Bộ GD&ĐT cho biết, qua công tác kiểm tra đã phát hiện một số cơ sở đào tạo có yếu tố nước ngoài chỉ được cấp phép đào tạo trình độ sơ cấp nghề (cấp chứng chỉ, không có giá trị tích lũy để cấp văn bằng) nhưng lại đào tạo và liên kết đào tạo với các cơ sở nước ngoài trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học. Những cơ sở này đã buộc phải chấm dứt hoạt động quảng cáo, tuyển sinh và đào tạo các chương trình liên kết trái phép trên lãnh thổ Việt Nam, trả lại kinh phí cho người học và giải quyết hậu quả (nếu có).
Một số đơn vị bị xử phạt như Công ty Trách nhiệm hữu hạn Melior Việt Nam, Công ty TNHH Nghiên cứu và giáo dục Việt Nam (ERC), Công ty TNHH Đào tạo Công nghệ thông tin và Quản trị kinh doanh Singapore (SIBME). Trước đó, Công ty TNHH Dạy nghề Đào tạo quốc tế Raffles Việt Nam cũng bị đình chỉ hoạt động và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề.
Một số đơn vị bị xử phạt như Công ty Trách nhiệm hữu hạn Melior Việt Nam, Công ty TNHH Nghiên cứu và giáo dục Việt Nam (ERC), Công ty TNHH Đào tạo Công nghệ thông tin và Quản trị kinh doanh Singapore (SIBME). Trước đó, Công ty TNHH Dạy nghề Đào tạo quốc tế Raffles Việt Nam cũng bị đình chỉ hoạt động và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề.
Trường Melior đã bị đóng cửa, nhiều học viên phải hứng chịu thiệt thòi |
Bộ GD&ĐT khuyến cáo các bậc phụ huynh và các bạn sinh viên, học viên cần cẩn trọng tìm hiểu về tính pháp lý của các chương trình đào tạo có yếu tố nước ngoài trước khi quyết định đăng ký tham dự bởi chỉ có những cơ sở giáo dục đại học mới được phép đào tạo và liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học. Chỉ có Bộ GD&ĐT và một số trường đại học (Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng) mới được quyền cấp phép cho các trường thành viên mở ra các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học.
Để tìm hiểu, các học viên và phụ huynh có thể truy cập vào trang thông tin điện tử chính thức của Cục Đào tạo với nước ngoài và trang thông tin điện tử của các đại học để tìm hiểu về tính pháp lý của các Chương trình liên kết đào tạo đã được thẩm định và cấp phép.
Tuy nhiên, trong văn bản thông báo, Bộ GD&ĐT không hề đề cập đến trách nhiệm của cá nhân hay những tổ chức khi để xảy ra những vụ việc tương tự, và cũng không có một hướng dẫn nào để giúp học sinh hay phụ huynh có thể hạn chế hay khắc phục những thiệt hại đã xảy ra.
Việc các đối tác nước ngoài bỗng dưng “bỏ của chạy lấy người” không còn là chuyện hiếm ở Việt Nam, song Bộ GD&ĐT vẫn chưa đưa ra được những quyết sách chặt chẽ để có thể ràng buộc quản lý những đơn vị này. Mọi hoạt động quản lý, giám sát hoàn toàn là bị động chỉ đến khi sự cố xảy ra, các nạn nhân kêu cứu thì Bộ mới đủng đỉnh vào cuộc, song kết quả không mấy khả quan và học sinh chỉ biết ngậm ngùi chịu thiệt. Điều đáng nói là Bộ GD&ĐT hầu như ở ngoài cuộc trong việc quy trách nhiệm với lý lẽ giấy phép đều do các cơ quan ngoài ngành cấp và quản lý.
Theo Song moi