Trải qua hơn 20 năm đổi mới, những đóng góp của ngành nông nghiệp với nền kinh tế được khẳng định. Năm 2012, mức đóng góp của nông nghiệp chiếm 22% GDP. Tuy nhiên, thống kê cho thấy, tăng trưởng GDP nông nghiệp đã giảm từ 4,5%/năm trong giai đoạn 1995-2000 xuống còn 3,8%/năm giai đoạn 2000-2005; 3,4%/năm giai đoạn 2006-2011 và chỉ còn 2,7%/năm trong năm 2012. Bên cạnh đó, có một nghịch lý là khi tỷ trọng đóng góp vào GDP của ngành nông nghiệp bình quân trên 17% nhưng tổng vốn đầu tư cho ngành chỉ chiếm khoảng 13,8% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2000, giảm còn 7,5% vào năm 2005 và còn 6,45% vào năm 2008; 6,15% vào năm 2010, năm 2011 chỉ ở mức 5,98%và cũng chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu của toàn ngành.
Nông nghiệp Việt Nam phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của Việt Nam (ảnh nguồn Internet) |
Tuy nhiên những đóng góp đó chưa tương xứng với những điều kiện tự nhiên ưu đãi cho việc phát triển nông nghiệp tại Việt Nam. Nhìn vào bức tranh tổng quát của nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay, TS Nguyễn Đăng Nghĩa - Giám đốc trung tâm nghiên cứu Đất - Phân Bón & Môi Trường phía Nam, người đã có 33 năm làm việc nghiên cứu nông nghiệp, cho rằng: “Đó là bức tranh trừu tượng mà ai muốn hiểu thế nào cũng được song trong đó màu xám lớn hơn...”.Nền nông nghiệp Việt Nam là bức tranh trừu tượng nhiều màu xám? Theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa, nếu nhìn vào những thành tích hay con số qua báo cáo trong thời gian qua nhiều người cảm thấy như nông nghiệp Việt Nam đang phát triển rất mạnh và bền vững nhưng đây là bức tranh nhiều màu mà người ta cần phải xem xét thật kỹ để đánh giá tài năng của người vẽ. Vấn đề then chốt của nông nghiệp Việt Nam vẫn là những câu hỏi thường trực: Phải có một nền nông nghiệp ổn định? Làm sao phải cho đời sống của nông dân được cải thiện và xứng với công sức mà họ đã đóng góp cho các thành tích đã báo cáo? Làm sao đó chúng ta phải giữ chân và thu hút thêm lực lượng thanh niên nông thôn ở lại yên tâm sản xuất nông nghiệp và có thể làm giàu trên chính làng xã của mình? “Nếu cứ như tình hình hiện nay, nông nghiệp sẽ càng ngày càng tụt dốc, đáng báo động của bức tranh nông nghiệp là sự thiếu ổn định và bền vững, nguy cơ làm ô nhiễm đất đai trồng trọt và môi trường nông thôn. Hậu quả này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và đe dọa tương lai của sản xuất nông nghiệp”, TS Nguyễn Đăng Nghĩa lo ngại.
TS. Nguyễn Đăng Nghĩa- Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đất- Phân bón & Môi trường phía Nam (ảnh Trương Sa) |
Một trong những tồn tại lâu nay được nói đến những vẫn chưa có lời giải trong nông nghiệp đó là giải quyết bế tắc giữa cung – cầu. Nói cách khác nông nghiệp chúng ta hiện nay vẫn để cho tự phát. Ở cấp quản lý vĩ mô vẫn chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp mà không làm chủ được đầu ra thì không bao giờ làm chủ được đầu vào.
Vị đắng quán quân xuất khẩu gạo
Biết rõ cả điểm yếu, điểm mạnh vì sao DN cà phê Việt vẫn lao đao?
Vicofa chỉ ra 3 yếu điểm có thể khiến ngành cà phê VN "đi vào ngõ cụt"
Nói đến câu chuyện nông nghiệp Việt Nam, không thể không nói đến lúa gạo. Theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa, lúa là cây lương thực chính đưa Việt Nam vào “top” nhất nhì thế giới nhưng thử hỏi cây lúa đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế, thay đổi đời sống của nông dân hay chưa? “Chúng ta cứ kể thành tích rằng chúng ta xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới nhưng chúng ta mới chỉ tham gia phần xuất khẩu gạo nhằm góp phần đảm bảo an ninh lương thực thế giới, an ninh lương thực quốc gia chứ chúng ta chưa đưa sản phẩm gạo Việt Nam lên tầm thương phẩm, gạo hàng hóa có giá trị cao mà nếu không khéo chúng ta sẽ trở thành quốc gia bảo hộ lúa gạo cho thế giới”, TS Nghĩa nêu bất cập. “Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cây lúa mang lại hiệu quả kinh tế thấp nhất trong tất cả các loại cây trồng, vì thế chúng ta cũng đừng quá tự hào viển vông về một nền “văn minh lúa nước”, cũng chẳng cần thiết phải tự hào rằng quốc gia trồng lúa nhất nhì thế giới… Cái quan trọng là phải làm sao cải thiện được đời sống của nông dân trồng lúa, thay đổi bộ mặt nông thôn. Hai yếu tố đó luôn song hành với nhau”, TS Nguyễn Đăng Nghĩa nói. Bất cập nữa trong nông nghiệp được TS Nguyễn Đăng Nghĩa chỉ ra: “Một loạt các chính sách nhiều khi không nhất quán, thiếu quy hoạch dài hơi và có “tầm nhìn”, lúc chúng ta muốn giữ đất để trồng lúa, để đảm bảo an ninh lương thực... lúc lại chuyển đổi đất lúa sang trồng cây hoa màu khác. Hay việc thay đổi các chỉ tiêu hạn điền, giải pháp tích tụ ruộng đất cho việc tổ chức sản xuất cứ lẩn quẩn, loanh quanh? Tiếp theo đó là vấn đề quản lý, kiểm soát vật tư cho phục vụ sản xuất nông nghiệp như thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống còn rất nhiều bất cập. Tình trạng thuốc BVTV, phân bón, giống kém chất lượng đã không còn là câu chuyện lạ. Nền nông nghiệp ta phụ thuộc rất nhiều đầu vào của thế giới, doanh nghiệp nước ngoài làm giàu ngay trên đất của mình. “Chúng ta tự hào đất nước trồng lúa nước, chính phủ đã chi phí một khoản khá lớn cho công tác nghiên cứu và sản xuất giống lúa nhưng hiện tại có rất nhiều tỉnh vẫn phải nhập giống lúa lai khá nhiều”, TS Nghĩa cho biết.
Nền nông nghiệp Việt Nam còn thiếu những "nhạc trưởng" Từng nhiều lần đến thăm Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Israel - ông Yair Shamir cho rằng, Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp đầy tiềm năng. Để hướng tới nền nông nghiệp công nghệ cao, việc đầu tiên Việt Nam cần làm là xây dựng năng lực cho người nông dân trong kỹ thuật, canh tác và sản xuất...
Nền nông nghiệp Việt Nam còn thiếu những "nhạc trưởng" Từng nhiều lần đến thăm Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Israel - ông Yair Shamir cho rằng, Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp đầy tiềm năng. Để hướng tới nền nông nghiệp công nghệ cao, việc đầu tiên Việt Nam cần làm là xây dựng năng lực cho người nông dân trong kỹ thuật, canh tác và sản xuất...
Câu chuyện lực lượng sản xuất nông nghiệp hiện nay là vấn đề bất cập được TS Nguyễn Đăng Nghĩa chỉ ra, trong khi để đưa nông nghiệp phát triển đi lên cần phải có khoa học kỹ thuật mà lực lượng lao động trẻ thanh niên chính là lực lượng tiếp nhận nhanh nhất khoa học kỹ thuật thì hầu hết đã bỏ lên các khu công nghiệp, thành phố: “Thử hỏi khoa học kỹ thuật sẽ chuyển giao cho ai? Lớp người có khả năng tiếp thu tốt nhất lại bỏ đi khu công nghiệp như vậy nông nghiệp chúng ta làm sao có thể phát triển trở thành nền nông nghiệp phát triển ổn định chứ chưa nói đến công nghệ cao như Israel”.
Xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới nhưng giá lúa gạo Việt Nam lại thuộc dạng thấp nhất thế giới, đây là bất hợp lý trong nông nghiệp Việt Nam hiện nay (ảnh nguồn Internet) |
Từ việc thiếu lao động khiến giá nhân công ở nông thôn lên rất cao trong khi máy móc cơ giới hóa không đáp ứng được. Từ việc nhân công cao khiến giá thành đội lên trong khi giá đấu ra của nông sản thì lên xuống không ổn định dẫn đến cuộc sống bấp bênh của người nông dân, được vụ nào yên tâm vụ đó còn. Đây cũng là lý do mà đã có rất nhiều nông dân ở nhiều vùng bỏ ruộng hoang.
Theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa: Nông nghiệp Việt Nam hiện nay đang thiếu các "nhạc trưởng” ở tầm vĩ mô, vi mô.
Ở tầm vĩ mô, nông nghiệp Việt Nam đang thiếu quy hoạch tổ chức, thiếu xúc tiến thương mại để xác định được đầu ra, ổn định đầu vào từ đó mới quy hoạch được các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung. Chúng ta cũng thiếu khả năng dự báo thị trường một cách chính xác để có thể qui hoạch vùng nguyên liệu rõ ràng tránh tình trạng được mùa rớt giá. Ví dụ việc giá lúa gạo tăng giảm phập phùng khiến người nông dân gặp khó khăn, dù chính phủ đã mua tạm trữ lúa gạo nhưng cái tạm trữ đó không đáng là bao, hơn nữa liệu việc mua tạm trữ đó có giúp được người nông dân hay chỉ vào tay doanh nghiệp.
Ở tầm vi mô, nông nghiệp Việt Nam đang thiếu rất nhiều các nông sản tinh chế, thừa sản phẩm thô. “Chúng ta tự hào xuất khẩu gạo nhiều, xuất khẩu cà phê nhiều nhưng giá bao giờ cũng rẻ nhất, còn khá nhiều các sản phẩm từ thủy sản, lâm nghiệp, chăn nuôi cũng xuất đi với giá rẻ hơn khá nhiều so với các nước lân cận. Từ đó dẫn đến hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp thấp, phân khúc giá trị gia tăng của nông sản là chế biến thì chúng ta lại nhường cho nước ngoài vì chúng ta xuất khẩu thô, thậm chí chúng ta nhường nguồn lợi giá trị gia tăng ấy cho doanh nghiệp nước ngoài đang đóng ngay tại Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài thắng ngay tại Việt Nam, sau đó họ bán lại sản phẩm đã qua chế biến với giá gấp cả chục lần tại chính Việt Nam.
Vì vậy chỉ có sử dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị gia tăng của các loại nông sản Việt Nam thì mới đem lại hiệu quả kinh tế. Hai khâu yếu nhất trong nông nghiệp Việt Nam hiện nay là cơ giới hóa trong sản xuất và công nghệ sau thu hoạch bao gồm chế biến, bảo quản xuất khẩu”, TS.Nguyễn Đăng Nghĩa nêu bất cập.
Theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa: Nông nghiệp Việt Nam hiện nay đang thiếu các "nhạc trưởng” ở tầm vĩ mô, vi mô.
Ở tầm vĩ mô, nông nghiệp Việt Nam đang thiếu quy hoạch tổ chức, thiếu xúc tiến thương mại để xác định được đầu ra, ổn định đầu vào từ đó mới quy hoạch được các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung. Chúng ta cũng thiếu khả năng dự báo thị trường một cách chính xác để có thể qui hoạch vùng nguyên liệu rõ ràng tránh tình trạng được mùa rớt giá. Ví dụ việc giá lúa gạo tăng giảm phập phùng khiến người nông dân gặp khó khăn, dù chính phủ đã mua tạm trữ lúa gạo nhưng cái tạm trữ đó không đáng là bao, hơn nữa liệu việc mua tạm trữ đó có giúp được người nông dân hay chỉ vào tay doanh nghiệp.
Ở tầm vi mô, nông nghiệp Việt Nam đang thiếu rất nhiều các nông sản tinh chế, thừa sản phẩm thô. “Chúng ta tự hào xuất khẩu gạo nhiều, xuất khẩu cà phê nhiều nhưng giá bao giờ cũng rẻ nhất, còn khá nhiều các sản phẩm từ thủy sản, lâm nghiệp, chăn nuôi cũng xuất đi với giá rẻ hơn khá nhiều so với các nước lân cận. Từ đó dẫn đến hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp thấp, phân khúc giá trị gia tăng của nông sản là chế biến thì chúng ta lại nhường cho nước ngoài vì chúng ta xuất khẩu thô, thậm chí chúng ta nhường nguồn lợi giá trị gia tăng ấy cho doanh nghiệp nước ngoài đang đóng ngay tại Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài thắng ngay tại Việt Nam, sau đó họ bán lại sản phẩm đã qua chế biến với giá gấp cả chục lần tại chính Việt Nam.
Vì vậy chỉ có sử dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị gia tăng của các loại nông sản Việt Nam thì mới đem lại hiệu quả kinh tế. Hai khâu yếu nhất trong nông nghiệp Việt Nam hiện nay là cơ giới hóa trong sản xuất và công nghệ sau thu hoạch bao gồm chế biến, bảo quản xuất khẩu”, TS.Nguyễn Đăng Nghĩa nêu bất cập.
TS Nghĩa cho rằng, để phát triển bền vững nông nghiệp Việt Nam phải có quy hoạch và tổ chức xây dựng lực lượng sản xuất, mối quan hệ sản xuất. Phải có những doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào nông nghiệp ngay từ đầu đến cuối như mô hình sản xuất liên kết tiêu thụ nông sản của công ty CP BVTV An Giang (Tổ chức “Cánh đồng mẫu lớn”), mô hình của công ty Nông trại Sinh thái-Ecofarm (Tổ chức "Cánh đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản”)...
“Nếu không có đổi mới sáng tạo trong tư duy chính sách của người làm công tác quản lý, chỉ đạo ngành nông nghiệp thì nông nghiệp Việt Nam sẽ còn thiếu những “cú hích”. Tính từ khi đổi mới đến nay ngoài cú hích của “khoán mười” đã mang lại thay đổi khá rõ, còn giai đoạn sau này thì vẫn chưa thấy cái gì mang lại cú hích như vậy”, TS Nghĩa kết luận.
Hoàng Lực