Khánh "Trắng", tên thật là Dương Văn Khánh, là một nhân vật cầm đầu băng đảng xã hội đen gồm 19 tội phạm khét tiếng Hà Nội trong những năm cuối của thế kỷ 20. Khánh sinh năm 1956 tại Hà Nội; bị bắt chiều ngày 24 tháng 5 năm 1996 ngay tại nhà riêng của Khánh ở số nhà 31/10 phố Nguyễn Thiệp - Hà Nội, đem ra xét xử, bị lãnh án tử hình ngày 13 tháng 10 năm 1998 tại trường bắn Cầu Ngà - Hà Nội. Nói tới Khánh Trắng, người ta thường nghĩ tới 1 tên tội phạm khét tiếng về những vụ án giết người, cướp của và chạy án hiếp dâm làm kinh hoàng người dân Hà Thành trong những năm cuối thế kỷ XX. |
Chuyên án về Khánh “Trắng” gồm 9 vụ án đều liên quan vai trò của Khánh “Trắng”: Vụ cướp ở 71 Kim Mã, vụ giết người ở 44 Hàng Chiếu vào 24-1-1991, vụ giết người ở buồng 15A Trại giam Hà Nội vào tháng 10-1994, vụ hiếp dâm ở nhà nghỉ Hiệp Thành, rồi trốn thuế, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản nhân dân, gây rối trật tự công cộng v.v… |
Vụ án cướp của giữa ban ngày đáng nhớ của Khánh Trắng là vụ cướp ở Kim Mã. Khánh quen biết anh Vũ Thanh Mạnh, trú tại 71D-E Kim Mã, Ba Đình. Anh Mạnh kinh doanh vũ trường và karaoke. Năm 1994, anh Mạnh vay của Dương Văn Đích 400 triệu đồng, giữa năm 1995 vay của Khánh “trắng” 105 triệu đồng, đầu năm 1996 vay của Trần Văn Minh (em ruột cùng mẹ khác cha với Khánh) 10 triệu đồng và một số người khác nữa. Hàng tháng, anh Mạnh vẫn trả một phần tiền gốc và lãi. Tuy nhiên, do kinh doanh thua lỗ nên ngày 4-5-1996, anh Mạnh đã mời các chủ nợ đến bàn cách trả nợ và xin khất nợ, cuộc họp này có cả Khánh “trắng”. |
Chính Khánh là người đứng ra yêu cầu các chủ nợ cho anh Mạnh thời hạn đến ngày 30-8-1996 mới phải trả một số tiền gốc và lãi. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau đó, tối 21-5-1996, Khánh lấy lý do anh Mạnh không chịu trả nợ, lại đem tài sản đi tẩu tán nên đã cử hai tên đàn em thân tín nhất là Nguyễn Quang Vinh và Tạ Văn Ninh lên 71D-E Kim Mã để thị sát trước. Rạng ngày 22-5-1996, Khánh “trắng” ra chợ Long Biên điều động hơn chục tên đàn em trong tổ kiểm tra trật tự, sử dụng ba xe ôtô vận tải và xe máy lên Kim Mã để “xiết nợ” nhà anh Mạnh (ảnh mang tính chất minh họa). |
Bọn đàn em của Khánh đến nhà anh Mạnh nhưng anh này không có nhà, chúng tự động vào quầy bar của quán karaoke lấy bia ra uống. Khi anh Mạnh đi ăn sáng về, chúng điện báo cho Khánh “trắng” đang chờ ở nhà để Khánh xuống ngay Kim Mã trực tiếp chỉ huy cướp phá. Anh Mạnh trình bày hoàn cảnh với Khánh “trắng” để xin khất nợ nhưng y không nghe, tuyên bố thu dọn toàn bộ tài sản. Thấy có nhiều đồ đạc, tài sản, Khánh điện thoại về chợ Đồng Xuân điều thêm 20 quân và một xe ôtô tải lên Kim Mã tiếp tục tháo dỡ, khuân vác, vận chuyển về chợ Đồng Xuân, nhà riêng của Khánh ở 31/10 Nguyễn Thiệp, hội trường chợ Long Biên và nhà em rể (trong ảnh là khách sạn Hướng Dương). |
Sau khi tháo dỡ đồ đạc ở 71D Kim Mã, Khánh cho quân tiếp tục cướp phá tài sản ở khách sạn Hướng Dương 71E Kim Mã, chủ sở hữu là anh Vũ Hoàng Hiệp và anh Phạm Hải Long. Mặc dù cả ba anh Mạnh, Hiệp, Long đều trình bày, tài sản của khách sạn Hướng Dương không có liên quan gì đến anh Mạnh, nhưng Khánh và đồng bọn không nghe. Đến khoảng 14 giờ cùng ngày, khi băng nhóm Khánh “trắng” đã lấy xong toàn bộ tài sản, Công an phường Kim Mã mới cử cán bộ xuống mời anh Mạnh cùng Khánh và các chủ nợ khác lên làm việc. Tại trụ sở công an, Khánh đã ép anh Mạnh phải ký biên bản thỏa thuận tự nguyện để Khánh và đồng bọn lấy đồ trừ nợ. Vụ việc này, Công an phường Kim Mã đã lập biên bản để các bên... tự giải quyết sau khi việc đã xảy ra (trong ảnh là ngôi nhà từng là khách sạn Hướng Dương). |
Một trong những vụ án gây bức xúc dư luận của Khánh chính là vụ giết anh Đạt ở 44 Hàng Chiếu, Hà Nội. |
Do va chạm, xích mích giữa anh Nguyễn Đức Thắng (tức Đạt) - một người buôn bán mũ cối ở chợ Đồng Xuân với Trần Đại Dương - đội viên tổ trật tự - tự quản chợ Đồng Xuân (do Khánh làm đội trưởng), trưa 24-3-1991, Đạt dùng dao chém vào vai Dương nhưng không gây thương tích rồi bỏ chạy ra khỏi khu vực chợ Đồng Xuân. Dương đuổi theo nhưng không bắt được vì bị một số người buôn mũ cối trong đó có anh Nguyễn Văn Hưng là anh trai của Đạt can ngăn. Dương tức tối đi tìm Khánh “trắng” để báo lại sự việc (trong ảnh là căn nhà từng xảy ra thảm án). |
Khánh “trắng” cầm con dao của anh Đạt, ra lệnh cho đàn em khiêng Đạt lên xích lô chở về Công an phường Đồng Xuân và đưa những tên bị anh Đạt đâm đi bệnh viện. Khi đến Công an phường Đồng Xuân thì anh Đạt đã chết. Tối 24-3-1991, Khánh triệu tập bọn đàn em tham gia đánh nhau đến nhà mẹ đẻ ở phố Tôn Đức Thắng đe dọa, khống chế buộc chúng phải đổ tội cho Vũ Quốc Dũng cướp được dao của Đạt, đâm chết Đạt ở 44 Hàng Chiếu. Khánh động viên Vũ Quốc Dũng nhận tội thay mình. Khánh nghĩ, mọi toan tính của mình sẽ qua mắt được cơ quan công an, vụ án đã khép lại sau mấy năm, tội ác của hắn coi như được xóa. |
Một vụ án khác cho thấy sự thủ đoạn, lắt léo của Khánh Trắng đã gây xôn xao dư luận là việc hắn chạy án cho đàn em của mình. Buồng giam 15A thuộc dãy 11 - 15 Trại tạm giam Hà Nội có 22 bị can đều thuộc loại đầu gấu. Các bị can gọi buồng này là buồng “trung ương”. Đứng đầu dãy 11 - 15 là Trần Đức (Đức “béo”), Nguyễn Tiến Thắng (Thắng “trố”) là trách nhiệm, trưởng buồng 15A Thòng Trấn Lâm là trách nhiệm, “tự giác” giúp cán bộ quản giáo, sau đó là các tên Thắng “điếc”, Thắng “ngựa”... đều là những tên đầu gấu trong buồng. Bọn chúng được ăn cơm riêng, có người hầu hạ riêng. Tất cả những bị can khác đều phải nghe theo lệnh của chúng. Các bị can mới vào nhập buồng đều bị đánh để “dạy luật”, phải viết thư về gia đình xin tiền để nộp cho chúng, không có cũng bị chúng đánh. Khi đánh “dạy luật”, chúng phân công nhau: tên trông cán bộ (soi cán bộ), tên cầm chân, tên cầm tay, tên bịt mồm, tên dùng khăn, dây trói...(hình ảnh ghi lại cảnh công an đọc lệnh bắt Khánh Trắng). |
Khoảng 16 giờ ngày 5-10-1994, Hà được đưa vào buồng 15A. Đức “béo” tiếp nhận và chỉ chỗ cho Hà ngồi cạnh nhà vệ sinh. Hà đỏ mặt và có ý không vâng lời Đức. Đức cho rằng Hà “bật” lại nên bàn với Thắng “trố” sẽ cho Hà một bài học. Thắng “trố” bảo Đức và một số tên khác: “Thằng này nó gần nhà tao nhưng nó bướng, đánh bỏ mẹ nó đi”. Đến khoảng 18 giờ cùng ngày, cán bộ quản giáo ra khỏi buồng. Chúng chuẩn bị đánh thì Hà phát hiện và nhảy lên bể nước. Thắng “trố” ra hiệu cho tên Hào đi vòng ra sau lấy áo may ô chịt cổ Hà lôi xuống. Cả bọn xông vào đánh, sau đó lôi Hà ra phía sau bể nước giấu khi phát hiện cán bộ quản giáo đi tới. Cán bộ đi khỏi, chúng lại tiếp tục lôi Hà ra đánh cho đến khi người này không còn phản ứng gì nữa (ảnh mang tính chất minh họa). |
Sau đó, Thắng “trố” bắt các bị can trong buồng không được khai hắn đánh chết Hà. Vì sợ Thắng “trố” có ông anh Khánh “trắng” đang tự do tung hoành ngoài xã hội, các nhân chứng khi ấy không dám hé răng nửa câu. Giận thằng em tím mặt nhưng Khánh không nỡ để nó chết. Sẵn mối quan hệ khá thân thiết với một số người có trách nhiệm, ngay sau khi nhận được lá thư cầu cứu của Thắng với nội dung: “Bọn chúng (tức là các bị can khác) đang có ý định đổ tội cho em”, Khánh đã lên kế hoạch giải cứu em trai. Bằng quan hệ và tiền bạc của Khánh, Thắng “trố” đã thoát án tử hình một cách ngoạn mục (ảnh mang tính minh họa). |
Điển hình là vụ Đào Công Huy (bên trái) - một tên đàn em thân cận của Khánh “trắng” cùng đồng bọn gây ra vụ hiếp dâm ở khách sạn Lạng Sơn và nhà nghỉ Hiệp Thành. Khi vụ án được chuyển lên Phòng CSĐT Công an Hà Nội thụ lý thì nhờ có sự can thiệp của Khánh “trắng” mà người bị hại đã viết đơn bãi nại. Vụ án được đình chỉ điều tra trong nỗi uất hận của nạn nhân. Phải mất rất nhiều thời gian, Ban chuyên án mới tìm được người bị hại và đưa vụ án ra ánh sáng. Khách sạn Lạng Sơn ở Gia Lâm, Hà Nội khá nổi tiếng bởi nơi đây có một vũ trường với nhiều vũ nữ rất đẹp từ TP. Hồ Chí Minh bay ra và được thay đổi thường xuyên. Đây được coi là mảnh đất màu mỡ của các đối tượng đòi quyền bảo kê. Ngửi thấy hơi tiền, đàn em của Khánh “trắng” mò đến khách sạn này chỉ sau khi khai trương một thời gian rất ngắn. Vài tên ăn mặc phủi, đeo kính đen, đúng chất đầu đường xó chợ. Chúng lừ lừ tiến vào vũ trường giữa lúc đang nhộn nhịp nhất. Ban đầu chúng ngồi uống bia và ngắm vũ nữ, sau chúng ôm vũ nữ nhảy loạn xạ. |
Nhảy chán, có tên ôm micro hát tự nhiên như ở nhà. Trước khi vào đây, chúng đã dọa cho các nhân viên bảo vệ sợ mất mặt, thế nên những lần sau đó, chúng ra vào vũ trường hết sức tự nhiên. Có lần chúng còn đè vũ nữ ra đánh đập ngay tại sàn nhảy. Chủ khách sạn là hai anh em anh Đỗ Hữu Nghĩa và Đỗ Hữu Lê Hùng (Hùng “đavít”). Hai người này ở TP. Hồ Chí Minh ra, thân cô thế cô nên phải tạm thời đóng cửa vì không chịu nổi sự quấy phá của chúng. Khi vũ trường được mở lại, bọn đàn em Khánh “trắng” lại mò tới. Khi biết đích xác đứng sau vụ quậy phá này là Khánh “trắng” thì giám đốc khách sạn đành cắn răng mỗi tháng trả cho chúng 1,5 triệu đồng, còn chuyện ăn uống, ôm ấp vũ nữ hầu như miễn phí. |
Đêm 24-7-1995, bốn tên đàn em của Khánh do Đào Quang Huy cầm đầu lại mò vào vũ trường. Uống chán, tên Huy chỉ tay vào ba cô vũ nữ và cháu L. (dưới 16 tuổi) đến chơi với mẹ làm ở khách sạn, đang run như cầy sấy, ra hiệu bước đến bàn chúng. Tên Huy ngồi với cháu L. Đến khoảng 23 giờ, Huy bảo bốn cô gái thay quần áo để đi hát karaoke với chúng. Các cô không nghe thì bị hắn đập bàn quát, buộc bốn cô phải đi thay quần áo. Cũng trong thời gian đó, Đô và Huy sai tên Long đến trước nhà nghỉ Hiệp Thành thuê trước năm phòng ngủ. Sau đó, ba vũ nữ và cháu L. bị chúng lôi đến nhà nghỉ Hiệp Thành. Tại đây, bọn chúng bắt các cô ngồi chơi bài một lúc, sau đó chia mỗi cô vào phòng với một tên. Tên Huy bắt cháu L. vào phòng với mình và hắn đã dùng vũ lực hiếp cháu L. Đến khoảng 10 giờ sáng hôm sau, chúng mới cho các cô về. |
Đào Công Huy nguyên là một tay anh chị ở Gia Lâm. Hắn đã có hai tiền sự về tội trộm cắp và đánh bạc. Huy làm nghề bốc xếp ở bến xe Gia Lâm và là một trong những đàn em thân tín của Khánh “trắng” phụ trách đầu nguồn vận chuyển và bảo kê hàng hoá cho Khánh “trắng” từ phía bến xe Gia Lâm qua cầu Chương Dương về chợ Đồng Xuân, Long Biên. Sau khi vụ án xảy ra, Công an huyện Gia Lâm đã khởi tố vụ án, bắt được Đô, còn Huy bỏ trốn. Gia đình Huy đã nhiều lần đến “nói chuyện” với Ban giám đốc khách sạn Lạng Sơn và mẹ cháu L. nhưng không có kết quả (ảnh Khánh Trắng và đàn em trong phiên tòa). |
Vì vậy, gia đình Huy đã sang nhờ Khánh “trắng” can thiệp, thông qua mối quan hệ của mình để tác động cho ban giám đốc khách sạn Lạng Sơn và mẹ con cháu L. viết đơn bãi nại cho Huy. Sau khi ký vào đơn bãi nại, gia đình Huy đã đưa cho mẹ con cháu L. 920USD nói là để bồi dưỡng sức khỏe cho cháu L. Mẹ con cháu nhận tiền rồi vội vàng vào luôn TP. Hồ Chí Minh, không dám ở lại Hà Nội nữa. Cho đến khi Khánh “trắng” bị bắt, hai mẹ con mới dám tố cáo lại toàn bộ sự việc. |