Việt Nam được biết đến là quốc gia có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Đây là tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Bằng những nỗ lực qua hơn 20 năm thực hiện đổi mới, diện mạo đất nước Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi và phát triển.
Tuy nhiên những thành tựu phát triển đó chưa tương xứng với điều kiện thuận lợi có sẵn. Những con số khách quan do Tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu (World Intellectual Property Organization - WIPO thuộc LHQ) công bố những năm qua cho thấy, dường như Việt Nam đang dần thụt lùi về nửa dưới bảng xếp hạng của thế giới và các nước láng giềng về chỉ số đổi mới/sáng tạo.
Thứ bậc của Việt Nam trên bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu dần sụt giảm. Năm 2011, chúng ta từng vui mừng khi trên bảng chỉ số đổi mới/sáng tạo toàn cầu, Việt Nam vượt lên đứng thứ 51 trong 125 nước. Nhưng niềm vui ấy "ngắn chẳng tầy gang", năm 2012 ta lại tụt sâu xuống nửa dưới của thế giới, thứ 76 trên 141 nước và thứ hạng đó vẫn yên vị trong năm 2013.
Trong 5 năm gần đây, lần lượt chỉ số đổi mới/sáng tạo của Việt Nam sụt giảm từ vị trí 65/153 quốc gia năm 2008, 64/130 năm 2009, 71/132 năm 2010, tăng đáng kể lên thứ 51/125 năm 2011 đến giảm sâu xuống vị trí 76/141 năm 2012.
So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam cũng chỉ đứng giữa bảng xếp hạng (ví trí thứ 5). Những nước được đánh giá có chỉ số đổi mới/sáng tạo cao hơn Việt Nam gồm Singapore (hạng 8), Malaysia (32), Thái Lan (57) và Brunei (74).
Kết quả đánh giá này được tổng hợp từ 84 chỉ tiêu trong các lĩnh vực: Thể chế; Nguồn nhân lực và năng lực nghiên cứu; Kết cấu hạ tầng; Sự tinh tế của thị trường và doanh nghiệp; Sản phẩm tri thức và công nghệ; Sản phẩm sáng tạo…
Nếu so sánh điểm số của Việt Nam với Singapore, dường như sự chênh lệch rất lớn khi trí tuệ sáng tạo của ta chỉ bằng trên dưới một nửa của Singapore, và càng ngày càng lùi xa. Ngay cả năm 2011 mà chúng ta vui mừng, thì qua cách đánh giá bằng điểm số, chất lượng của thứ hạng vượt lên trung bình năm đó cũng không thực chất, vì khoảng cách với Singapore về điểm số lại giãn ra chứ không thu hẹp như vị trí thứ hạng.
Tuy nhiên những thành tựu phát triển đó chưa tương xứng với điều kiện thuận lợi có sẵn. Những con số khách quan do Tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu (World Intellectual Property Organization - WIPO thuộc LHQ) công bố những năm qua cho thấy, dường như Việt Nam đang dần thụt lùi về nửa dưới bảng xếp hạng của thế giới và các nước láng giềng về chỉ số đổi mới/sáng tạo.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có hoạt động sáng tạo tích cực cùng với những nước khác như Trung Quốc và Ấn Độ trong năm 2012. Ảnh: TTXVN. |
Thứ bậc của Việt Nam trên bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu dần sụt giảm. Năm 2011, chúng ta từng vui mừng khi trên bảng chỉ số đổi mới/sáng tạo toàn cầu, Việt Nam vượt lên đứng thứ 51 trong 125 nước. Nhưng niềm vui ấy "ngắn chẳng tầy gang", năm 2012 ta lại tụt sâu xuống nửa dưới của thế giới, thứ 76 trên 141 nước và thứ hạng đó vẫn yên vị trong năm 2013.
Trong 5 năm gần đây, lần lượt chỉ số đổi mới/sáng tạo của Việt Nam sụt giảm từ vị trí 65/153 quốc gia năm 2008, 64/130 năm 2009, 71/132 năm 2010, tăng đáng kể lên thứ 51/125 năm 2011 đến giảm sâu xuống vị trí 76/141 năm 2012.
So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam cũng chỉ đứng giữa bảng xếp hạng (ví trí thứ 5). Những nước được đánh giá có chỉ số đổi mới/sáng tạo cao hơn Việt Nam gồm Singapore (hạng 8), Malaysia (32), Thái Lan (57) và Brunei (74).
Kết quả đánh giá này được tổng hợp từ 84 chỉ tiêu trong các lĩnh vực: Thể chế; Nguồn nhân lực và năng lực nghiên cứu; Kết cấu hạ tầng; Sự tinh tế của thị trường và doanh nghiệp; Sản phẩm tri thức và công nghệ; Sản phẩm sáng tạo…
Việt Nam đứng sau Singapore, Malaysia, Thailand về chỉ số đổi mới sáng tạo |
Nếu so sánh điểm số của Việt Nam với Singapore, dường như sự chênh lệch rất lớn khi trí tuệ sáng tạo của ta chỉ bằng trên dưới một nửa của Singapore, và càng ngày càng lùi xa. Ngay cả năm 2011 mà chúng ta vui mừng, thì qua cách đánh giá bằng điểm số, chất lượng của thứ hạng vượt lên trung bình năm đó cũng không thực chất, vì khoảng cách với Singapore về điểm số lại giãn ra chứ không thu hẹp như vị trí thứ hạng.
Để đưa ra chỉ số Đổi mới/sáng tạo WIPO dựa vào 7 tiêu chí cơ bản gồm có: Các tổ chức nhà nước, Nguồn lực con người, Cơ sở hạ tầng, Độ chín của thị trường, Mức hoàn thiện của kinh doanh, Kết quả khoa học (Scientific outputs) và Thành quả sáng tạo (Creative outputs).
Theo công bố của WIPO, về điểm và thứ hạng của các tiêu chí Tổ chức, Vốn con người và Đầu ra sáng tạo cho thấy tiêu chí Tổ chức nhà nước Việt Nam năm 2012 đứng ở vị trí 112/141 nước. Tương tự đánh giá vốn về con người cho thấy, Việt Nam ở mức thấp 107/141, đáng tự hào nhất là đầu ra sáng tạo của Việt Nam luôn ở nửa trên bảng xếp hạng 59/14. Điều này có thể khẳng định không phải do con người Việt Nam kém cỏi mà là do sự bất cập của Tổ chức quản lý nhà nước và sự yếu kém trong chăm lo đầu tư cho Vốn con người.
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 và tiếp tục phát triển những năm sau đó, khoa học công nghệ giữ vị trí then chốt và đội ngũ trí thức cũng ngày càng có vai trò to lớn hơn. Tuy nhiên nhìn khách quan thì nền khoa học công nghệ Việt Nam hiện đang ở vị thế rất thấp so với các nước, ngay cả so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Những số liệu thống kê cho thấy điều đó: Trong khi nước ta có một đội ngũ trí thức rất lớn (khoảng 9.000 giáo sư, phó giáo sư và hàng trăm ngàn tiến sỹ, thạc sĩ...), thậm chí còn lớn hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á, nhưng vị thế của nền khoa học nước ta lại mất tương xứng lớn: Theo báo cáo tình hình khoa học thế giới do UNESCO thực hiện, có 145 quốc gia được xếp hạng về kinh tế tri thức thì Việt Nam ở vị trí 106/145.
Mặt khác, theo thống kê Viện Thông tin khoa học (ISI), trong 15 năm qua (1996 – 2011) Việt Nam mới có 13.172 ấn phẩm khoa học công bố trên các tập san quốc tế có bình duyệt, mới bằng 1/5 của Thái Lan (69.637), bằng 1/6 của Malaysia (75.530) và bằng 1/10 của Singapore (126.530)... Trong khi đó, dân số Việt Nam gấp 17 lần Singapore, gấp 3 lần Malaysia và gần gấp 1,5 lần Thái Lan...
Có lẽ trong các chỉ số đánh giá về Việt Nam thì chỉ số phát triển công nghệ thông tin - truyền thông (CNTT-TT) của Việt Nam là được xem là đáng tự hào. Theo công bố Sách trắng CNTT-TT năm 2012, Việt Nam đã vươn lên xếp vị trí thứ tư khu vực Đông Nam Á, và đứng thứ 12/27 nước châu Á – Thái Bình Dương. Cũng theo số liệu từ Sách trắng, tổng doanh thu công nghiệp CNTT Việt Nam năm 2012 đạt 25,5 tỷ USD, tăng tới 86% so với năm 2011.
Hồng Minh