LTS: Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa tin: Nhận đơn kiến nghị của một số người thi tuyển viên chức (giáo viên) tại Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc cuối năm 2012, trong đó có chị Dương Thị Ánh (trú tại Quang Sơn - Lập Thạch - Vĩnh Phúc), phóng viên đã cùng chị Ánh đến Sở này.
Theo dòng sự kiện:
Bài 1: Sở giáo dục Vĩnh Phúc 'bẻ cong' Nghị định của Chính phủ
Bài 2: Vụ Sở 'bẻ' Nghị định Chính phủ: Lời than của các cựu nữ sinh
Bài 3: Bẻ cong' NĐ Chính phủ: Quan chức Sở 'đi vắng, có việc gấp'
Bài 4: Cô giáo thi viên chức: 'Tôi đã hận Sở giáo dục Vĩnh Phúc đến vô cùng'
Bài 5: Vụ 'bẻ cong' NĐ Chính phủ: 'Công luận đang giám sát Sở GD Vĩnh Phúc'
Bài 1: Sở giáo dục Vĩnh Phúc 'bẻ cong' Nghị định của Chính phủ
Bài 2: Vụ Sở 'bẻ' Nghị định Chính phủ: Lời than của các cựu nữ sinh
Bài 3: Bẻ cong' NĐ Chính phủ: Quan chức Sở 'đi vắng, có việc gấp'
Bài 4: Cô giáo thi viên chức: 'Tôi đã hận Sở giáo dục Vĩnh Phúc đến vô cùng'
Bài 5: Vụ 'bẻ cong' NĐ Chính phủ: 'Công luận đang giám sát Sở GD Vĩnh Phúc'
Tuy nhiên, tiếp phóng viên và chị Ánh chỉ là sự im lặng, các lãnh đạo Sở đều thông báo "đi công tác", "bận đột xuất". Và dù phóng viên (có giấy giới thiệu của cơ quan) đã có mặt trực tiếp tại cơ quan này, lãnh đạo Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc vẫn yêu cầu làm việc qua văn bản.
Đáp ứng yêu cầu trên, Báo Giáo dục Việt Nam đã gửi công văn kèm những câu hỏi đề nghị Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc trả lời (câu hỏi mời bạn xem ở cuối bài viết này). Sau đó, Báo đã nhận được Công văn số 178/SGDĐT của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, do ông Phó Giám đốc Nguyễn Phú Sơn ký thay Giám đốc Sở Hoàng Minh Quân.
Để rộng đường dư luận, Giaoduc.net.vn xin đăng tải các nội dung chính trong công văn trả lời của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, kèm những ghi chú để bạn đọc nắm được mạch sự kiện.Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc thừa nhận và biện hộ lòng vòng lý do làm trái Nghị định Chính phủ
Công văn viết: Hội đồng xét tuyển giáo viên Sở GD&ĐT trong các ngày từ 28/11 đến hết ngày 18/12/2012 đã nhận được 602 hồ sơ đăng ký dự xét tuyển vào các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT. Căn cứ thực tế công tác xét hồ sơ, thấy rằng: 100% bảng điểm của thí sinh nộp về do 11 trường đại học trên cả nước và Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc cấp đều đánh giá sinh viên dựa trên điểm trung bình chung toàn khóa (con điểm này đã bao gồm điểm học tập và điểm tốt nghiệp). Nội dung trên đây thật ra là điều hiển nhiên không cần nêu ra ai cũng biết! Bởi bảng điểm nào chẳng để đánh giá sinh viên, và điểm trung bình chung toàn khóa (TBCTK) là lượng hóa sự đánh giá đó. Điểm trung bình chung toàn khóa cũng dĩ nhiên bao gồm điểm học tập (ĐHT) và điểm tốt nghiệp (ĐTN). Tuy nhiên, cần phân biệt 2 rõ ràng chuyện rất khác nhau: trường ĐH, CĐ khi cho sinh viên ra trường thì đánh giá quá trình học tập của sinh viên đó bằng bảng điểm này; nhưng các cơ quan tuyển dụng khác nhau khi dùng bảng điểm này thì lại cần tùy vào mục tiêu, nhiệm vụ của mình để có cách chọn lọc khác nhau. Vì tuyển viên chức là tuyển cán bộ cho Nhà nước nên mới cần có Nghị định 29/2012/NĐ-CP Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Đã là quy định được cơ quan hành pháp cao nhất - Chính phủ ban hành thì có nghĩa Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc phải tuân thủ nghiêm túc. Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc chắc chắn thừa hiểu điều này, nên trong "Hướng dẫn Tuyển dụng giáo viên năm 2012" (văn bản rất quan trọng để Sở tổ chức kỳ thi tuyển), Sở nêu ngay trên 2 dòng đầu tiên: Căn cứ Luật Viên chức, Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP v.v. Thế nhưng, ở đoạn tiếp theo trong Công văn trả lời Giáo dục Việt Nam, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc viết như thể cách tính điểm của mình là "đúng với Nghị định". Thực tế, công thức Sở này dùng để tính hoàn toàn "phớt lờ" Nghị định 29 mà chính Sở nêu ra làm căn cứ! Cụ thể, công văn viết: Xuất phát từ điểm chung này, đồng thời không xa rời khuôn khổ cốt lõi của Nghị định 29, trong thẩm quyền và trách nhiệm của mình, Hội đồng xét tuyển giáo viên Sở GD&ĐT họp ngày 25/1/2013 đã đồng thuận quan điểm thống nhất cách tính điểm xét tuyển, đó là: chọn một cách tính điểm tuyển dụng chung nhất theo Nghị định 29 để đánh giá khách quan và công bằng đối với toàn thể thí sinh đủ điều kiện dự xét tuyển, sau khi kiểm tra, sát hạch (205 người). Công thức tính được hội đồng nhất trí phê duyệt là: Tổng điểm xét tuyển = Điểm trung bình chung toàn khóa (quy thang điểm 100) x 2 + Điểm thực hành x 2. Như vậy có thể hiểu, "sự phê duyệt" của Hội đồng xét tuyển giáo viên Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc có giá trị pháp lý cao hơn cả Nghị định. Thế nên, dù Nghị định không hề có công thức nào cho phép Điểm trung bình chung toàn khóa x 2, Sở vẫn tự đặt ra và thực hiện theo công thức này!
Đáp ứng yêu cầu trên, Báo Giáo dục Việt Nam đã gửi công văn kèm những câu hỏi đề nghị Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc trả lời (câu hỏi mời bạn xem ở cuối bài viết này). Sau đó, Báo đã nhận được Công văn số 178/SGDĐT của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, do ông Phó Giám đốc Nguyễn Phú Sơn ký thay Giám đốc Sở Hoàng Minh Quân.
Để rộng đường dư luận, Giaoduc.net.vn xin đăng tải các nội dung chính trong công văn trả lời của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, kèm những ghi chú để bạn đọc nắm được mạch sự kiện.Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc thừa nhận và biện hộ lòng vòng lý do làm trái Nghị định Chính phủ
Công văn viết: Hội đồng xét tuyển giáo viên Sở GD&ĐT trong các ngày từ 28/11 đến hết ngày 18/12/2012 đã nhận được 602 hồ sơ đăng ký dự xét tuyển vào các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT. Căn cứ thực tế công tác xét hồ sơ, thấy rằng: 100% bảng điểm của thí sinh nộp về do 11 trường đại học trên cả nước và Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc cấp đều đánh giá sinh viên dựa trên điểm trung bình chung toàn khóa (con điểm này đã bao gồm điểm học tập và điểm tốt nghiệp). Nội dung trên đây thật ra là điều hiển nhiên không cần nêu ra ai cũng biết! Bởi bảng điểm nào chẳng để đánh giá sinh viên, và điểm trung bình chung toàn khóa (TBCTK) là lượng hóa sự đánh giá đó. Điểm trung bình chung toàn khóa cũng dĩ nhiên bao gồm điểm học tập (ĐHT) và điểm tốt nghiệp (ĐTN). Tuy nhiên, cần phân biệt 2 rõ ràng chuyện rất khác nhau: trường ĐH, CĐ khi cho sinh viên ra trường thì đánh giá quá trình học tập của sinh viên đó bằng bảng điểm này; nhưng các cơ quan tuyển dụng khác nhau khi dùng bảng điểm này thì lại cần tùy vào mục tiêu, nhiệm vụ của mình để có cách chọn lọc khác nhau. Vì tuyển viên chức là tuyển cán bộ cho Nhà nước nên mới cần có Nghị định 29/2012/NĐ-CP Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Đã là quy định được cơ quan hành pháp cao nhất - Chính phủ ban hành thì có nghĩa Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc phải tuân thủ nghiêm túc. Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc chắc chắn thừa hiểu điều này, nên trong "Hướng dẫn Tuyển dụng giáo viên năm 2012" (văn bản rất quan trọng để Sở tổ chức kỳ thi tuyển), Sở nêu ngay trên 2 dòng đầu tiên: Căn cứ Luật Viên chức, Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP v.v. Thế nhưng, ở đoạn tiếp theo trong Công văn trả lời Giáo dục Việt Nam, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc viết như thể cách tính điểm của mình là "đúng với Nghị định". Thực tế, công thức Sở này dùng để tính hoàn toàn "phớt lờ" Nghị định 29 mà chính Sở nêu ra làm căn cứ! Cụ thể, công văn viết: Xuất phát từ điểm chung này, đồng thời không xa rời khuôn khổ cốt lõi của Nghị định 29, trong thẩm quyền và trách nhiệm của mình, Hội đồng xét tuyển giáo viên Sở GD&ĐT họp ngày 25/1/2013 đã đồng thuận quan điểm thống nhất cách tính điểm xét tuyển, đó là: chọn một cách tính điểm tuyển dụng chung nhất theo Nghị định 29 để đánh giá khách quan và công bằng đối với toàn thể thí sinh đủ điều kiện dự xét tuyển, sau khi kiểm tra, sát hạch (205 người). Công thức tính được hội đồng nhất trí phê duyệt là: Tổng điểm xét tuyển = Điểm trung bình chung toàn khóa (quy thang điểm 100) x 2 + Điểm thực hành x 2. Như vậy có thể hiểu, "sự phê duyệt" của Hội đồng xét tuyển giáo viên Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc có giá trị pháp lý cao hơn cả Nghị định. Thế nên, dù Nghị định không hề có công thức nào cho phép Điểm trung bình chung toàn khóa x 2, Sở vẫn tự đặt ra và thực hiện theo công thức này!
Công văn Báo Giáo dục Việt Nam gửi Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc. |
Công văn trả lời của Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc. Đoạn cuối cùng thể hiện công thức tính của Sở này, không hề được quy định trong Nghị định 29/2012/NĐ-CP. |
Biện hộ cho cách tính không theo Nghị định, công văn của Sở viết: Dù hình thức đào tạo theo tín chỉ hay niên chế thì điểm trung bình chung toàn khóa vẫn là điểm đánh giá chuẩn, toàn diện và đáng tin cậy nhất về quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên. Vì lẽ đó con điểm này được tất cả các trường đại học, cao đẳng tính làm kết quả cuối cùng trong bảng điểm tốt nghiệp của sinh viên. Đây tiếp tục là một điều hoàn toàn hiển nhiên mà Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc không cần nêu ra ai cũng hiểu. Thế nhưng, điều đó cũng hoàn toàn không có mối liên quan nào đến cách tính điểm trong tuyển dụng viên chức mà Chính phủ đã phải ban hành riêng một Nghị định 29 để cả nước thực hiện. Chính vì cố gắng diễn giải cách thực hiện của mình là "đúng theo Nghị định 29" nên trong công văn có đoạn truyền đạt sai lệch tinh thần, nội dung của chính Nghị định. Công văn viết: Cách tính điểm mà Nghị định 29 đưa ra, tuy phân chia làm hai cách tính dành cho hai hình thức đào tạo tín chỉ và niên chế, nhưng xét về bản chất đều căn cứ trên điểm trung bình chung học tập toàn khóa và điểm kiểm tra sát hạch của thí sinh (?!) Từ những lập luận nêu trên, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc khẳng định việc kiểm tra sát hạch là "tuân thủ pháp luật, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng...". Về chuyện có "tuân thủ pháp luật" hay không, như bên trên chúng tôi đã phân tích! Còn "khách quan", "dân chủ", "công bằng"... ở đâu khi như trường hợp chị Dương Thị Ánh, bị "chém đẹp" mất 20,5 điểm (nếu tính đúng theo cách của Nghị định 29 thì chị Ánh đạt 290,3, tính theo cách của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc chỉ còn 269,8)! Mà không chỉ chị Dương Thị Ánh bị tính điểm hụt đi kiểu như vậy! (xem chi tiết)
Câu hỏi Giaoduc.net.vn đã gửi cho Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc:
1. Theo phản ánh của chị Dương Thị Ánh (trú tại Quang Sơn – Lập Thạch – Vĩnh Phúc), Dương Thị Mai (trú tại Yên Dương – Tam Đảo- Vĩnh Phúc), Trần Thị Bích Nguyệt (trú tại Văn Xuân – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc), về đợt xét tuyển viên chức của ngành tổ chức ngày 26/12/2102. Sở lại thực hiện cách tính điểm khác với Nghị định 29/2012/NĐ-CP về Tuyển dụng, sử dụng và quản lí viên chức. Đáng ra họ phải có tên trong danh sách dự kiến trúng tuyển nhưng thực tế lại không có, sở lí giải sao về việc này?
2. Cũng theo phản ánh, trong Nghị định 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định khi xét tuyển viên chức phải tính điểm học tập, điểm tốt nghiệp (Luận văn với những người làm luận văn), điểm thực hành, nhưng họ lại không được tính điểm tốt nghiệp. Sở lại quy sang diện đào tạo theo tín chỉ, vì sao lại có chuyện này?
3. Cơ sở nào và văn bảo nào để Sở có cách tính sinh viên học theo niên chế lại được gộp thành tín chỉ?
4. Về việc tách điểm, theo người phản ánh nói rằng họ không được thông báo tách điểm, hoặc có lên hỏi sở nhưng sở nói không cần, nhưng cấp dưới cùng Hội đồng xét tuyển viên chức (cấp Phòng) lại thông báo cho thí sinh về trường tách điểm. Vì sao lại có sự áp dụng quy định khác nhau này?
5. Khi Sở chọn phương thức tính điểm theo hệ thống tín chỉ Sở có lường trước được rằng như vậy là không cồng bằng với các em được đào tạo theo niên chế, vì em nào có điểm tốt nghiệp hay luận văn cao hơn điểm TB toàn khóa sẽ thiệt hơn những em có điểm TB Toàn khóa cao mà điểm tốt nghiệp lại thấp?
6. Phương hướng xử lí của sở đối với các cá nhân nêu trên và những trường hợp tương tự?
1. Theo phản ánh của chị Dương Thị Ánh (trú tại Quang Sơn – Lập Thạch – Vĩnh Phúc), Dương Thị Mai (trú tại Yên Dương – Tam Đảo- Vĩnh Phúc), Trần Thị Bích Nguyệt (trú tại Văn Xuân – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc), về đợt xét tuyển viên chức của ngành tổ chức ngày 26/12/2102. Sở lại thực hiện cách tính điểm khác với Nghị định 29/2012/NĐ-CP về Tuyển dụng, sử dụng và quản lí viên chức. Đáng ra họ phải có tên trong danh sách dự kiến trúng tuyển nhưng thực tế lại không có, sở lí giải sao về việc này?
2. Cũng theo phản ánh, trong Nghị định 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định khi xét tuyển viên chức phải tính điểm học tập, điểm tốt nghiệp (Luận văn với những người làm luận văn), điểm thực hành, nhưng họ lại không được tính điểm tốt nghiệp. Sở lại quy sang diện đào tạo theo tín chỉ, vì sao lại có chuyện này?
3. Cơ sở nào và văn bảo nào để Sở có cách tính sinh viên học theo niên chế lại được gộp thành tín chỉ?
4. Về việc tách điểm, theo người phản ánh nói rằng họ không được thông báo tách điểm, hoặc có lên hỏi sở nhưng sở nói không cần, nhưng cấp dưới cùng Hội đồng xét tuyển viên chức (cấp Phòng) lại thông báo cho thí sinh về trường tách điểm. Vì sao lại có sự áp dụng quy định khác nhau này?
5. Khi Sở chọn phương thức tính điểm theo hệ thống tín chỉ Sở có lường trước được rằng như vậy là không cồng bằng với các em được đào tạo theo niên chế, vì em nào có điểm tốt nghiệp hay luận văn cao hơn điểm TB toàn khóa sẽ thiệt hơn những em có điểm TB Toàn khóa cao mà điểm tốt nghiệp lại thấp?
6. Phương hướng xử lí của sở đối với các cá nhân nêu trên và những trường hợp tương tự?
* Đón đọc bài tiếp theo vào sáng 15/3: Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc nhiều lần khẳng định "điểm trung bình chung toàn khóa đã bao gồm điểm học tập và điểm tốt nghiệp", thực chất cái gọi là "bao gồm" ở đây là gì, có bảo đảm công bằng hay không? Và văn bản của Bộ GD&ĐT mà Sở này viện dẫn liệu có giá trị trong việc tuyển dụng viên chức hay là không?
Xuân Trung