1. Điêu luyện công nghệ “mông má” yến sào
Theo tìm hiểu của phóng viên, trên thị trường hiện nay, ngoài yến nhà, yến đảo, tại Việt Nam còn có yến sào nhập khẩu từ Malaysia, Thái Lan, Indonesia. So với yến sào Việt Nam, yến sào nhập khẩu chất lượng kém hơn, giá chỉ khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/100g nhưng nguồn hàng dồi dào nên được nhiều doanh nghiệp, cửa hàng nhập về bán và giới thiệu là yến Việt.
Yến sào thật có mùi thơm, sợi dai, khi chưng nở to; còn yến sào dỏm thường có mùi hăng, vị nồng của đường và khi chưng không nở, sợi yến tan thành nước. (Ảnh chụp một loại yến sào giả). |
“Yến sào tốt mua tận gốc đã lên đến 38 - 40 triệu đồng/kg, nếu tính luôn các khoản hao hụt, công sơ chế… thì giá bán không thể dưới 50 triệu đồng/kg. Yến huyết thật cực hiếm, chỉ chiếm khoảng 2% tổng lượng yến khai thác được nên giá lên đến 20 – 25 triệu đồng/gr. Ngoài ra, yến sào thật có mùi thơm, sợi dai, khi chưng nở to; còn yến sào dỏm thường có mùi hăng, vị nồng của đường và khi chưng không nở, sợi yến tan thành nước.
Trong khi đó, yến sào trên thị trường “thượng vàng hạ cám” và một số trường hợp, người bán nhìn mặt khách hàng để “hét” giá. Khách hàng nên tìm hiểu kỹ thông tin, mua hàng tại những địa chỉ uy tín, tin cậy để hạn chế tối đa nguy cơ mất tiền oan uổng vì mua nhầm yến sào dỏm” – giám đốc một công ty yến sào nói.
2. Biến vàng nhái thành vàng “xịn” nhờ hợp thức hóa đơn
Thời điểm cuối tháng 9/2011, chênh lệch giữa giá vàng nguyên liệu so với giá vàng miếng SJC lên đến 3-4 triệu đồng/lượng. Nhiều người đầu cơ đã nghĩ ra cách mua vàng nguyên liệu rồi tìm cách dập thành vàng SJC kiếm lời.
Do mẫu mã, trọng lượng gần như nhau nên nếu nhìn bằng mắt thường, người tiêu dùng rất khó có thể nhận biết được. Chỉ khi so sánh với khuôn đúc mới phát hiện một số điểm khác biệt.
Do mẫu mã, trọng lượng gần như nhau nên nếu nhìn bằng mắt thường, người tiêu dùng rất khó có thể nhận biết được. Chỉ khi so sánh với khuôn đúc mới phát hiện một số điểm khác biệt.
Vàng miếng nhái SJC và vàng miếng của Công ty SJC có mẫu mã, trọng lượng như nhau. Trong ảnh: một mẫu vàng miếng SJC thật - Ảnh: T.ĐẠM |
Các cơ quan chức năng phán đoán hiện nay giới kinh doanh đã nghĩ ra cách dập thành các miếng vàng nhái thương hiệu vàng có uy tín tại Campuchia, sau đó tuồn vào VN thông qua đường biên mậu thay vì đưa trực tiếp vàng nguyên liệu vào VN như trước. Với cách này, chỉ cần đưa vàng qua biên giới, vàng lậu lập tức được hợp thức hóa, có phát hiện cơ quan chức năng cũng bó tay.
Về phía người tiêu dùng, nên mua vàng ở những cửa hàng có uy tín và yêu cầu các đơn vị bán vàng xuất hóa đơn, trong đó ghi rõ số sêri của miếng vàng để phòng trường hợp sau này có thể khiếu nại. Trường hợp cửa hàng vàng từ chối xuất hóa đơn, người dân có quyền đặt nghi vấn hoặc từ chối mua.
Về phía người tiêu dùng, nên mua vàng ở những cửa hàng có uy tín và yêu cầu các đơn vị bán vàng xuất hóa đơn, trong đó ghi rõ số sêri của miếng vàng để phòng trường hợp sau này có thể khiếu nại. Trường hợp cửa hàng vàng từ chối xuất hóa đơn, người dân có quyền đặt nghi vấn hoặc từ chối mua.
3. Nhập 108 tấn chân gà thối để tiêu thụ?
Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới đây đã phát hiện 2 lô chân gà đông lạnh với tổng khối lượng là 108 tấn do Công ty TNHH Chế biến thủy sản xuất khẩu Quảng Ninh nhập về qua cảng Hải Phòng không đủ yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trên bao bì của lô hàng không có tem, nhãn ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ. Các mẫu kiểm tra đều có hiện tượng phân hủy, có mùi ôi. Do vậy, cơ quan Thú y vùng II đã thông báo cho Cục hải quan Hải Phòng và công ty trên với yêu cầu phải tái xuất hoặc tiêu hủy lô hàng này.
Tuy nhiên, theo thông tin từ cơ quan thú y vùng II, 2 lô hàng trên đã vận chuyển ra khỏi Cảng Hải Phòng trước ngày 14/11 khi chưa có ý kiến của đơn vị này.
Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang đề nghị Tổng Cục hải quan thông tin chính xác về 2 lô hàng hàng trên còn lưu giữ tại Hải Phòng hay không. Nếu đã vận chuyển đi nơi khác thì cần nêu rõ thời gian, địa điểm bảo quản, biện pháp quản lý nhằm đảm bảo lô hàng không bị lọt ra thị trường.
Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới đây đã phát hiện 2 lô chân gà đông lạnh với tổng khối lượng là 108 tấn do Công ty TNHH Chế biến thủy sản xuất khẩu Quảng Ninh nhập về qua cảng Hải Phòng không đủ yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. |
Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang đề nghị Tổng Cục hải quan thông tin chính xác về 2 lô hàng hàng trên còn lưu giữ tại Hải Phòng hay không. Nếu đã vận chuyển đi nơi khác thì cần nêu rõ thời gian, địa điểm bảo quản, biện pháp quản lý nhằm đảm bảo lô hàng không bị lọt ra thị trường.
4. NTD "loạn" thông tin chăn ga gối đệm nhái nhãn mác
Hàng có gắn nhãn mác như Erone, Hồng Hà, Sense... đựng trong bao bì được chủ hàng ra giá cao hơn, từ 800.000 - 1.100.000 triệu đồng/bộ. Loại rẻ hơn thường không có bao bì, nhãn mác. Song nếu để ý kỹ, người mua dễ thấy những nhãn mác này thường na na các thương hiệu lớn như Everon, Sông Hồng...
Nhanh chóng bác bỏ những nghi ngờ của khách hàng về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, người bán hàng luôn miệng quảng cáo đây những bộ chăn ga loại xin, hàng công ty thanh lý và cần đại hạ giá để trả cửa hàng.
Nhanh chóng bác bỏ những nghi ngờ của khách hàng về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, người bán hàng luôn miệng quảng cáo đây những bộ chăn ga loại xin, hàng công ty thanh lý và cần đại hạ giá để trả cửa hàng.
Chăn ga gối đệm "loạn" nhãn mác, "bịt mắt" người tiêu dùng, giá cả "trên trời". |
Trong khi đó, tìm hiểu giá cả các loại giá chăn đệm ở Trát Cầu (Thường Tín, Hà Nội), làng nghề chuyên sản xuất chăn, đệm ... phóng viên được các chủ cửa hàng ở đây cho biết, tất cả các loại đệm đều chia thành hai nấc khác nhau: loại A và loại B. Loại A được nhiều người gọi là hàng công ty, thường được bán trong cửa hàng còn loại B là loại hàng nhẹ cân hơn thường được các chủ hàng lấy về bán ở các chợ hoặc vỉa hè.
Chính vì vậy, việc mua chăn, đệm vỉa hè giá rẻ luôn đồng nghĩa với việc đánh cược với rủi ro mua phải hàng kém chất lượng, mà khả năng này vẫn thường cao hơn.
Chính vì vậy, việc mua chăn, đệm vỉa hè giá rẻ luôn đồng nghĩa với việc đánh cược với rủi ro mua phải hàng kém chất lượng, mà khả năng này vẫn thường cao hơn.
5. Mập mờ thông tin, siêu thị vẫn bán BVS Kotex nhiễm khuẩn
Sản phẩm BVS tampons Kotex đã được hãng này thu hồi tại Mỹ do nghi nhiễm khuẩn Enterobacter sakazaki - gây nấm và nguy hại tới sức khỏe phụ nữ.
Mặc dù vậy, khảo sát của PV infonet, một loạt các siêu thị lớn như Citimart, Le's mart, Intimex... vẫn tràn ngập các sản phẩm BVS tampons Kotex có nguồn gốc sản xuất từ Cộng hòa Séc, do Công ty Kimberly – Clark Việt Nam nhập khẩu và phân phối tại VN.
Sản phẩm tampons Kotex hiện bán rất chạy tại siêu thị Le's mart (Hà Nội). Ảnh: HT |
Những sản phẩm này không ai có thể dám chắc liệu có nằm trong lô hàng bị nhiễm khuẩn mà Kimberly –Clark toàn cầu đã phát lệnh thu hồi?
Chiều 16/11, đại diện Kimberty – Clark Việt Nam cho biết, công ty này hoàn toàn chưa biết gì về việc sản phẩm tampons Kotex bị thu hồi ở Mỹ do nghi ngờ nhiễm khuẩn chất Enterobacter sakazaki. Vị đại diện này cho biết thêm, hiện công ty đang kiểm chứng lại thông tin và sẽ có phản hồi sớm nhất.
Chiều 16/11, đại diện Kimberty – Clark Việt Nam cho biết, công ty này hoàn toàn chưa biết gì về việc sản phẩm tampons Kotex bị thu hồi ở Mỹ do nghi ngờ nhiễm khuẩn chất Enterobacter sakazaki. Vị đại diện này cho biết thêm, hiện công ty đang kiểm chứng lại thông tin và sẽ có phản hồi sớm nhất.
Mặc dù trong thông cáo báo chí phát đi ngày 18/11, Công ty Kimberly-Clark Việt Nam cho biết, các sản phẩm băng vệ sinh dạng ống Kotex® Tampon có mặt ở Việt Nam hoàn toàn an toàn cho người sử dụng do sản phẩm này được sản xuất tại châu Âu và không bị ảnh hưởng bởi quyết định thu hồi gần đây tại Mỹ song khá nhiều người tiêu dùng tỏ ra dè dặt khi lựa mua sản phẩm này.
Khởi Sự (tổng hợp)