Máy bay chiến đấu J-11BS Trung Quốc |
Tờ "Kanwa Defense Review' Canada tháng 9 (xuất bản trước) đưa tin, những vũ khí mũi nhọn như tàu ngầm lớp Lada (một số công nghệ), máy bay chiến đấu Su-35, tên lửa phòng không S-400 được phép xuất khẩu cho Trung Quốc hoàn toàn không đơn giản như dư luận bên ngoài tưởng tượng.
Là kết quả thỏa hiệp cuối cùng được các tập đoàn lợi ích công nghiệp quân sự Nga, Bộ Quốc phòng, thậm chí Ủy ban an ninh quốc gia Nga suy nghĩ cặn kẽ trong 5 năm qua.
Theo bài báo, bắt đầu từ năm 2005, cùng với việc gián đoạn thực tế hợp đồng sản xuất (có giấy phép) máy bay chiến đấu Su-27SK, Trung Quốc đã xuất hiện rất nhiều trang bị kiểu Nga "sao chép", gồm có máy bay chiến đấu dòng J-11, J-15, J-16, các loại radar, pháo của Hải quân, khiến cho giới công nghiệp quân sự và truyền thông Nga vô cùng kinh ngạc.
Bắt đầu từ năm 2009, chính quyền các cấp của Nga đã đầu tư rất nhiều nguồn lực để tiến hành phân tích, nghiên cứu sâu sắc về hiện trượng, triển vọng phát triển tương lai của vũ khí Nga "nhân bản" của Trung Quốc. Có một số viện nghiên cứu đã thành lập tổ đề tài chuyên môn, nhận sự ủy thác của giới công nghiệp quốc phòng, viết các báo cáo có liên quan.
Thời kỳ này, hợp tác quân sự Trung-Nga về cơ bản chỉ giới hạn ở bán một số động cơ, Nga không còn dám xuất khẩu vũ khí công nghệ cao cho Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc |
Theo bài viết, điều gây kinh ngạc nhất là, Nga nằm mơ cũng không nghĩ được là người Trung Quốc lại có thể sao chép được những máy bay chiến đấu tính năng cao như J-11B, J-15, J-16 với tốc độ nhanh như vậy.
4 thế lực ở Nga liên quan đến bán vũ khí cho Trung Quốc
Thời kỳ này, về bán vũ khí cho Trung Quốc, tồn tại tranh cãi tương đối gay gắt. Bài viết phân nó ra thành 4 loại quan điểm:
“Phái không quan hệ” cho rằng, về lâu dài, những "vũ khí nhân bản" này sớm muộn sẽ tác động đến thị trường xuất khẩu vũ khí nước ngoài của Nga. Nhiều quan chức Bộ Quốc phòng Nga đứng trên lập trường này, đồng thời cho rằng cỗ máy quân sự Trung Quốc quá nhanh, sớm muộn sẽ gây ra “mầm họa” cho an ninh vùng Viễn Đông của Nga.
“Phái quan hệ hạn chế” cho rằng, những hợp đồng hiện có vẫn phải được thực hiện, đặc biệt là xuất khẩu động cơ, Trung Quốc vẫn là thị trường khổng lồ.
“Phái mong đợi” cho rằng, Nga-Trung vẫn là đối tác chiến lược, chủ trương cần xem xét vấn đề bán vũ khí từ góc độ chính trị cao hơn.
“Phái thận trọng tiếp xúc” hiện chiếm ý kiến chủ yếu, phái này hầu như chiếm khoảng 1/2 thế lực trong nội bộ giới công nghiệp quân sự Nga, tinh thông kỹ thuật, cho rằng không nhất thiết đánh giá quá cao năng lực sao chép của Trung Quốc. Lý luận điển hình của phái này chính là “thuyết động cơ hạn chế”.
Máy bay chiến đấu J-16 Trung Quốc |
“Phái động cơ hạn chế” phát hiện rõ ràng, tất cả những sản phẩm sao chép vũ khí Nga xuất hiện sau năm 2009 đều không tách rời động cơ do Nga chế tạo, đặc biệt là máy bay, tàu chiến (Ukraine chế tạo). "Nếu tách khỏi động cơ do Nga chế tạo, thì tất cả máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba của Trung Quốc sẽ trở thành không quân sân bay", máy bay chiến đấu xuất khẩu cũng sẽ quay trở về trình độ của thập niên 50, 60 của thế kỷ trước.
Động cơ Thái Hành gây kinh ngạc cho phương Tây và Nga
Theo bài viết, động cơ Thái Hành (đồ thật) được giữ bí mật cao, xuất hiện tại Triển lãm hàng không Chu Hải năm 2008, đã gây kinh ngạc cho cả phương Tây và giới công nghiệp hàng không Nga. Rõ ràng, chuyên gia Nga đã tích cực nghiên cứu Thái Hành, cho rằng loại động cơ này còn tương đối lạc hậu.
Bài viết chỉ ra, sự xuất hiện của động cơ Thái Hành làm cho phái thứ ba, phái thứ tư của Nga càng bình tĩnh hơn, tin chắc "thuyết động cơ hạn chế" ít ra còn giúp Nga có thể quán triệt quốc sách cơ bản "công nghệ công nghiệp quân sự ít nhất phải dẫn trước Trung Quốc 15 năm".
Về thị trường xuất khẩu, quan điểm cơ bản của phái thứ tư cho rằng: Nếu "thuyết động cơ hạn chế” tiếp tục có hiệu quả trong 10 năm tới hoặc lâu hơn thì không cần lo ngại vấn đề máy bay chiến đấu sao chép của Trung Quốc xuất khẩu cho thế giới. Những máy bay chiến đấu này đa số trang bị động cơ AL-31F của Nga, như vậy làm thế nào cạnh tranh được với máy bay chiến đấu nguyên bản của Nga trên thế giới?
Động cơ Thái Hành do Trung Quốc chế tạo |
“Sự xuất hiện của J-20 đã làm Nga yên tâm”
Theo bài viết, sự xuất hiện của J-20 làm cho Nga càng như đã được uống "thuốc an thần". Trong ngành, J-20 thực ra hoàn toàn không gây tác động to lớn đối với giới công nghiệp hàng không của Âu-Mỹ và Nga; trái lại, nó giúp cho mọi người đã thấy được tư tưởng thiết kế lỗi thời và những khó khăn về công nghệ động cơ của Trung Quốc.
Bài viết cho rằng, căn cứ lý luận cơ bản cho phép bán máy bay chiến đấu Su-35, tên lửa phòng không S-400 đến từ phái thứ tư, kết luận là trong tình hình máy bay chiến đấu T-50, tên lửa phòng không S-500 đã ra đời, bán máy bay chiến đấu Su-35, tên lửa phòng không S-400 hoàn toàn sẽ không phá vỡ quốc sách “cách biệt công nghệ quân sự Trung-Nga 15 năm”.
Vì vậy, nhân cơ hội ông Vladimir Putin quay trở lại làm Tổng thống, tiếp tục cung cấp trang bị quân sự, để Trung Quốc đặt sự chú ý nhiều hơn vào việc ngăn chặn Mỹ và Nhật Bản, giữ vai trò ảnh hưởng tích cực đối với an ninh chiến lược quốc gia của Nga.
"Trung Quốc vẫn là một con hổ con không đoán ra, hơn nữa không ngừng lớn lên, tương lai lớn rồi phải chăng sẽ quay lại cắn Nga?". Đối với vấn đề này, nhà bình luận quân sự Nga cho rằng, có một ngày cho dù Trung Quốc tiếp tục quay đầu lại muốn cắn họ, thì họ cũng có cách để ứng phó. Điều họ có thể xác định là, khi cần thiết, trang bị Nga xuất khẩu cho Trung Quốc không thể tấn công Nga.
Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc |