Ai dám trái lệnh Thủ tướng?

01/01/2017 07:27
QUỐC TOẢN (THỰC HIỆN)
(GDVN) - Cục trưởng Phạm Trọng Đạt nhận định với chỉ đạo của Thủ tướng, việc tặng quà tết sẽ giảm đi, đồng thời hạn chế được yếu tố không lành mạnh trong việc tặng quà.

LTS: Quà biếu, tặng quà tết được xem như một nét văn hóa truyền thống của dân tộc, với ý nghĩa cử cao đẹp, thể hiện sự kính trọng, sự chia sẻ, thái độ ứng xử giữa con người với con người...

Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, giá trị truyền thống tốt đẹp đó dần bị "biến dạng", thay vào đó là sự vụ lợi có chủ đích.

Xét ở góc độ khác, món quà tết với giá trị vật chất lớn (tiền, hiện vật), phần nào trở thành gánh nặng của người tặng (biếu).

Mặt khác, cũng không loại trừ việc người biếu quà, tặng quà để nịnh nọt, xin xỏ những thứ có lợi cho mình, thực hiện các hành vi không phù hợp với quy chuẩn đạo đức xã hội (dùng quà biếu để hối lộ xin việc, thăng quan, tiến chức…).

Vậy, giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng tặng quà tết không đúng quy định.

Để làm rõ hơn vấn đề này, hôm 30/12, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ.

PV: Theo ông, dấu hiệu nào để nhận biết việc tặng, nhận quà tết có dấu hiệu không lành mạnh?

Cục trưởng Phạm Trọng Đạt: Từ năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 64/2007/QĐ-TTg về quy chế tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức.

Điều này đồng nghĩa với việc cấm dùng tiền ngân sách

Ai dám trái lệnh Thủ tướng? ảnh 1

Người dân vừa nhận tiền đền bù thì cán bộ đến "xin" lại gần một nửa

để mua quà tặng nhau, dù là dùng 1.000 đồng tiền ngân sách nhà nước để mua quà tặng cho cán bộ, công chức, viên chức cũng là vi phạm.

Trong trường hợp dùng tiền túi để mua quà tặng cho cán bộ trong dịp tết nhằm đạt được mục đích nào đó, mưu lợi cá nhân, có dấu hiệu tham nhũng cũng là vi phạm nguyên tắc

Tuy nhiên, phát hiện việc tặng quà tết trái quy định là việc không dễ dàng vì vấn đề này còn liên quan tới phong tục, tập quán, truyền thống dân tộc.

Không ai cấm chuyện người ta đến chúc tết, tặng quà nhau bằng tình cảm.

Việc cho/mừng tuổi nhau vài ba trăm nghìn, hoặc những thứ có giá trị vật chất nhỏ, thì đó là chuyện hết sức bình thường phù hợp với phong tục của dân tộc.

Cục trưởng Cục chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt (ảnh đăng trên Báo Thanh tra).
Cục trưởng Cục chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt (ảnh đăng trên Báo Thanh tra).

Tuy nhiên, có những trường hợp người ta lợi dụng vào việc tặng/biếu quà với giá trị vật chất lớn để phục vụ cho mục đích, ý đồ không lành mạnh. Bởi lẽ, có những trường hợp người ta có thân thiết gì với nhau đâu mà tặng, biếu tài sản lớn đến thế.

Tặng nhiều những thứ có giá trị vật chất lớn như thế là có vấn đề rồi còn gì nữa! Hay nói cách khác, làm gì có chuyện bỗng dưng người ta tặng nhau số tài sản lớn đâu!

Trong trường hợp này, người được nhận quà phải xem xét, đặt câu hỏi rằng, người ta tặng quà cho mình với mục đích gì? hay có ý đồ gì không tốt? hay tặng quà, biếu quà để nhờ vả, chạy trọt công việc? 

Tuy nhiên muốn phát hiện việc tặng quà không lành, vi phạm phải xem xét cẩn trọng, căn cứ theo quy định đã ban hành chứ không thể nhìn vào hiện tượng để kết luận bản chất vấn đề.

Ngay cả trường hợp cơ quan có trách nhiệm phát hiện việc tặng quà, nhận quà không đúng quy định, thì việc xử lý có gặp khó khăn gì không, thưa ông?

Cục trưởng Phạm Trọng Đạt: Bây giờ rất ít trường hợp tặng quà nhau bằng tiền. Thay vào đó là các món quà có giá trị tài sản lớn hơn (nhà, xe, thẻ thanh toán tiền…). 

Việc tặng quà, nhận quà, gắn liền với thu nhập, tài sản của cán bộ.

Do đó, song song với việc kiểm soát vấn đề tặng quà không đúng quy định, thì phải minh bạch về thu nhập, tài sản của cán bộ.

Quản lý được thu nhập mới quản lý được cái gốc của vấn đề là tiền, tài sản của người ta có được do đâu?

tặng quà tết được xem như một nét văn hóa truyền thống của dân tộc (ảnh minh họa đăng trên Báo điện tử vietnamnet.vn).
tặng quà tết được xem như một nét văn hóa truyền thống của dân tộc (ảnh minh họa đăng trên Báo điện tử vietnamnet.vn).

Tuy nhiên, thực tế thì việc quản lý tài sản thu nhập đầu vào của cán bộ (những người trong diện kê khai tài sản ) hiện đang gặp nhiều khó khăn.

Trong dự thảo luật phòng chống tham nhũng mới, có đề cập rất rõ tới việc quản lý tài sản thu nhập. Nhưng muốn quản lý được thì phải kê khai tài sản cho nó tốt.

Như vậy, đâu là mấu chốt của vấn đề để lành mạnh hóa việc tặng quà tết?

Cục trưởng Phạm Trọng Đạt: Vấn đề quan trọng nhất là ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc nhận, tặng quà. Họ phải là người gương mẫu, nghiêm túc thực hiện và nêu gương cho cấp dưới.

Cấp trên mà làm được như vậy thì cấp dưới người ta

Cục Chống tham nhũng cũng đã chính thức công bố đường dây nóng với các số điện thoại cho người dân biết để tố cáo việc tặng quà tết trái quy định. Theo đó, người dân, cán bộ nếu phát hiện có thể phản ánh những vi phạm trong tặng quà trực tiếp đến ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng theo các số điện thoại nóng: 080.48228, 0902.386.999 và 0125.698.6688.

hoan nghênh quá!

Hiện tại, đường dây nóng của Cục chống tham nhũng đã hoạt động để tiếp thu những phản ánh về việc nhận, tặng quà tết có dấu hiệu trái quy định.

Trên cơ sở đó, Cục chống tham nhũng sẽ nghiên cứu, xem xét xử lý. Những vấn đề gì thuộc thẩm quyền của địa phương, ban, ngành, chúng tôi sẽ đề nghị xem xét xử lý nếu phát hiện vi phạm.

Trong trường hợp phát hiện vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định. Càng lãnh đạo càng phải xử lý nghiêm.

Ông nhận định thế nào về xu hướng tặng quà tết năm nay?

Cục trưởng Phạm Trọng Đạt: Chắc là sẽ giảm đi, đặc biệt là khi Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm chỉ đạo không chúc tết, tặng quà lãnh đạo; các địa phương không về Hà Nội chúc tết Chính phủ, các bộ, ngành.

QUỐC TOẢN (THỰC HIỆN)