Phản ánh đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam anh Lê Hữu Hùng (Quận 2, TP.Hồ Chí Minh) cho biết, ngày10/4 anh Hùng có đặt mua 2 điện thoại Iphone 6 64gb tại trang website Cdiscount.vn (thuộc Hệ thống siêu thị Big C).
Trước khi mua anh Hùng được nhân viên Cdiscounnt.vn tư vấn và cam kết chất lượng sản phẩm đồng thời hứa đổi trả sản phẩm cho khách nếu phát hiện lỗi trong vòng 14 ngày.
Ngày 12/2, khi anh Hùng nhận hàng nhân viên giao hàng không cho khách hàng kiểm tra sản phẩm, nếu có vấn đề gì thì liên hệ bên bán. Khi nhận sản phẩm anh Hùng về nhà bóc kiểm tra ra thì phát hiện 1 máy bị lỗi trầy ở góc máy.
Dù Cdiscounnt.vn cam kết bán sản phẩm chính hãng mới 100% tuy nhiên theo anh Hùng chiếc iPhone 6 anh mua bóc ra đã có vết trầy xước - ảnh do anh Hùng cung cấp. |
Ngay sau đó anh Hùng đã liên hệ ngay với hotline của Cdiscount.vn đề nghị được đổi trả sản phẩm khác. Tuy nhiên sau khi lấy thông tin của khách hàng ngày 13/4 nhân viên Cdiscount.vn hướng dẫn anh Hùng sang nhà phân phối Công ty Cổ Phần Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online), địa chỉ 408 Điện Biên Phủ, TP.HCM, để được hỗ trợ.
Nhưng khi anh Hùng đến địa chỉ của FPT Online nêu trên thì được trả lời không hỗ trợ khách lẻ.
Trong khi đó đến thời điểm này, Cdiscount.vn vẫn chưa giải quyết khiến nại của anh Hùng.
Câu chuyện trên cho thấy rủi ro của người tiêu dùng khi mua hàng qua mạng mà không phải ai cũng biết.
20% bán hàng không như cam kết
Từ phản ánh của anh Lê Hữu Hùng cũng như thực tế hoạt động của mô hình mua/bán hàng trực tuyến qua mạng nở rộ thời gian qua, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho hay: Thương mại điện tử hay dễ hiểu hơn là phương thức mua hàng trực tuyến qua trang mạng đang trở thành xu hướng tiêu dùng mới.
Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương năm 2015, thương mại điện tử có doanh thu lên đến 4 tỷ USD và có xu thế tăng mạnh trong thời gian tới.
Những lợi ích thương mại điện tử mang lại ai cũng rõ, đó là giảm bớt chi phí thời gian đi lại mua sắm của người tiêu dùng, phương thức mua bán nhanh thuận lợi…
Tuy nhiên đi cùng với đó người tiêu dùng cũng gặp những rủi ro khi mua hàng trực tuyến qua mạng.
Ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội - ảnh H.Lực. |
So sánh tương quan giữa ưu điểm và nhược điểm thương mại điện tử, ông Vũ Vinh Phú khẳng định, thương mại điện tử hiện nay ở nước ta còn quá nhiều nhược điểm.
Thứ nhất quảng cáo sản phẩm một đằng nhưng giao sản phẩm một nẻo, có yếu tố lừa. Ông Phú có đến 20% giao dịch thương mại điện tử bên bán giao sản phẩm không đúng như cam kết ban đầu.
“Khi quảng cáo thì cái gì cũng nhất: Giá rẻ nhất, chất lượng nhất, tiện lợi nhất… nhưng khi khách hàng nhận sản phẩm và kiểm tra thì cái nhận được không giống như quảng cáo ban đầu”, ông Phú nhận định.
Thứ hai trách nhiệm bảo hành với hàng hóa có tính chất sử dụng lâu bền như giầy dép, quần áo, đồng hồ, hàng điện tử của bên bán là không có.
Thứ ba, đơn vị giải quyết khiếu nại như tòa án kinh tế, trọng tài kinh tế, Hội Bảo vệ người tiêu dùng chưa bảo vệ được quyền lợi người tiêu dùng khi gặp sự cố do mua hàng trực tuyến.
Mua iPhone6 mới tại website của Big C, khách nhận được điện thoại trầy xước(GDVN) - Theo phản ánh của khách hàng, trang website Cdiscounnt.vn - thành viên của Hệ thống siêu thị Big C bán hàng kém chất lượng, thiếu trách nhiệm. |
“Đợi được vạ má sưng, hệ thống thiết bị giao hàng chưa chuẩn hóa, chưa công khai minh bạch, chưa đạt yêu cầu. Quy định của pháp luật trong việc mua bán hàng trực tuyến còn thiếu chưa sát với thực tế, do đó người tiêu dùng gặp nhiều rủi ro khi mua hàng qua mạng", ông Phú nói.
Theo ông Phú, người tiêu dùng chỉ nên lựa chọn mua hàng qua mạng với những sản phẩm tiêu dùng thông thường, giá trị thấp... Còn với sản phẩm giá trị cao, có tính chất sử dụng lâu bền như hàng điện máy, giày dép, quần áo, thiết bị máy móc nên ra trực tiếp cửa hàng để xem xét chất lượng, kiểm tra khả năng vận hành và hiểu được cũng như so sánh chế độ bảo hành sản phẩm các cửa hàng khách nhau.
“Hiện nay còn có cả bán hàng trực tuyến qua mạng lừa đảo kiểu đa cấp nên theo tôi thương mại điện tử còn nhiều nhược điểm, cần hoàn thiện hơn quy định pháp luật bảo vệ người tiêu dùng khi mua hàng trực tuyến. Nếu phát hiện website bán hàng thiếu trách nhiệm, bán hàng kém chất lượng cần rút giấy phép cho đóng cửa luôn”, ông Phú nêu quan điểm.
Người tiêu dùng cần tỉnh táo
Đứng ở góc nhìn cơ quan bảo vệ người tiêu dùng, TS. Vương Ngọc Tuấn - Phó Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) thừa nhận, phương thức mua bán trực tuyến qua mạng hiện nay còn nhiều vấn đề không minh bạch, tù mù.
Điều này thể hiện ở chỗ, khi đặt mua hàng trên website khách hàng để địa chỉ nơi nhận hàng. Sau đó có người mang sản phẩm đến nói là bên trang website này, cửa hàng kia giao hàng và nhận tiền.
“Tù mù ở chỗ sản phẩm của người mang đến kia có phải của website mình đặt mua hay ở đâu? Người giao hàng đó liệu có phải nhân viên của công ty hay một người được thuê giao hàng?… Nói như vậy để thấy nhiều rủi ro cho người tiêu dùng khi mua hàng trực tuyến”, TS. Tuấn nói.
Một vấn đề khác, theo TS. Tuấn, mua bán hàng trực tuyến khách hàng thường quên một động tác cơ bản kiểm tra sản phẩm trước khi nhận sản phẩm. Kiểm tra sản phẩm ở đây bao gồm kiểm tra giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, kiểm tra hóa đơn bán hàng theo đúng quy định pháp luật, sau đó kiểm tra thử chất lượng của sản phẩm…
Về vấn đề anh Lê Hữu Hùng (Quận 2. TP.HCM) gặp phải khi mua sản phẩm tại Cdiscount.vn theo TS. Vương Ngọc Tuấn có trách nhiệm của cả bên bán hàng, bên phân phối sản phẩm và cả người tiêu dùng.
“Trong câu chuyện khách hàng mua hàng sản phẩm nhưng khi giao sản phẩm lại không cho khách hàng xem chứng tỏ có sự tù mù của bên bán. Đồng thời, khách hàng dù không được xem trực tiếp sản phẩm nhưng vẫn đồng ý trả tiền thể hiện sự chủ quan của người tiêu dùng”, TS. Tuấn nhận định.
Theo TS. Vương Ngọc Tuấn, chất lượng sản phẩm hàng hóa do nhà cung cấp đưa ra thị trường chịu trách nhiệm, người bán chỉ là người liên đới. Tuy nhiên trách nhiệm giải quyết khiếu nại của khách hàng phải là đơn vị bán hàng.
Như vậy, Cdiscount.vn phải xem xét đổi sản phẩm cho anh Hùng, ngoài ra bản thân đơn vị phân phối sản phẩm cũng phải chịu trách nhiệm nếu sản phẩm cung ứng ra thị trường có vấn đề về chất lượng.
Phó Tổng thư ký Vinastas cũng cho rằng, bất cập của thương mại điện tử hiện nay sẽ còn khiến khách hàng gặp nhiều rủi ro khi mua hàng hóa. “Nếu lựa chọn phương thức mua hàng trực tuyến, người tiêu dùng cần tỉnh táo, cẩn trọng khi lựa chọn sản phẩm, kiểm tra sản phẩm kỹ lưỡng trước khi trả tiền. Tóm lại người tiêu cùng cần tự trang bị kiến thức để bảo vệ mình”, TS. Tuấn nhấn mạnh.
Mua iPhone6 mới tại website của Big C, khách nhận được điện thoại trầy xước
(GDVN) - Theo phản ánh của khách hàng, trang website Cdiscounnt.vn - thành viên của Hệ thống siêu thị Big C bán hàng kém chất lượng, thiếu trách nhiệm.
Mua iPhone6 mới tại website của Big C, khách nhận được điện thoại trầy xước
(GDVN) - Theo phản ánh của khách hàng, trang website Cdiscounnt.vn - thành viên của Hệ thống siêu thị Big C bán hàng kém chất lượng, thiếu trách nhiệm.