Thanh tra Chính phủ chỉ nắm bắt thông tin
Liên quan tới việc thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa sở hữu khối tài sản hàng trăm tỷ đồng, chiều ngày 10/2, Bộ Công thương đã phát đi thông báo chính thức trên cơ sở thông tin báo chí phản ánh.
Theo Bộ Công thương, số cổ phần của Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang mà Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đang sở hữu, có được từ trước khi bà được bổ nhiệm làm Thứ trưởng.
Vuốt ve vùng cấm và ý kiến dân biểu |
Vấn đề đặt ra là, tài sản cả trăm tỷ đồng mà Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đang sở hữu có hợp pháp hay không? Tài sản đó hình thành từ nguồn nào?
Đơn vị nào có thẩm quyền kiểm tra tài sản của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa?
Trước những băn khoăn trên, sáng 14/2, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, một lãnh đạo thuộc Thanh tra Chính phủ cho biết, đơn vị sẽ phối hợp với Bộ Công thương để nắm thêm thông tin báo chí phản ánh về khối tài sản của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa.
"Việc kiểm tra tài sản (nếu có) thuộc thẩm quyền Ủy ban kiểm tra Trung ương.
Về quản lý nhà nước về lĩnh vực kê khai tài sản, sau khi tiếp cận thông tin báo chí, Thanh tra Chính phủ sẽ phối hợp với Bộ Công thương để nắm tình hình, chia sẻ, hướng dẫn...
Bà Hồ Thị Kim Thoa có khối tài sản hàng trăm tỉ đồng. Ảnh từ Vietnamnet.vn |
Chúng tôi sẽ chủ động nắm thông tin về số tài sản của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa. Việc nắm thông tin trên sẽ do Cục chống tham nhũng đảm nhận ", lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cho biết.
Được biết, số cổ phần của Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang mà bà Hồ Thị Kim Thoa đang sở hữu là số cổ phần có được từ trước khi được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công Thương...
Điều này đồng nghĩa với việc Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa sẽ phải giải trình với cơ quan có thẩm quyền về số tài sản của mình từ đâu mà có? và có bằng cách nào?
Về việc này, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cho rằng, việc xác minh (nếu có) về tài sản của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa phải thực hiện theo quy định.
"Như tôi đã nói ở trên, thẩm quyền trong việc kiểm tra tài sản của bà Thoa không thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Công thương.
Việc kiểm tra thông tin báo chí phản ánh về tài sản của Thứ trưởng Bộ Công thương không đồng nghĩa với việc sẽ kiểm tra tài sản của Thứ trưởng Thoa theo trình tự thủ tục đã được quy định", vị lãnh đạo thuộc Thanh tra Chính phủ nói.
Kiểm soát tài sản còn nhiều hạn chế
Trong thực tế, một số quan chức, kể cả những người đã nghỉ hưu có khối tài sản lớn không phải chuyện hiếm.
Thậm chí, có lần Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ - Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng phát biểu rằng: "Người ta làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỷ đồng, thậm chí cả nghìn tỷ đồng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân”.
Những vụ đại án về tham ô tài sản điển hình như vụ án “Tham ô tài sản; Rửa tiền” xảy ra tại Công ty TNHH một thành viên vận tải Viễn dương Vinashin;Vụ án “Tham ô tài sản; Rửa tiền” xảy ra tại Công ty TNHH một thành viên vận tải Viễn dương Vinashin... đã, đang xử lý cho thấy mức độ tham ô, tham nhũng hết sức nghiêm trọng.
Giang Kim Đạt bị đề nghị truy tố tội tham ô. Ảnh đăng trên Báo điện tử vietnamnet.vn. |
Trong khi đó, việc thu hồi tài sản tham nhũng còn rất hạn chế. Việc kiểm soát tài sản của quan chức, tránh trường hợp tẩu tán khi bị phát hiện còn gặp nhiều khó khăn.
Về việc này, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sáng 14/2, ông Ngô Văn Khánh - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ thẳng thắn nhìn nhận, việc kiểm soát, giám sát tài sản (thu nhập) của cán bộ còn gặp không ít khó khăn.
"Vấn đề quản lý tài sản của cán bộ thuộc diện kê khai không phải bây giờ mới được nhắc tới.
Quan thời nào cũng có lộc, nhưng không thể “ăn chặn” của dân |
Chúng ta đã có nhiều đề án, thậm chí đang hiện thực hóa thành các quy định trong nghị định về kiểm soát tài sản.
Tuy nhiên, phải thẳng thắn thừa nhận rằng vấn đề kiểm soát tài sản của cán bộ còn nhiều hạn chế.
Tới đây, phải thực hiện minh bạch về thu nhập, giám sát tài sản.
Nếu anh có tài sản đàng hoàng thì chả việc gì phải ngại cả và ngược lại. Theo tôi, chúng ta cần làm rõ việc này", ông Khánh nói.
Phó tổng Thanh tra Chính phủ cũng cho rằng, việc công khai, minh bạch, kiểm soát tài sản sẽ góp phần ngăn chặn "nhóm lợi ích" - cái có thể tác động đến quá trình ban hành chính sách, gây ảnh hưởng tới lợi ích chung.