Jang Song-thaek bị hành quyết ngay lập tức sau khi bị tuyên án tử hình. Từ lúc công bố ông bị bắt và cách mọi chức vụ, khai trừ đảng cho tới khi xử tử chỉ cách nhau 4 ngày. |
Jang Song-thaek đã bị thanh trừng với tội danh "chống đảng, phản cách mạng" hay nói cách khác là âm mưu lật đổ Kim Jong-un. Ông cũng bị buộc tội với một danh sách dài các tội khác nhau trong khi truyền thông nước này đưa ra những bài báo đầy ác ý tố cáo ông với những ngôn từ hết sức miệt thị.
Trong khi chính phủ Trung Quốc cho rằng vụ việc là vấn đề nội bộ của Bắc Triều Tiên, nhưng nhiều người dân nước này công khai bày tỏ sự tức giận của họ với vụ thanh trừng Jang Song-thaek.
Lưu Thiếu Kỳ, Chủ tịch nước Trung Quốc trở thành nạn nhân cao cấp nhất của thời kỳ Cách mạng Văn hóa. |
Trong Cách mạn Văn hóa, vô số người Trung Quốc đã bị đàn áp, đánh đập, tra tấn, thậm chí là mất mạng, trong số đó có Lưu Thiếu Kỳ, Chủ tịch nước Trung Quốc và được cho là sẽ kế nhiệm Mao Trạch Đông.
Lưu Thiếu Kỳ đã gặp phải một cuộc thanh trừng tàn bạo tương tự như Jang Song-thaek với cáo buộc ông là "kẻ chống đảng, phản bội, bần tiện". Ông Kỳ cũng bị tước mọi chức vụ và khai trừ đảng tịch, do bị tra tấn và bị từ chối điều trị y tế, cuối cùng ông đã chết vào năm 1969 trong điều kiện khắc khổ.
Bóng dáng của Cách mạng Văn hóa lại xuất hiện và tiếp diễn trong vụ Bạc Hy Lai với chiến dịch truy quét "tội phạm xã hội đen có tổ chức" khi ông còn làm Bí thư Trùng Khánh. Các chiến dịch đã bị chỉ trích rộng rãi do nó làm xói mòn nghiêm trọng các quy định của pháp luật và nhân quyền.
Hơn 30 năm cải cách mở cửa ở Trung Quốc không những đã mang lại những thay đổi to lớn về kinh tế mà còn các lĩnh vực khác, đặc biệt là luật pháp. Trung Quốc đã đưa các khái niệm pháp lý vào hiến pháp và có những tiến bộ phi thường trong việc bảo vệ quyền con người.
Jang Song-thaek ít nhiều tương tự như Bạc Hy Lai. Cả 2 đều là Ủy viên Bộ Chính trị của đảng cầm quyền, đều bị cáo buộc tham nhũng và suy đồi đạo đức, cả hai đều bị cho là đặt ra những thách thức đối với lãnh đạo của đảng.
Bạc Hy Lai dù phải chịu án tù chung thân, vẫn còn may mắn hơn rất nhiều so với Jang Song-thaek. Nhìn qua láng giềng Bắc Triều Tiên, người Trung Quốc đã may mắn hơn rất nhiều. |
Nhưng một so sánh nhanh chóng cho thấy Bạc Hy Lai được hưởng một sự bảo vệ pháp lý mà Jang Song-thaek chỉ có thể mơ ước. Bạc Hy Lai không phải chịu sự xỉ nhục như Jang Song-thaek và được chăm sóc sức khỏe tốt.
Quan trọng hơn, cách thức giới chức Trung Quốc trừng phạt ông là thông qua một biện pháp minh bạch chưa từng có ở nước này, thử nghiệm phát sóng trực tiếp phiên tòa xử Bạc Hy Lai qua Sina Weibo, một trang mạng xã hội tương tự Twitter.
Quyền được xét xử công bằng dù còn chưa hoàn hảo nhưng đã được bảo vệ khiến ngay cả những người ủng hộ hoặc có cảm tình với Bạc Hy Lai cũng không nhận thấy sự sụp đổ của ông là một cuộc đàn áp, họ cho rằng hình phạt với Bạc Hy Lai là có cơ sở.
Trong khi Bạc Hy Lai đang thụ án tù chung thân thì Jang Song-thaek bị hành quyết ngay lập tức sau khi tòa tuyên án tử hình. Việc nhanh chóng loại bỏ Jang Song-thaek là đáng lên án mạnh mẽ. Triều Tiên là một nước có chủ quyền, họ có quyền thực hiện án tử hình, nhưng bị cáo phải được đảm bảo quyền xét xử công bằng theo các quy định của pháp luật.
Thanh trừng Jang Song-thaek không có nghĩa là kết thúc câu chuyện, nhiều vụ tương tự sẽ xảy ra. Tại Triều Tiên, không ai là an toàn, kể cả Kim Jong-un, Zhou Zunyun nhận định.
Điều này cho thấy người Trung Quốc đã may mắn đã vượt qua được thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Hội nghị trung ương 3 đảng Cộng sản Trung Quốc đã định hướng rõ ràng khi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ gìn luật pháp và công bố một loạt các cải cách cơ bản về việc quản trị quốc gia bằng pháp luật.