Nhiều người quan niệm nghề CTXH là đi làm tình nguyện, giúp người nghèo trong xã hội. Chia sẻ về vấn đề này trên báo Lao động, Thạc sĩ Tô Đức, Trưởng phòng Công tác xã hội (Cục Bảo trợ xã hội, Bộ LĐTBXH) cho biết: "Những hành động trên là đáng quý, cần phát huy trong xã hội. Tuy nhiên, đứng về góc độ nghề nghiệp thì đây chưa phải là nghề CTXH. Nhằm hướng tới giải pháp dài hơi, “trao cần câu chứ không trao con cá”, nghề CTXH được hình thành nhằm hỗ trợ các cá nhân, nhóm xã hội và cộng đồng dân cư giải quyết các vấn đề phát sinh, giúp hòa nhập bền vững.
Nghề thâm nhập vào nhiều “lát cắt” của cuộc sống: Bảo vệ trẻ em, giúp đỡ các gia đình bị mâu thuẫn, hỗ trợ tâm lý và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bảo trợ người khuyết tật... Nghề đã phát triển hơn 100 năm trên thế giới. Tại VN, nghề CTXH được biết đến trong 10 năm gần đây. Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020 (đề án 32), tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của nghề CTXH tại VN".
Số liệu điều tra cho thấy tầm quan trọng của việc phải phát triển chính sách, đội ngũ nhân sự CTXH chuyên nghiệp. Theo đó, cả nước có số người cần trợ giúp các dịch vụ CTXH lên tới 28% dân số, trong đó 7,5 triệu người cao tuổi; 5,4 triệu người khuyết tật; 1,4 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khoảng 12% hộ gia đình nghèo, hơn 180.000 người bị nhiễm HIV được phát hiện...
Sự phát triển kinh tế đẩy khoảng cách giàu nghèo tăng. Người nghèo chủ yếu tập trung ở nông thôn với điều kiện cơ sở hạ tầng còn yếu. Bên cạnh những vấn đề do di chứng chiến tranh, nhiều vấn đề về xã hội phát sinh: Nghiện rượu, ma túy, nạn bạo hành trong gia đình, thất nghiệp, lạm dụng trẻ em, sức khỏe tâm thần, người cao tuổi cô đơn...
Nói về những trở ngại không nghề, ông Đức cho rằng: Về pháp lý, cần một khoảng thời gian để hoàn thiện những quy định về nhiệm vụ, vai trò của nhân viên khi tham gia các dịch vụ CTXH. Nhận thức của các ngành, các cấp và người dân còn chưa nhiều về ngành CTXH; nhiều người chưa “nhận dạng” được nhân viên CTXH là ai, làm việc gì và ở đâu? Vai trò, nhiệm vụ CTXH là gì, sự khác biệt với các ngành nghề liên quan khác?
Mạng lưới tổ chức dịch vụ CTXH từ cấp T.Ư tới địa phương chưa hoàn thiện. Cả nước chỉ có khoảng hơn 35.000 người làm nghề CTXH, trong khi nhu cầu cần tới hơn 60.000 người. Tình trạng không được đào tạo chuyên ngành tới hơn 80%. Các hoạt động mang nặng tính quản lý nhà nước hơn là hướng dẫn, hỗ trợ cung cấp dịch vụ công cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt.
Riêng về đạo đức nghề nghiệp của nhân viên CTXH: Bộ LĐTBXH đang thực hiện khảo sát một số địa phương về các nguyên tắc căn bản của đạo đức nghề nghiệp CTXH, từ đó xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề CTXH nhằm hướng tới mục đích: Xác định giá trị cốt lõi làm nền tảng cho nhiệm vụ của nghề CTXH; tóm lược những nguyên tắc đạo đức bao quát những giá trị cơ bản của nghề CTXH; giúp nhân viên CTXH xác định những cân nhắc quan trọng khi xảy ra mâu thuẫn trong trách nhiệm chuyên môn hoặc trong những tình trạng mơ hồ về đạo đức...
Nghề thâm nhập vào nhiều “lát cắt” của cuộc sống: Bảo vệ trẻ em, giúp đỡ các gia đình bị mâu thuẫn, hỗ trợ tâm lý và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bảo trợ người khuyết tật... Nghề đã phát triển hơn 100 năm trên thế giới. Tại VN, nghề CTXH được biết đến trong 10 năm gần đây. Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020 (đề án 32), tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của nghề CTXH tại VN".
Nghề CTXH được hình thành nhằm hỗ trợ các cá nhân, nhóm xã hội và cộng đồng dân cư giải quyết các vấn đề phát sinh, giúp hòa nhập bền vững. |
Số liệu điều tra cho thấy tầm quan trọng của việc phải phát triển chính sách, đội ngũ nhân sự CTXH chuyên nghiệp. Theo đó, cả nước có số người cần trợ giúp các dịch vụ CTXH lên tới 28% dân số, trong đó 7,5 triệu người cao tuổi; 5,4 triệu người khuyết tật; 1,4 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khoảng 12% hộ gia đình nghèo, hơn 180.000 người bị nhiễm HIV được phát hiện...
Sự phát triển kinh tế đẩy khoảng cách giàu nghèo tăng. Người nghèo chủ yếu tập trung ở nông thôn với điều kiện cơ sở hạ tầng còn yếu. Bên cạnh những vấn đề do di chứng chiến tranh, nhiều vấn đề về xã hội phát sinh: Nghiện rượu, ma túy, nạn bạo hành trong gia đình, thất nghiệp, lạm dụng trẻ em, sức khỏe tâm thần, người cao tuổi cô đơn...
Nói về những trở ngại không nghề, ông Đức cho rằng: Về pháp lý, cần một khoảng thời gian để hoàn thiện những quy định về nhiệm vụ, vai trò của nhân viên khi tham gia các dịch vụ CTXH. Nhận thức của các ngành, các cấp và người dân còn chưa nhiều về ngành CTXH; nhiều người chưa “nhận dạng” được nhân viên CTXH là ai, làm việc gì và ở đâu? Vai trò, nhiệm vụ CTXH là gì, sự khác biệt với các ngành nghề liên quan khác?
Mạng lưới tổ chức dịch vụ CTXH từ cấp T.Ư tới địa phương chưa hoàn thiện. Cả nước chỉ có khoảng hơn 35.000 người làm nghề CTXH, trong khi nhu cầu cần tới hơn 60.000 người. Tình trạng không được đào tạo chuyên ngành tới hơn 80%. Các hoạt động mang nặng tính quản lý nhà nước hơn là hướng dẫn, hỗ trợ cung cấp dịch vụ công cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt.
Riêng về đạo đức nghề nghiệp của nhân viên CTXH: Bộ LĐTBXH đang thực hiện khảo sát một số địa phương về các nguyên tắc căn bản của đạo đức nghề nghiệp CTXH, từ đó xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề CTXH nhằm hướng tới mục đích: Xác định giá trị cốt lõi làm nền tảng cho nhiệm vụ của nghề CTXH; tóm lược những nguyên tắc đạo đức bao quát những giá trị cơ bản của nghề CTXH; giúp nhân viên CTXH xác định những cân nhắc quan trọng khi xảy ra mâu thuẫn trong trách nhiệm chuyên môn hoặc trong những tình trạng mơ hồ về đạo đức...
Bình An