Giáo sư Carl Thayer và 10 lời khuyên chân tình dành cho Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. |
Tờ Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 2/8 đăng 10 kiến nghị của giáo sư Carl Thayer về chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông nhấn mạnh, muốn giành được sự ủng hộ, Trung Quốc cần tôn trọng luật pháp quốc tế.
Giáo sư Carl Thayer bình luận, các nhà hoạch định chính sách hàng đầu của Trung Quốc nên nhận ra rằng nỗ lực của Bắc Kinh thuyết phục các nước khác về "chủ quyền lịch sử" hay "chủ quyền không thể tranh cãi" của họ ở Biển Đông ít có khả năng thành công mà chỉ làm gia tăng đối đầu và căng thẳng.
Chỉ cần Bắc Kinh thực hiện theo "10 đề nghị khiêm tốn" này, giáo sư Carl Thayer quả quyết rằng thái độ của khu vực với Bắc Kinh sẽ thay đổi, lợi ích của Trung Quốc sẽ được phát huy bởi luật pháp quốc tế.
"Nếu quân đội Trung Quốc không thể chiến thắng thì ngoại giao đừng mơ"
(GDVN) - Nó cảnh báo rằng các nhà ngoại giao sẽ không thể đạt được bất kỳ mục tiêu nào nếu điều đó không thể đạt được bằng vũ lực.
Thứ nhất, Trung Quốc nên chấp nhận thực tế rằng tất cả các quốc gia trong khu vực thực sự chào đón Trung Quốc trỗi dậy hòa bình, không nước nào muốn đối đầu với Trung Quốc chứ đừng nói tới kiềm chế hay ngăn chặn Trung Quốc. Nhiều quốc gia trong đó có Trung Quốc đã từng trải qua thời kỳ bị thực dân đô hộ.
Do đó Trung Quốc nên xem lại 5 nguyên tắc chung sống hòa bình và chân thành áp dụng nó trong quan hệ ngoại giao với khu vực. Nó rất quan trọng trong việc Trung Quốc và các nước láng giềng nhỏ hơn xử lý sự khác biệt dựa trên sự tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không xâm lược lẫn nhau, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng chung sống hòa bình.
Thứ hai, Trung Quốc nên xác nhận rằng họ tham gia hệ thống luật pháp quốc tế bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Trung Quốc nên đảm bảo rằng tất cả các thỏa thuận và điều luật trong nước của họ phù hợp với luật pháp quốc tế. Chỉ có như thế mới giúp Trung Quốc mạnh mẽ hơn về pháp lý và làm nền tảng cho hoạt động ngoại giao.
Thứ ba, Trung Quốc nên làm rõ yên sách về "chủ quyền lịch sử" hay "chủ quyền không thể tranh cãi" với độ chính xác. Cho đến bây giờ Bắc Kinh nói quá nhiều lần rằng họ có đủ bằng chứng cho yêu sách của mình nhưng chưa đưa ra được bất kỳ bằng chứng chi tiết nào. Ví dụ đặc biệt nhất là bản đồ 9 đoạn (nay là 10 đoạn) hình chữ U thì đã bị các chuyên gia pháp lý quốc tế cho rằng nó chỉ là một mẩu thông tin không có giá trị yêu sách chủ quyền.
Thứ tư, Trung Quốc nên phác thảo sách trắng về các cơ sở để họ khiếu nại (cái gọi là - PV) "chủ quyền lịch sử" hay "chủ quyền không thể tranh cãi" của họ ở Biển Đông. Các quan chức Trung Quốc đôi khi đề cập đến khái niệm "pháp luật quốc tế khác", nhưng việc họ sử dụng những bản đồ "từ thời nhà Nguyên" không nhận được sự hỗ trợ của luật pháp quốc tế hiện đại.
Ví dụ, Trung Quốc muốn yêu sách chủ quyền với các tính năng đảo, đá, rặng san hô trên Biển Đông thì họ phải đưa ra tài liệu bằng chứng chi tiết về việc họ đã chiếm hữu hòa bình và duy trì thực thi chủ quyền đối với các tính năng này như thế nào.
Thứ năm, Trung Quốc nên thay đổi chủ trương tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với các vùng biển và các tính năng đảo, đá, rặng san hô trên Biển Đông chỉ được giải quyết trực tiếp qua đàm phán song phương.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ khi lên nắm quyền vẫn khăng khăng theo đuổi quan điểm sai trái "chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp cùng khai thác" ở Biển Đông dẫn tới nhiều hoạt động của Bắc Kinh làm leo thang căng thẳng. |
Nhiều nhà ngoại giao Đông Nam Á đã phàn nàn với giáo sư Carl Thayer rằng Trung Quốc họ đặt "điều kiện tiên quyết" trong đàm phán song phương về Biển Đông là đối phương phải "thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông" rồi mới đàm phán gì thì đàm phán?! Trung Quốc nên dừng điều này lại.
Thứ sáu, Trung Quốc nên gác sang một bên yêu sách chủ quyền và thỏa thuận về tình trạng hiện tại, tôn trọng luật pháp quốc tế. Trung Quốc và các bên nên kiềm chế đơn phương đưa ra các hoạt động "thực thi chủ quyền".
Thứ bảy, các bên liên quan ở Biển Đông bao gồm Trung Quốc kiềm chế không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực, tạm gác vấn đề chủ quyền và tạm thời phân mốc giới khu vực hàng hải đợi cho đến khi vấn đề chủ quyền được giải quyết. Trong thời gian này các bên liên quan có thể thỏa thuận hợp tác về quản lý đánh bắt cá, phát triển dầu khí và tài nguyên thiên nhiên.
Học giả Mỹ: Bài học vụ giàn khoan 981, quyết tâm có thể thắng sức mạnh
(GDVN) - Bên có quyết tâm cao hơn vẫn có thể giành chiến thắng ngay cả khi là bên yếu hơn.
Thứ tám, Trung Quốc nên xem xét lại lập trường của mình về việc từ chối ra tòa hay chấp nhận trọng tài quốc tế. Một thẩm phán Trung Quốc đã trở thành thành viên của tòa trọng tài quốc tế và đủ điều kiện phân xử các vụ kiện về chủ quyền dưới ánh sáng công pháp quốc tế. Nếu một thẩm phán Trung Quốc được các nước khác chấp nhận để thẩm phán này phân xử vấn đề lãnh thổ giữa họ thì tại sao Trung Quốc lại không thể chấp nhận một thẩm phán quốc tế người nước ngoài phân xử trong trường hợp này?
Nhiều quốc gia như Indonesia, Malaysia và Singapore đã từng giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua trọng tài. Trung Quốc có thể tìm thấy trọng tài quốc tế là một cách hữu ích để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ với láng giềng.
Thứ chín, Trung Quốc nên dừng chỉ trích tiến trình pháp lý mà Philippines đệ trình lên Tòa án Quốc tế về Luật Biển, đồng thời ngừng tuyên truyền về việc bảo lưu quyền không tham gia các giải pháp trọng tài, tài phán quốc tế.
Philippines không khiếu nại Trung Quốc về vấn đề chủ quyền mà Bắc Kinh đòi bảo lưu quyền từ chối tham gia trọng tài theo quy chế UNCLOS, mà Philippines khiếu nại về việc Trung Quốc áp dụng, giải thích sai UNCLOS để đơn phương khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.
Cuối cùng, nếu tòa án trọng tài ra phán quyết rằng khiếu nại của Philippines là đúng, Trung Quốc nên xem xét lại quyết định tẩy chay tiến trình tố tụng này. Điều quan trọng là theo quy định của UNCLOS, các phán quyết của tòa án trọng tài phải được thi hành ngay một cách vô điều kiện.
Nếu Trung Quốc từ chối thực hiện phán quyết của tòa án sẽ làm suy yếu luật pháp quốc tế. Một khi thực sự Trung Quốc có đủ bằng chứng về (cái gọi là - PV) chủ quyền không thể tranh cãi ở Biển Đông, hãy tham gia tranh luận trước tòa.
Chỉ cần Trung Quốc tuân thủ pháp luật quốc tế, điều này sẽ hỗ trợ rất nhiều không chỉ cho Bắc Kinh mà còn cho khu vực, biến đối đầu vật lý giữa Trung Quốc và các nước láng giềng thành một cuộc đối đầu pháp lý. Điều này sẽ có đóng góp rất lớn và ý nghĩa vào việc dùy trì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở Đông Nam Á, một chiến thắng cho tất cả các bên.