Máy bay tấn công không người lái Lợi Kiếm, Trung Quốc do dân mạng tuyên truyền |
Tờ "Nhân Dân" Trung Quốc ngày 26 tháng 8 có bài viết cho rằng, gần đây, những hình ảnh máy bay không người lái Lợi Kiếm (LJ) Trung Quốc trượt trên đường băng đã hé lộ.
Theo truyền thông thì máy bay thử nghiệm không người lái tàng hình Lợi Kiếm Trung Quốc đã liên tiếp tiến hành kiểm tra trượt trên đường băng mặt đất, có nghĩa là máy bay này đang tiến hành công tác chuẩn bị trước khi bay thử lần đầu tiên. Trong bài viết này, chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long đã đưa ra một số đánh giá về vấn đề này.
Theo báo chí nước ngoài, máy bay không người lái tàng hình đầu tiên Lợi Kiếm của Trung Quốc do Tập đoàn công nghiệp máy bay Hồng Đô và Tập đoàn công nghiệp máy bay Thẩm Dương Trung Quốc hợp tác nghiên cứu chế tạo. Chương trình này được khởi động từ năm 2009, lần đầu tiên thử nghiệm trên mặt đất vào vào tháng 12 năm 2012.
Bài báo cho rằng, máy bay không người lái Lợi Kiếm đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba nắm chắc công nghệ máy bay không người lái tàng hình. Máy bay này hiện đã làm tốt chuẩn bị cho tiến hành bay thử.
Theo bài báo, loại máy bay không người lái này được thiết kế để Không quân và lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ tác chiến, nó còn có thể được sử dụng để tiến hành nhiệm vụ trinh sát ở dọc biên giới dài nhưng ngẫu nhiên xảy ra tranh chấp của Trung Quốc.
Máy bay tấn công không người lái Lợi Kiếm, Trung Quốc |
Bài báo còn cho biết, máy bay không người lái tàng hình của Trung Quốc là loại máy bay không người lái thứ ba hiện có, sau máy bay không người lái X-47 của Mỹ và máy bay không người lái NEURON do nhiều nước châu Âu hợp tác nghiên cứu chế tạo.
"Việc công bố máy bay nguyên mẫu làm cho Trung Quốc đã vươn lên top đầu trong một loại quốc gia phát triển công nghệ máy bay không người lái tàng hình, Ấn Độ, Iran, Israel, Italia, Thụy Điển và Nga cũng đang phát triển chương trình máy bay không người lái tàng hình của họ" – bài báo viết.
Trang mạng tạp chí "Wired" Mỹ cũng cho rằng, máy bay này sử dụng một động cơ và bánh đáp kiểu 3 điểm trước, đã áp dụng bố cục cánh máy bay tương tự như nhiều loại máy bay không người lái và máy bay B-2 của Mỹ.
Bài báo khẳng định: "Trung Quốc chắc chắn trở thành một cường quốc hàng không-vũ trụ quan trọng mới nhất - sở hữu máy bay tấn công không người lái có động cơ phản lực, tín hiệu radar thấp".
Khi nói đến khả năng trang bị máy bay không người lái Lợi Kiếm cho tàu sân bay, chuyên gia Đỗ Văn Long cho rằng, khả năng loại máy bay không người lái này trong tương tiến hành tiến hành cải tạo, bay thử trên tàu hoặc dùng để tác chiến là rất lớn.
Tàu sân bay Liêu Ninh hiện có của Hải quân Trung Quốc |
Đặc biệt, nhìn vào xu thế phát triển cơ bản của máy bay trang bị cho tàu sân bay, nhất định là sử dụng phối hợp máy bay chiến đấu tàng hình có người lái và máy bay chiến đấu không người lái. Bởi vì, trong môi trường tác chiến trên biển tổng thể, không gian tàu sân bay đáng quý nhất.
Nếu có thể làm cho máy bay không người lái này nhỏ hơn, có nghĩa là trên cùng một chiếc tàu sân bay có thể mang theo nhiều hơn máy bay chiến đấu. Như vậy có thể làm cho số lượng và quy mô điều động máy bay chiến đấu được tăng lên rất lớn.
Đỗ Văn Long cho rằng, trong tương lai, môi trường tác chiến trên biển quá phức tạp, nếu phát động hành động tấn công từ biển tới đất liền, trong tình hình không hiểu hệ thống phòng không của đối phương, nếu như không có máy bay không người lái, năng lực đột phá phòng không sẽ bị ảnh hưởng.
Cho dù có thể đột phá phòng không thì cũng phải trả giả quá đắt, nếu máy bay có người lái bị đối phương bắn rơi quá nhiều, hành động tấn công sẽ bị tổn thất lớn. Kết hợp ưu thế có người lái và không có người lái, làm cho máy bay không người lái và máy bay có người lái phát huy đầy đủ ưu thế của chúng trong môi trường khác nhau, thì đây là sự tổ hợp rất kỳ diệu. Trong tương lai, tàu sân bay Trung Quốc cũng có thể trông đợi sự xuất hiện của loại máy bay chiến đấu mới này.
Máy bay tấn công không người lái X-47B Mỹ hạ cánh thành công xuống tàu sân bay USS George Bush ngày 10 tháng 7 năm 2013 |