Ngô Sỹ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải (Biển Đông) ngụy biện về cái gọi là khu nhận diện phòng không. |
Ông Tồn cho rằng những "buộc tội" như vậy là vô căn cứ bởi theo ông, Trung Quốc không vội vàng áp đặt ADIZ ở Biển Đông vì tình hình phức tạp xung quanh vấn đề lãnh thổ trên vùng biển này.
Ngô Sỹ Tồn lý luận, việc thiết lập ADIZ Hoa Đông là "kết quả của các hành động khiêu khích từ Nhật Bản" với chính sách đối ngoại cứng rắn hơn, các chính trị gia cánh hữu Nhật Bản khẳng định sẽ bắn hạ máy bay Trung Quốc nếu xâm nhập không phận Nhật Bản, một số khu vực Bắc Kinh cũng yêu sách chủ quyền.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cho thấy một thái độ cứng rắn đối với Trung Quốc, và trong những trường hợp như vậy sẽ là quá lịch sự đối với Nhật Bản nếu Trung Quốc không phản ứng với những "lời lẽ khiêu khích" từ Tokyo bằng "những cú đánh", Ngô Sỹ Tồn nói.
Để làm nhẹ mức độ nghiêm trọng của vấn đề, ông Tồn nói rằng trong một ý nghĩa nào đó sự cạnh tranh của Trung Quốc xung quanh ADIZ Hoa Đông là một phần của sự đụng độ lợi ích, điều chỉnh lợi ích chiến lược giữa Bắc Kinh và Tokyo cũng như giữa Bắc Kinh với Washington.
Chính những hành động leo thang hung hăng, bất chấp luật pháp của Trung Quốc ở Biển Đông đã khiến cả khu vực và cộng đồng quốc tế lo ngại chứ không có "báo chí nước ngoài" nào tạo ra điều này như ông Tồn nói. Hình minh họa. |
Theo ông Tồn, vấn đề Bắc Kinh đang đối mặt ở Hoa Đông và Biển Đông có sự khác biệt đáng kể. Ở Biển Đông có 5 nước 6 bên tranh chấp, số lượng các đảo cũng như kích thước các vùng biển các bên cùng yêu sách chủ quyền lớn và phức tạp hơn hẳn so với vấn đề Senkaku ở Hoa Đông.
Đáng chú ý, Ngô Sỹ Tồn cho rằng chính quyền Trung Quốc đã không xác định đường lưỡi bò (đường 9 đoạn) với một ý nghĩa pháp lý và Bắc Kinh đã không tuyên bố "đường cơ sở lãnh hải" đối với cái gọi là quần đảo Nam Sa (tên Bắc Kinh tự đặt đối với quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, có tên quốc tế là Spratly Islands).
Ông Tồn nói rằng cần phải có các chế tài pháp lý và công nghệ toàn diện để áp đặt (bất hợp pháp) ADIZ ở Biển Đông vốn phức tạp hơn nhiều so với Hoa Đông, ngay cả khi "các chướng ngại vật được loại bỏ, Trung Quốc cũng không nhất thiết phải có hành động tương tự ở Biển Đông", ông Tồn nói.
Ngô Sỹ Tồn cho rằng, các suy đoán gần đây về việc Trung Quốc sẽ áp đặt 1 ADIZ ở Biển Đông "là nhằm chia rẽ giữa Trung Quốc và ASEAN và khuấy lên mối lo ngại về 1 mối uy hiếp từ Trung Quốc" và điều này chỉ có lợi cho Mỹ và Nhật Bản?!
Tuy nhiên, ngay sau đó Ngô Sỹ Tồn lại phủ định hoàn toàn những gì mình vừa cố ngụy biện khi khẳng định Trung Quốc "có quyền áp đặt ADIZ ở Biển Đông", vấn đề là áp đặt như thế nào và bao giờ, Bắc Kinh sẽ cân nhắc trong chiến lược dài hạn.
"Nếu Mỹ và Nhật Bản tiến xa hơn trong việc đe dọa an ninh quốc gia của Trung Quốc, Bắc Kinh có thể buộc phải áp đặt 1 ADIZ ở Biển Đông", Ngô Sỹ Tồn kết luận.