Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm đền Yasukuni. |
Bưu điện Hoa Nam ngày 2/1 bình luận, 1 tuần sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm đền Yasukuni vào ngày kỷ niệm 1 năm nắm quyền, động lực đằng sau hành động của ông vẫn còn khó hiểu. Nhưng dù với mục đích gì, hậu quả của chuyến thăm sẽ làm phức tạp thêm việc xử lý một số vấn đề gai góc trong khu vực.
Đông Bắc Á vốn đã điêu đứng bởi những căng thẳng hàng hải Trung - Nhật ở Hoa Đông và tình trạng thất thường không đoán trước nổi của Bắc Triều Tiên, David Arase từ trung tâm liên kết đại học Johns Hopkins và đại học Nam Kinh nhận xét, đó là một hành động chính trị kỳ lạ ở Đông Á hiện nay.
Năm 2006 ông Shinzo Abe đã vượt qua đối thủ Junichiro Koizumi lên làm Thủ tướng Nhật với cam kết sẽ cải thiện quan hệ với láng giềng, Seoul và Bắc Kinh. Nhưng từ khi quay lại ghế Thủ tướng ông đã cho thấy rằng mình hối tiếc khi không được thăm đền Yasukuni và ít ai ngờ chuyến thăm diễn ra đúng ngày kỷ niệm 1 năm nhậm chức.
Michael Auslin, giám đốc nghiên cứu Nhật Bản tại Viện Doanh nghiệp Mỹ cho rằng thông điệp mạnh mẽ từ chuyến viếng đền Yasukuni là ông không còn quan tâm đến việc cải thiện quan hệ với họ.
Khả năng quản lý rủi ro trên Hoa Đông đã giảm đáng kể, thậm chí là không thể vì không có đối thoại ngoại giao trong khi Bắc Kinh và Tokyo đang tỏ ra cứng rắn hơn.
Đối với Washington, chuyến thăm đền Yasukuni của Thủ tướng Shinzo Abe mà Mỹ mô tả là một sự thất vọng thì đây là một tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Mỹ đã thất vọng không chỉ vì căng thẳng leo thang sau chuyến thăm của ông Shinzo Abe mà còn là vì khả năng cải thiện quan hệ giữa 2 đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở Đông Á, Seoul và Tokyo giờ gần như không thể. Điều này gây trở ngại cho chính sách trục châu Á của Obama.
Auslin nhận xét, với Mỹ khó khăn nhất là 2 đồng minh lớn không thể nói chuyện được với nhau, nó làm tổn hại đến kế hoạch cũng như ảnh hưởng của Mỹ.