Cô Bảy Vân và ký ức Mậu Thân

09/02/2013 19:05
theo An Ninh Thế Giới
Dù đã 45 năm, nhưng ký ức Mậu Thân 1968 vẫn nguyên vẹn trong tâm thức cô Bảy Vân: “11 giờ đêm 29 tết Mậu Thân, chúng tôi được lệnh phải hành quân cấp tốc, tiếp cận tiền tuyến, ngày “N” giờ “G” đã đến. Trong khi đó, Ban Tuyên huân chúng tôi đang làm một con heo gần 30 kg để gói bánh tét và hậm một nồi thịt kho tàu, món ăn cổ truyền ngày Tết.
Cơ duyên tôi biết đến bà Nguyễn Thụy Nga mà chúng tôi quen gọi thân mật là cô Bày Vân – người vợ miền Nam của Tổng Bí thư Lê Duẩn bắt nguồn từ hổi ức của bà về bác sĩ Trần Hữu Nghiệp. Bà kệ : “Thời chống Pháp, tôi cùng chị Đoàn Kim Định – Đoàn phó Hội Phụ nữ Nam bộ được phân công về công tác chính trị trong lớp y tá, hộ sinh 18 tháng do ông bác sĩ Nghiệp  và chị Ba Thương phụ trách.
Khi hai chị em tôi mới về, ông bác sĩ Nghiệp rất ghét, ông nói: “Trung ương Cục đem hai lá “bùa bát quái” dán ở cửa trường ông”. Ông rất ít khi nói chuyện với chúng tôi. Nhưng dần dần, với sự sâu sát, giúp đỡ, động viên chân tình của cán bộ chính trị đối với quần chúng đã thuyết phục được ông. Ông không còn gọi chúng tôi là hai “lá bùa bát quái nữa”.
Thông minh, chịu khó nhẫn nại, bà học được nghề nữ hộ sinh, để rồi trong những năm chiến tranh ác liệt, với nghề nữ hộ sinh, và đi sâu được trong quần chúng để vận động nhân dân làm tốt các phong trào cách mạng. Trong đáy lòng, bà rất biế ơn “anh Chín Nghiệp và chị Ba Thương đã giúp tôi biết thêm một nghề có giá trị”.
Các mẹ, các chị khu Tây Nam Bộ gói bánh Tết gửi ra tiền tuyến
Các mẹ, các chị khu Tây Nam Bộ gói bánh Tết gửi ra tiền tuyến
Nơi trang trọn nhất ngôi nhà, bà dành cho những bức chân dung của một thời hạnh phúc và đau khổ. Với bà, đau khổ và hạnh phúc cũng là một. Trong sâu thăm đời người, bà thấu hiểu không thể có hạnh phúc vĩnh cửu mà chỉ có những khoảng khắc hạnh phúc
Dù chỉ là khoảng khắc, bà đã trân trọng trận trọng gìn giữ để giờ đây, bà có được những quả ngọt từ đau đớn, chia ly. Bà chân thành nói: “Tôi có một cuộc đời không tròn trịa”. Sau này, khi đã xem tôi như con cháu, bà kể về mối tình đầu năm 14 tuổi của mình. Bà đã chân thành yêu và bảo vệ tình yêu của mình, dù phải đối mặt với nghịch cảnh.
Cũng chính vì tính cách đặc biệt này mà sau này, vào năm 1947, định mệnh run rủn cho bà gặp được người đàn ông tài năng- một trong những học trò xuất sắc của Chủ tich Hồ Chí Minh cùng nhân dân lái con thuyền dân tộc vượt qua sóng to gió lớn của 21 năm đánh Mỹ.
Tính cách mạnh mẽ, rất đàn ông của vị lãnh đạo ấy khiến bà đã trải qua một quãng đời sáng bừng hạnh phúc trong những năm khánh chiến chống Pháp. Bà không hề hối tiếc từ khi từ chối nhiều lời cầu hôn của những người đàn ông tài giỏi, danh tiếng để lựa chọn ông. Nhưng cùng với sự chia cắt đất nước sai Hiệp định Genève, cuộc đời bà trải qua những năm tháng chia ly, đau thương và nước mắt. Vì nhiệm vụ cách mạng, chồng bí mật ở lại miền Nam, bà đưa các con ra Bắc. 
Đó là cuộc chia ly trong lặng lẽ, nước mắt: “Tuy tôi nằm trong cabin nhưng vẫn nghe từng lời nói của anh, từng động tác của anh. Khi anh bước xuống canô, canô nổ máy vọt ra, sóng xô lại mạn tàu nghe lào xào. Tôi nghĩ vậy là chúng tôi đã xa nhau mà không biết bao giờ gặp lại. Con tôi trong bụng đạp mạnh, mọi khi có anh, anh hay đặt tau lên chỗ nó đạp, bây giờ thì không ai sờ nó nữa. Nước mắt tôi mặc tình chảy tuôn xuống gối…”
Đất nước còn chiến tranh chia cắt, nước mắt bà tiếp tục chảy. Bà dũng cảm bước đi trên con đường thiên lý với trái tim tan nát của một người phụ nữ khao khát hạnh phúc mà phải chấp nhận chia ly. Trước nỗi đau dân tộc, bà tự nhủ nỗi đau riêng tư của mình trở nên nhỏ bé.
Bà nuốt nỗi đau, kiên nhẫn khẳng định mình, Đó cũng là người phụ nữ đầu tiên sang Trung Quốc học Đại học Báo chí, người phụ nữ đầu tiên trên con tài không số về Nam, cùng nhân dân miền Nam trải qua những ngày Mậu Thân máu lửa, bị địch phong tỏa, càn quét, nằm hầm bí mật, đối mặt với đạn bom, với những cơn đói “run cầm cập, tứ chi bủn rủn”…

Bác Hồ cùng các uỷ viên Bộ Chính trị họp bàn chiến dịch Tết Mậu Thân 1968. Ảnh tư liệu.
Bác Hồ cùng các uỷ viên Bộ Chính trị họp bàn chiến dịch Tết Mậu Thân 1968. Ảnh tư liệu.


Dù đã 45 năm, nhưng ký ức Mậu Thân 1968 vẫn nguyên vẹn trong tâm thức cô Bảy Vân: “ 11 giờ đêm 29 tết Mậu Thân, chúng tôi được lệnh phải hành quân cấp tốc, tiếp cận tiền tuyến, ngày “N” giờ  “G” đã đến. Trong khi đó, Ban Tuyên huân chúng tôi đang làm một con heo gần 30 kg để gói bánh tét và hậm một nồi thịt kho tàu, món ăn cổ truyền ngày Tết.
Tôi sực nhớ anh em mới báo cáo về: “ Đoàn văn công khu do anh Thanh Nha làm trưởng đoàn đang diễn cho bà con trong Lộ vòng cung xem, có cả bà con trong thành phố ra, vợ con và binh lính trong đồn cũng bỏ sung lại, mặc áo mới ra xem, khen hay.
Mỗi buổi diễn có cả 2.000 người xem, đốt đèn măng song sáng trưng cả một góc trời. Còn Tiểu đoàn 307 thì đang đi múa lân ăn tết với đồng bào ở huyện Phụng Hiệp. Vì vậy mà lệnh ra quân đã tới rồi!
Chúng tôi gom hết đồ nghề và cả con heo chưa ra thịt bỏ xuống xuồng. Không đầy một tiếng sau là các xuống đã cật lực chèo theo bộ phận Thường trực của Khu ủy. Xuống rẽ nước “xào”, “xào”, gió song thổi vào mặt mát lạnh. Trong đầu tôi như tái hiện lại hình ảnh Vua Quang Trung thần tốc hành quân trong Tết kỷ Dậu năm 1789.
Tôi liên tưởng đến Vua Quang Trung mà lòng đầy tự hào vì mới đó thôi, cuối tháng 7-1967, vừa nhận được Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Cục miền Nam liền họp hội nghị, ra Nghị quyết 15 (gọi là Nghị quyết Quang Trung) mà bấy giờ, chúng tôi đang vinh dự có mặt để thực hiện.
Chúng tôi chèo tới sánh. Bà con dọc theo hai bên bờ kênh chạy thao xem. Có người hỏi: “An hem đi đâu đó?” Anh em trả lời “Chúng con đi đánh giặc”. Vậy là trên bờ các má, các bá, các cô gái chạy theo xuồng, thảy xuống nào bánh tét, bánh ít, dưa hấu, vú sữa…Xuồng nào cũng khẳm đầy.
Trước kia, quân lunhs của Vưa Quang Trung thì được dân cho bánh chưng, bánh giò, còn bây giờ quân lính của Đảng thì dân cho bánh tét, bánh ít. Hay quá đi! Tôi ngồi xuồng liên hệ chuyện nọ chuyện kia mà lòng phơi phới, lâng lâng.
Là một cán bộ tuyên huấn sắc sảo, bà Thụy Nga có nhận định rất biện chứng của người trong cuộc về Mậu Thân 1968: “ Thực sự qua Mậu Thân ta cũng mất sức rất nhiều nhưng nhận xét của dư luận báo chí, thông tấn các nước rất khách quan, cũng giúp cho ta không vì cái đau ế ẩm mà đánh giá không đúng mức thắng lợi to lớn của mình”.
Thắng lợi to lớn của Mậu Thân 1968 có sự đóng góp không nhỏ của những người phụ nữ mà bà đã được gặp những điển hình mà bà có nhiệm vụ tuyên truyền sâu rộng đến đồng bào, chiến sĩ. Một trong những điển hình phụ nữ trong Mậu Thân 1968 ở khu Tây Nam Bộ ngày ấy, tôi có ấn tượng đặc biệt, qua ký ức của cô Bảy Vân, là Hai Thanh- Bí thư Thị xã ủy Vĩnh Long.
Cô Bảy Vân đã lưu giữ được chân dung sống động của một người phụ nữ anh hung bằng những dòng hồi ức chân thật, giản dị của mình:” Khi anh Năm Trung triệu tập cán bộ chủ chốt của tỉnh vào phổ biến nghị quyết Khu ủy về ngày “N” giờ “G” Tết Mậu thân, chị sanh con mới được 10 ngày.
Chị nằm trên võng để nghe phổ biến nghị quyết. Sau đó chị vọt vào nội ô chuẩn bị cho ba mũi tấn công. Làm sao đem sung đạn vào? An hem tham mưu về nghiên cứu tình hình nằm ở đâu?Ai đón? Mũi chính trị chuẩn bị phải cho người đi kêu chị em về….
Vĩnh Long là một thị xã mà ta đánh chiếm 6 ngày đêm, lâu nhất của miền Tây, cũng là nơi địch bỏ bom, bắn ohas nhiều nhất (4.500 nhà bị đốt hoàn toàn,1.850 nhà bị phá hủy 50%). Nhờ sự chỉ đạo sâu sát khi kịp thời của Thị xã ủy mà đồng chí Hai thanh là Bí thư, phong trào quần chúng nổi lên đòi bồi thường thiệt hại, đòi xếp chỗ ở tạm thời cho người bị cháy nhà.
Địch phải chấp nhận mọi yêu sách. Vậy mà trong hội nghị phụ nữ khu chị báo cáo nghe đơn giản làm sao! Một người mới lãnh chức năng làm mẹ lại vừa lãnh chức chỉ huy trận đánh tuyệt vời, tôi không sao dùng ngòi bút mà tả nổi. Nhìn các chị tội nhớ lời anh Ba dặ tôi: “Em cố gắng phấn đấu trở thành anh hung”. Nhưng tôi không có điều kiện vào sanh ra tử như các anh chị mà trở thành anh hùng.
Tôi nghĩ đó là cách nói khiêm tốn của cô Bảy Vân. Thực sự, bà đã vượt qua những giờ khắc sanh tử khi đi công khai qua đồn địch, những đêm thức dậy sớm viết bài dưới hầm, máy bay địch đổ quẩn, bà suýt chết trong gang tấc..
Nhờ dám dấn thân cùng đồng bào mà cô Bảy Vân đã có được vốn sống máu thịt về những ngày Mậu Thân 1968. Ký ức Mậu Thân 1968 trong lòng cô thật quý báu, bởi cô vừa là người trong cuộc, vừa ghi chép lại bằng cảm xúc rất mãnh liệt, chân thành.
theo An Ninh Thế Giới