Biển Đông: Philippines chỉ trích Hy Lạp bán tàu đổ bộ cho Trung Quốc

05/12/2014 12:40
Đông Bình
(GDVN) - Hy Lạp chuyển bán tàu đổ bộ đệm khí cũ cho Trung Quốc, sẽ bàn giao vào cuối năm 2014, cho rằng, điều này không vi phạm lệnh cấm của NATO...

Phê phán Hy Lạp bán Zubr cho Trung Quốc 

Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 4 tháng 12 đăng bài viết "Philippines chỉ trích Hy Lạp bán tàu đổ bộ cho Trung Quốc, cho rằng sẽ dùng để tranh đoạt Biển Đông".

Tàu đổ bộ đệm khí Zubr (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu đổ bộ đệm khí Zubr (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Bài viết dẫn mạng tin tức tổ hợp công nghiệp quân sự Nga ngày 4 tháng 10 đưa tin, gần đây, sau khi được Chính phủ Hy Lạp bật đèn xanh, Trung Quốc đã mua tàu đổ bộ đệm khí Zubr cũ của Hải quân Hy Lạp.

Zubr là tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất trên thế giới, có thể chở 3 chiếc xe tăng và 300 binh sĩ đổ bộ, hành trình vài trăm hải lý, hơn nữa còn có thể bố trí thủy lôi/rải mìn. Trước đó, Quân đội Trung Quốc đã trang bị vài chiếc tàu đổ bộ đệm khí Zubr, một chiếc gần đây được Ukraine bàn giao vào mấy tháng trước.

Sự khác biệt chính của loại tàu đổ bộ đệm khí này của Trung Quốc với tàu chiến cùng loại của Nga ở chỗ bố trí vũ khí, Trung Quốc sử dụng pháo AK-630 nội phiên bản tàng hình, radar Type 364 và hệ thống điều khiển hỏa lực quang học OFC-3.

Người phát ngôn tin tức Hải quân Hy Lạp Kleftos Priapos nhấn mạnh, bán tàu đổ bộ đệm khí Zubr cho Trung Quốc hoàn toàn không vi phạm lệnh cấm vũ khí đối với Trung Quốc của NATO, bởi vì những tàu chiến này được chế tạo tại Nga hoặc Ukraine. Ngoài ra, Hy Lạp cần nguồn lực tài chính.

Tàu đổ bộ đệm khí Zubr (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu đổ bộ đệm khí Zubr (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Nhưng, khi phóng viên Philippines đưa ra vấn đề mang tính chỉ trích, tuyên bố tàu này có thể được Trung Quốc dùng để chiếm quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), người phát ngôn Hy Lạp buộc phải làm gián đoạn cuộc phỏng vấn này.

Có bài báo cho rằng, Hải quân Hy Lạp chuyển bán chiếc tàu đổ bộ đệm khí Zubr đầu tiên cho Trung Quốc sẽ bàn giao vào cuối năm 2014, dự kiến số hiệu thân tàu là 1337.

La Viện tưởng tượng về “biển Nam Trung Hoa”

Trên trạng mạng tiếng Trung 81.cn có một bài viết được cho là của La Viện. Bài viết dẫn lời Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Philippines đưa ra 2 kiến nghị tại Diễn đàn Hương Sơn lần thứ 5 do Trung Quốc tổ chức gần đây. Hai kiến nghị này gồm: Một là hy vọng các bên tuân thủ Tuyên bố về hành vi ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không được phá vỡ hiện trạng Biển Đông. Hai là sử dụng biện pháp pháp lý giải quyết tranh chấp Biển Đông, hy vọng các bên tuân thủ luật biển.

Ngoài ra, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Philippines còn gọi Biển Đông là “biển Tây Philippines”, là “sân sau” của Philippines.

Tàu đổ bộ đệm khí Zubr (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu đổ bộ đệm khí Zubr (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Đối với vấn đề này, chuyên gia Trung Quốc có tên là La Viện đã nói ra nói vào, cho rằng, phát biểu trên cho thấy Philippines bất mãn với hành vi lấn biển, xây đảo phi pháp của Trung Quốc ở một số đá ngầm tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

La Viện cho rằng, DOC không có tính ràng buộc về pháp lý (vì vậy Trung Quốc thích làm gì thì làm, không tuân thủ DOC?). La Viện cũng dị nghị về việc Philippines năm 2011 đưa ra kế hoạch đổ bộ lên đảo, di dân lên đảo Thị Tứ, xây dựng hạ tầng quân sự và dân sự, coi đó là vi phạm DOC.

La Viện còn cho rằng, cộng đồng quốc tế gọi là “biển Nam Trung Hoa”, rằng ai đặt trước thì lấy đó làm “chuẩn”, Philippines năm 2011 mới đặt tên Biển Đông là “biển Tây Philippines”. La Viện coi hành động này của Philippines là “vi phạm luật biển truyền thống”.

Có lẽ ông La Viện tưởng bở là, khi có người gọi “biển Nam Trung Hoa” thì có nghĩa là Biển Đông hoàn toàn thuộc chủ quyền của Trung Quốc?! Vậy khi cộng đồng quốc tế gọi “biển Nhật Bản” thì tất cả biển này thuộc về Nhật Bản? Các nước Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên và Nga không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở vùng biển này? La Viện không nên tưởng bở như vậy.

Tàu đổ bộ đệm khí Zubr (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu đổ bộ đệm khí Zubr (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Đông Bình