Quan hệ Ấn Độ - Hoa Kỳ đang thay đổi nhanh chóng khi Thủ tướng Narendra Modi thực hiện chuyến viếng thăm lần thứ 4 đến đất nước cờ hoa, kề từ khi ông nắm quyền Thủ tướng Ấn Độ cách đây 2 năm.
Trong các cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Modi với Tổng thống Obama, hai bên đã thống nhất cùng hành động để thúc đẩy lợi ích chung trong nhiều lĩnh vực, nhất là hợp tác về an ninh để đối phó hiệu quả với chủ nghĩa khủng bố và đảm bảo tự do hàng hải trong khu vực.
Đặc biệt, trong chuyến thăm này ngày 8/6 ông Narendra Modi đã có bài phát biểu đầu tiên trước lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ. Trong bài phát biểu, Thủ tướng Modi đã khẳng định rằng Hoà Kỳ là đối tác không thể thiếu của Ấn Độ và có thể giúp nước này biến những rào cản thành các nhịp cầu hợp tác.
Ông Modi cho rằng Mỹ có thể giúp Ấn Độ về hiện đại hóa và tăng cường sức mạnh kinh tế, khoa học công nghệ, năng lượng tái tạo và giảm khí thải nhà kính,
Ngoài ra, ông Modi cũng khẳng định: “Ấn Độ đã sẵn sàng đảm nhiệm trọng trách đảm bảo an ninh cho khu vực Ấn Độ Dương. Một mối quan hệ Mỹ- Ấn tốt đẹp sẽ giúp đảm bảo sự thịnh vượng và ổn định từ Châu Á đến Châu Phi, từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương”.
Kể từ khi lên nhậm chức, ông Modi đã có 4 lần đến Mỹ và 7 lần gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama, theo Bloomberg ngày 8/6.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, ảnh: AP. |
Có thể thấy rằng, quan hệ Mỹ - Ấn thời Modi đã phát triển mạnh cả về chiều rộng với sự hợp tác nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, cả về chiều sâu với mức độ và tính chất của sự hợp tác trong từng lĩnh vực cụ thể. Điều này giúp cho vị thế và vai trò của cả Ấn Độ và Hoa Kỳ sẽ có những đổi thay trên trường quốc tế cùng với đó là mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên.
Tuy nhiên người viết cho rằng, khi Modi vui mừng với thành quả của mình thì Tập Cận Bình sẽ phải đau đầu vì sức ép ngày càng lớn từ sự thách thức của Modi. Điều đó khiến cho sức ép từ “Abenomics” sau khi tìm ra đột phá khẩu bình đẳng lao động, cộng hưởng với sức ép của “Modipolicies” khiến cho “tái cơ cấu” có thể bất lợi cho Trung Nam Hải.
Tài năng của Modi tạo ra bước tiến lịch sử trong quan hệ Ấn Độ - Hoa Kỳ
Nếu biết rằng, hơn hai năm trước Thủ tướng Ấn độ Narendra Modi còn đang bị cấm sang Mỹ do vi phạm tự do tôn giáo thì mới thấy sự kiện ông Modi phát biểu trước lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ ngày 8/6/2016 có ý nghĩa lớn lao như thế nào.
Bài phát biểu lịch sử của Thủ tướng Modi đánh dấu một bước phát triển dài trong quan hệ Mỹ - Ấn thời Modi, theo nhận định của Bloomberg.
Có thể thấy rằng, lịch sử quan hệ Ấn Độ - Hoa Kỳ đã thực sự thay đổi, bắt đầu từ khi đảng BJP do Modi lãnh đạo chiến thắng và chiếm đa số ghế trong Quốc hội qua cuộc tổng tuyển cử năm 2014 và ông chính thức trở thành Thủ tướng Ấn Độ vào tháng 5 năm đó.
Với tài năng và sự khôn khéo của mình, ông Modi đã biến rào cản thành nhịp cầu hợp tác Ấn – Mỹ.
Từ một cái nhìn thực tế và đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, chính trị gia ôn hoà Narendra Modi đã nhanh chóng thực hiện phương châm “ biến thù thành bạn, biến đối thủ thành đối tác, biến chiến trường thành thị trường” để có thể khai thác tốt nhất những lợi thế mà Ấn Độ có được nhưng bị lãng phí trong một thời gian khá dài.
Người viết từng phân tích sự khôn khéo và linh hoạt của Thủ tướng Modi khi thực hiện chuyến thăm mang tính “ngoại giao bất quy tắc” tới Pakistan ngay trong dịp sinh nhật Thủ tướng nước này, ông Nawaz Sharif hồi cuối năm 2015. Sự kiện ấy mở ra cơ hội cho nhiều đối tác có thế hưởng lợi ích “kép” khi “chỉ cần chìa ra một bàn tay mà có thể bắt được cả hai tay nóng hổi”.
Nay Thủ tướng Modi lại cho thấy sự tinh tế và hiệu quả trong hoạt động ngoại giao sắc sảo của mình qua chuyến thăm Hoa Kỳ lần này. Ông Modi thực hiện chuyến thăm tới cường quốc số một thế giới sau khi đã có chuyến thăm mang tính bước ngoặt tới Iran – kẻ thù nguy hiểm nhất của Mỹ tại Trung Đông.
Những thoả thuận hợp tác Iran - Ấn Độ sau chuyến thăm của ông Modi tới Teheran có thể không mang lại lợi ích trực tiếp cho Washington, nhưng nó lại cực kỳ quan trong với chiến lược ngoại giao quốc tế của Hoa Kỳ.
Quan hệ New Delhi – Teharan phát triển tốt đẹp thì hiệu ứng trong quan hệ đó sẽ khiến Washington có kênh vững chắc trong việc chuyển thông điệp tới Teheran.
Vì vẫn coi Iran là kẻ thù nguy hiểm và vẫn có kế hoạch “phòng hơn thủ” nên Mỹ phải nhờ Ấn Độ “xem chừng” giúp “cường quốc quân sự Trung Đông” này. Do vậy, quan hệ New Delhi – Teharan càng nồng ấm thì lợi ích của Washington có được càng nhiều, nhất là việc hiệu chỉnh Teheran thông qua kích thích lợi ích từ New Delhi.
Bên cạnh đó, việc New Delhi tăng cường hợp tác với Teheran khiến cho vai trò điều tiết giá dầu của Bắc Kinh giảm đi, từ đó giảm sự tác oai tác quái của Tập Cận Bình với kinh tế và chính trị thế giới qua công cụ đặc biệt này. Đúng là “nhất cử” của New Delhi mang lại “lưỡng tiện” cho Washington và các đồng minh chiến lược của mình.
Và Thủ tướng Modi đã ngay lập tức tặng món quà ấy cho Washington khi thực hiện chuyến thăm lần thứ 4 tới xứ cờ hoa ngay tiếp sau chuyến công du tới xứ dầu mỏ. Đúng là không còn gì ý nghĩa hơn.
Người viết cho rằng, Nawaz Sharif đã “tham bát bỏ mâm” khi ngả hẳn về Bắc Kinh, không khai thác cơ hội được tạo ra nhờ món quà mà Modi tặng qua chuyến thăm “ngoại giao bất quy tắc”.
Tuy nhiên, với Washington thì món quà mà New Delhi mang tới cho họ qua chuyến thăm lần thứ 4 của Modi tới nước này, sẽ được họ khai thác triệt để, để có thể nâng giá trị của món quà ấy lên gấp nhiều lần.
Tại sao Mỹ lo nền kinh tế Trung Quốc sắp sụp đổ? |
Điều đó thì có lẽ kết quả các cuộc hội đàm Barak Obama – Narendra Modi và nội dung bài phát biểu lịch sử của Thủ tướng Modi trước lưỡng viện Hoa Kỳ cũng không thể khái quát hết được.
Không khó nhận diện những hướng chuyển động của quan hệ Ấn Độ - Hoa Kỳ trong thời gian tới mà mục tiêu là khai thác tối đa lợi thế của Ấn Độ với thị trường không lồ hơn 1 tỷ người và đang bước vào giai đoạn phát triển bùng nổ.
Năm 2015, Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và có thể điều ấy sẽ được xác lập trong một thời gian nữa.
Ấn Độ càng phát triển thì khả năng thách thức của New Delhi gửi tới Bắc Kinh càng mạnh mẽ và Washington càng hưởng được nhiều lợi ích từ hai “đối tác không thể liên minh” này.
Có lẽ không quá lời khi cho rằng đó mới là mục đích quan trọng nhất mà Washington hướng tới trong việc nâng tầm quan hệ với New Delhi - Ấn Độ phải dần thay thế ảnh hưởng của Trung Quốc với kinh tế toàn cầu.
Tóm lại, tài năng của Nareadra Modi đã giúp thực sự giúp cho Ấn Độ chuyển mình, có thể vùng dậy sau bao năm “ngủ quên trong chiến thắng” và nâng tầm quan hệ Ấn Độ - Hoa Kỳ là chìa khoá giúp cho Modi hiện thực hoá điều ấy.
Modi đã quá ân tượng với “ngoại giao bất quy tắc”, nay ông lại khiền người ta ngưỡng mộ “khi biến rào cản thành nhịp cầu hợp tác” trong chuyến thăm lần thứ 4 tới Hoa Kỳ.
Tham bát bỏ mâm, xem thường Narendra Modi sẽ khiến Bắc Kinh trả giá
Có thể thấy rằng, việc Narendra Modi thách thức Tập Cận Bình - mà đúng ra là trả đũa – đã rất nguy hại cho Bắc Kinh. Nếu như Abe tuyệt vời như thế nào trong đột phá khẩu vào bình đẳng lao động để cứu Abenoimics thì Modi tuyệt vời không kém khi biến rào cản thành nhịp cầu hợp tác để khẳng định công hiệu của Modipolicies.
Và dù tính chất là khác nhau nhưng tác dụng của hai bước đột phá ấy đều hướng tới vô hiệu hoá tái cơ cấu của Tập Cận Bình.
Qua chuyến thăm Hoa Kỳ lần thứ 4 này, Modi đã chính thức chĩa mũi tên vào cả Islamabad và Bắc Kinh khi liên minh Tập Cận Bình – Nawaz Sharif gây hiệu ứng xấu cho Modipolicies. Theo truyền thông quốc tế thì Narendra Modi đã “chỉ mặt gọi tên” cả Pakistan và Trung Quốc khi tiếp xúc với chính giới Hoa Kỳ.
“Trong bài phát biểu trước lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ, ông Modi không quên ám chỉ Pakistan là nơi dung dưỡng cho chủ nghĩa khủng bố. Theo ông Modi, mặc dù khủng bố được biết đến với nhiều cái tên khác nhau, nhưng chắc chắc chúng đang được dung dưỡng tại một số quốc gia láng giềng của Ấn Độ.
Trong một phát biểu gián tiếp khác, ông Modi cũng đã kêu gọi Trung Quốc nên tôn trọng những giá trị chung toàn cầu và tôn trọng các chuẩn mực quốc tế”, theo Bloomberg.
Như vậy là Narendra Modi đã ra đòn trực diện với Tập Cận Bình và khi Modi vui mừng với kết quả có được trong quan hệ Mỹ - Ấn thì Tập Cận Bình đang phải đau đầu với bế tắc trong quan hệ Mỹ - Trung khi cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung Quốc – Hoa Kỳ lần thứ 8 kết thúc mà không mang lại kết quả như Bắc Kinh mong muốn.
Việc Modi nâng tầm được quan hệ của New Delhi với Washington thực sự đã đe doạ tới vị thế và vai trò của Bắc Kinh trong quan hệ quốc tế và qua đó quyền lợi của Trung Quốc chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Có thể thấy rằng, tất cả những kỳ vọng của Tập Cận Bình khi khởi phát tái cơ cấu nền kinh tế đều hướng vào khả năng Ấn Độ sẽ giúp cho Trung Quốc giảm tối đa thiệt hại khi hạ nhiệt phát triển nóng.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: tibetanreview.net. |
Song nay những kỳ vọng ấy có thể đã tan thành mây khói, khi New Delhi không thể là “sân sau” để Bắc Kinh khai thác lợi ích từ những chính sách của mình.
Ấn Độ có thể không còn là nơi những công xưởng rộn tiếng Hoa ngày đêm vang tiếng máy để có thể khiến Bắc Kinh “ăn ngon ngủ yên” khi những đại công trường tại Trung Hoa đại lục giảm khói bụi, tiếng ồn.
Ấn Độ sẽ không còn là nơi mà Tập Cận Bình hy vọng những đồng tiền của AIIB sinh lời với tỷ suất cao nhất, với số lượng nhiều nhất trong trường hợp Bắc Kinh biến New Delhi thành con nợ mua dầu và sử dụng dầu cho sản xuất trong những công xưởng rộn tiếng Hoa, rồi mang lợi nhuận hai đầu về cho Trung Nam Hải.
Đặc biệt, nguy cơ BRICS tan rã đã hiển hiện chứ không còn mơ hồ hay đoán non đoán già nữa, khi New Delhi “lại phải” trở thành đối thủ của Bắc Kinh.
Có thể nhận định rằng Ấn Độ đang là đối tác quan trọng nhất của Bắc Kinh trong định chế đặc biệt này. Bởi lẽ, Nga thì đang trong vòng vây cấm vận và khó khăn ngập đầu chưa biết lúc nào vơi.
Brazil thì cả chính trường và thị trưởng đều đang ngả nghiêng trong một cuộc đại khủng hoảng mà chưa biêt khi nào bình minh mới ló dạng.
Còn Nam Phi thì những hệ luỵ do “hành động dần rời xa lý tưởng” đang khiến ANC đối mặt với nguy cơ có thể phải rời bỏ vũ đài chính trị, nếu bài học của Modi được những lực lượng đối lập tại nước này vận dụng thành công.
Vậy là Ấn Độ và Trung Quốc chẳng khác gì “thủ túc” trong BRICS, song vì “tham bát bỏ mâm” mà Tập Cận Bình đã cắt phăng cái cánh tay đầy lợi hại của mình.
Từ khi BRICS ra đời, Bắc Kinh luôn sử dụng định chế này như một công cụ để gây áp lực với G-7 bởi những lợi thế trời cho là thị trường tiêu thụ khổng lồ và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đáng ngưỡng mộ. Nay thì Modi đã không còn cho Tập Cận Bình hưởng lợi từ BRICS nữa.
Đặc biệt, Ấn Độ đang tăng cường quan hệ với ASEAN, mà gần đây nhất là chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Quốc phòng nước này tới Việt Nam. Động thái này đã như một lời cảnh báo về việc hình thành tứ giác: Mỹ - Nhật – Úc - Ấn, tạo thế quây Nga – Trung trong rọ Biển Đông.
Như vậy là, con đường tơ lụa của Tập Cận Bình có thể bị hiệu ứng bởi những bước đi của Modi ngăn cản cả hai đường thuỷ - bộ.
Khi quan hệ Ấn Độ - Hoa Kỳ được nâng tầm có thể giúp Washington tạo được liên minh bao quanh cả Thái Bình Dương – Đại Tây Dương - Ấn Độ Dương mà New Delhi có thể là miếng ghép hoàn hảo cho liên minh ấy.
Tài năng của Modi đã bị Tập Cận Bình xem thường nên có thể Bắc Kinh phải lãnh hậu quả. Làm sao cản bước Modi có thể vừa là câu hỏi, vừa là nỗi đau và vừa là nỗi thấm thía cho Tập Cận Bình và những lãnh đạo hàng đầu Bắc Kinh.