỡ tại cảng năm 2014. Chủ tịch COSCO Xu Lirong tin tưởng rằng, khi tạo điều cho tàu thuyền tấp nập sẽ tạo nên những kỳ tích trong tương lai”. [3]

Nước cờ lợi hại của Bắc Kinh có thể khống chế cả đồng minh lẫn đối thủ, thâu tóm nhiều lợi ích cực kỳ to lớn

Reuters cho biết, COSCO dự kiến ​​sẽ đề nghị mua Công ty Đường sắt Hy Lạp (TRAINOSE), sau khi trở thành nhà thầu duy nhất cho cảng lớn nhất của đất nước này.

COSCO có tham vọng kết nối vận tải đường bộ với đường thuỷ, biến Hy Lạp thành trung tâm trung chuyển của châu Âu.

Việc sở hữu TRAINOSE - Công ty hiện đang quản lý tất cả hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hóa của giao thông đường sắt Hy Lạp và cảng Piraeus, sẽ kết nối hoạt động hàng hải tới kênh đào Suez và các liên kết đường sắt từ khu vực Balkan đến Trung Âu và Đông Âu.

Reuters đã bình luận, việc sở hữu TRAINOSE và Piraeus rất phù hợp với chiến lược “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc, thúc đẩy hoạt động thương mại và tạo ra một lối thoát cho cường quốc công nghiệp Trung Quốc vốn bị cuốn vào cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. [2]

Có thể thấy rằng, khi nắm được các huyết mạch giao thông tại Hy Lạp thì Bắc Kinh sẽ kiểm soát rất hiệu quả hoạt động kinh tế - thương mại của nước Nga với EU và đồng minh mới Thổ Nhĩ Kỳ.

Bắc Kinh có thể kiểm soát việc Putin giúp nước Nga thoát ra theo ba dòng chảy.

Putin chọn Hy Lạp và Italy để tái khởi động lại “Dòng chảy phương Nam” thì nay Bắc Kinh đã chiếm lĩnh điểm đến của dòng chảy thế kỷ này. Moscow chọn “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” làm đột phá khẩu thì nay Bắc Kinh án ngữ kênh đào Suez, dòng lưu thông hàng hoá của Ankara.

Kremlin chọn “Dòng chảy phương Bắc” 1 và 2 để đột phá vào EU qua ngả Cộng hoà Liên bang Đức. Song khi Hy Lạp trở thành trung tâm trung chuyển của cả Trung Âu và Nam Âu thì điều đó có thể khiến cho Nga – Đức tạo ra lợi ích, nhưng Trung Quốc lại hưởng lợi nhiều hơn.

Có thể thấy rằng, Tập Cận Bình đã phát hiện ra ý tưởng của Purin đưa nước Nga thoát ra theo các dòng chảy khí – dầu. Điều đó ảnh hưởng đến chiến lược “Một vành đai, một con đường” nên Trung Nam Hải đã ra tay.

Bắc Kinh đã đi trước đồng minh một bước trong nước cờ này. 

Trong khi đó, vấn nạn dân nhập cư đang là vấn đề nan giải nhất khiến cho EU mâu thuẫn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến Brexit diễn ra.

Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ đang làm mình làm mẩy về việc này nên EU đang tính gửi trao niềm tin và trách nhiệm cho Hy Lạp.

Ý đồ "thôn tính" cảng Piraeus, Hy Lạp đã có từ lâu. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chỉ vào cảng Piraeus trên bản đồ, ảnh: The Guardian.
Ý đồ "thôn tính" cảng Piraeus, Hy Lạp đã có từ lâu. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chỉ vào cảng Piraeus trên bản đồ, ảnh: The Guardian.

Vậy nhưng khi người Trung Quốc có mặt tại Địa Trung Hải, có ảnh hưởng quan trọng với lợi ích của cả Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp thì việc EU chọn Athens hay Ankara đều có thể bị Bắc Kinh phá đám.

Có thể nhận diện, vấn đề dân nhập cư sẽ phức tạp và tốn kém hơn với EU. 

Việc kiểm soát cảng biển quan trọng tại Địa Trung Hải khiến cho Bắc Kinh vô hình chung trở thành người điều tiết dân nhập cư từ Châu Phi – Trung Đông tràn qua Châu Âu bằng đường biển.

Người nhập cư vào Châu Âu nhiều hay ít có thể phụ thuộc vào việc EU làm hài lòng hay phật lòng Bắc Kinh.   

Việc Bắc Kinh mở cửa cảng cho dân nhập cư lậu vào Châu Âu là hoàn toàn có thể xảy ra, vì đó là hành vi gây rối và trả đũa hiệu quả nhất với EU. Có thể thấy rằng, Hy Lạp rất quan trọng với EU. Điều đó thể hiện qua việc, Brussels dù giận Athens nhưng vẫn cứu Hy Lạp khỏi vỡ nợ.

Vậy nhưng nay Bắc Kinh đã tấn công eurozone từ chính vị trí xung yếu này.

Tuy nhiên, sự thâm sâu của Tập Cận Bình không chỉ là khống chế đồng minh, làm lợi từ đối thủ, mà Trung Nam Hải còn làm giàu nhờ kế sách “toạ sơn quan hổ đấu” tại chiến trường Bắc Phi.

Nga – Mỹ có thể phải chấp nhận đóng vai Ngô – Nguỵ trong trận đại chiến Xích Bích thời Tam Quốc khi kết thúc cuộc nội chiến tại Syria. Khi chiến trường im tiếng súng và chính trường được phân chia thì cũng là lúc Bắc Kinh xuất hiện và hưởng lợi.

Hàng hoá giá rẻ từ Trung Quốc sẽ tràn ngập Châu Phi qua những chuyến tàu từ cảng Piraeus trên bờ đông của Địa Trung Hải. Lợi ích kinh tế - chính trị của Bắc Kinh nằm trên những chuyến tàu qua lại Lục điạ đen. Và thế là chính sách đồng hoá của Bắc Kinh dễ dàng gấp bội.

Tóm lại, việc sở hữu cảng Piraeus của Hy Lạp là một thành công rất lớn trong chính sách ngoại giao kinh tế của Bắc Kinh. Nó khiến cho Tập Cận Bình có thể hoàn thành ước vọng là tạo hình cho “Con đường Tơ lụa mới” khi ông còn ở đỉnh cao quyền lực.

Bloomberg cho rằng để đưa kinh tế ra khỏi khó khăn và thách thức thế giới thì Trung Quốc cần phải có một “Franklin Roosevetl” của thế kỷ 21. Và không quá khi cho rằng Tập Cận Bình đang chứng minh mình xứng đáng là một “Franklin Roosevetl” của dân tộc Trung Hoa.

Tài liệu tham khảo:

[1]http://worldmaritimenews.com/archives/199292/report-cosco-buys-51-pct-stake-in-piraeus-port/

[2]http://www.reuters.com/article/greece-china-port-idUSL8N14X17R

[3]https://www.rt.com/business/338949-greece-china-port-sale/

[4]http://uk.reuters.com/article/uk-eurozone-greece-privatisation-china-c-idUKKCN0X50XD

Ngọc Việt