Có bàn tay của Ban Tiếp thị và Truyền thông
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã thông tin về việc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) tổ chức in lịch Tết Nguyên đán có nhiều dấu hiệu bất thường.
Theo đó, Agribank là đơn vị do Nhà nước nắm giữ 100% vốn. Vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm, ngân hàng này đều thực hiện in lịch tặng đối tác, khách hàng.
Tuy nhiên, theo Luật Đấu thầu 2013, Nghị định 63 năm 2014 của Chính phủ, Quyết định 08 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đơn vị nhà nước mua sắm tập trung phải tuân theo phương thức tập trung để đảm bảo từng đồng thuế của người dân được chi đúng mục đích và đạt hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên, thông tin và tài liệu phóng viên có được, thay vì in lịch theo hình thức đấu thầu tập trung để tăng hiệu quả kinh tế, giảm thời gian, chi phí, Agribank lại chọn hình thức phân bổ tiền cho các chi nhánh nhằm tránh đấu thầu tập trung.
Việc Agribank không thực hiện đấu thầu tập trung khi in lịch Tết là dấu hiệu bất thường cần phải được làm rõ, nhằm tránh thất thoát ngân sách nhà nước. Ảnh: Vũ Phương |
Cụ thể như năm 2016, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra thông báo số 10056/NHNo-TTTr về việc hướng dẫn sử dụng market và in lịch Xuân Bính Thân năm 2016 của Agribank do bà Nguyễn Thị Phượng – Phó Tổng giám đốc ký ngày 20/11/2015 gửi các trưởng văn phòng đại diện, giám đốc các chi nhánh loại I, loại II, chi nhánh Campuchia.
Theo đó, mức chi tối đa cho việc in và phát hành lịch Xuân Bính Thân năm 2016 gồm các đơn vị như trụ sở chính 500 triệu đồng, văn phòng đại diện 200 triệu đồng, các chi nhánh từ 50 đến 400 triệu đồng.
Kèm theo thông báo trên còn có Thư công tác của Ban Tiếp thị và Truyền thông của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi kèm theo thông báo nội dung chỉ sử dụng market và in của một công ty.
Đi kèm với các thông báo trên phía Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các chi nhánh thực hiện đúng theo mẫu thiết kế (market) kèm theo của Ban Thông tin và Truyền thông đưa ra.
Như vậy, các chi nhánh dù được cho phép in lịch Tết Nguyên đán theo số tiền đã phân bổ, tuy nhiên không thể quyết định đơn vị in ấn để đảm bảo giá cả cạnh tranh, bởi market in độc quyền thuộc về một doanh nghiệp do Agribank chỉ định.
Tổng số tiền Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chỉ tính riêng việc chi tiền cho in lịch Tết Nguyên đán 2016 số tiền được phân bổ dự chi lên đến hơn 33 tỷ đồng.
Nội dung văn bản chỉ đạo việc in lịch Tết Nguyên đán và thư công tác của Agribank bộc lộ những dấu hiệu bất thường. Ảnh: Vũ Phương |
Ngoài ra, Ngân hàng này cũng ban hành Thông báo số 4098/NHNo – TTTr về việc tổ chức in và phát hành lịch năm 2014 ký ngày 11/6/2013 do ông Nguyễn Tiến Đông - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lúc đó ký gửi các trưởng văn phòng đại diện, giám đốc các sở giao dịch, chi nhánh loại I, II, Chi nhánh Campuchia.
Thông báo trên nêu rõ nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp thị thông qua việc in và phát hành lịch Agribank năm 2014 đồng thời tạo điều kiện để các đơn vị chủ động thời gian tiếp thị đối tác, khách hàng cuối năm cũng như tiết giảm chi phí chung toàn ngành.
Trong đó, thông báo nêu cụ thể mức chi tối đa bao nhiêu tiền cho việc in lịch của từng chi nhánh. Các mức mỗi chi nhánh được in lịch từ 30 triệu đồng đến 200 triệu đồng.
Ngân sách phải chi thêm tiền, có người hưởng lợi lớn
Theo tìm hiểu của phóng viên, trên thị trường có một doanh nghiệp in ấn nhận mình là công ty độc quyền có market và in cho cả hệ thống Agribank.
Công ty này có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Để tìm hiểu rõ về việc công ty này in cho Agribank như thế nào, phóng viên đã liên hệ qua số hotline 094.15.17...
Theo đó, nhân viên giọng nam xác nhận đơn vị này nhiều năm nay đã thiết kế market độc quyền và hiển nhiên công ty này được quyền in lịch độc quyền cho toàn hệ thống Agribank.
Nhân viên này cũng khẳng định: “Mẫu market bên tôi thiết kế cho Agribank mấy năm nay là mẫu độc quyền. Năm nay cũng vậy, mẫu độc quyền 2017”.
Diễn biến khác, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam cũng có được một bảng báo giá mới đây của một chi nhánh thuộc Agribank được công ty in độc quyền vừa gửi báo giá.
Bảng báo giá công ty in lịch Tết Nguyên đán năm 2018 cho Agribank gửi cho một chi nhánh thuộc hệ thống Agribank. Ảnh: Vũ Phương. |
Trong khi đó, thông tin phóng viên có được cho thấy, một số chi nhánh Agribank vì sốt ruột Tết sắp đến đã liên lạc với Ban Tiếp thị và Truyền thông để hỏi market nhưng được trả lời là chưa có.
Vấn đề đặt ra ở đây là Công ty Jinpack dựa vào đâu để khẳng định mình độc quyền market lịch Tết cho Agribank?
Nếu không có "tay trong", thì công ty này có tự tin đến như vậy? Hay họ chỉ báo giá cho vui?
Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Luật sư Trương Thanh Đức - Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) thẳng thắn cho rằng: “Đó là cách làm rất bất thường và khó hiểu.
In lịch tập trung với lượng lớn sẽ có lợi cho việc tiết kiệm ngân sách Nhà nước rất nhiều bởi giá thành in giảm hơn nhiều lần so với in ít. Nhưng anh lại xé nhỏ ra để phân bổ về chi nhánh nhằm lách luật để không phải thực hiện đấu thầu theo quy định.
Việc xé nhỏ gói thầu vừa đẩy giá thành in lịch lên rất cao, thiếu đồng bộ và mất thời gian. Điều quan trọng nhất là anh sử dụng đồng tiền của nhà nước thiếu hiệu quả gây lãng phí, tốn kém.
Luật Đấu thầu và các Nghị định, Quyết định liên quan đã quy định rất rõ, đối với mua sắm tập trung phải tuân theo phương thức tập trung để đảm bảo đạt mục đích và đạt hiệu quả kinh tế. Việc vi phạm đấu thầu trong việc này đã rõ”.
Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, việc Agribank chia nhỏ để các chi nhánh tự in lịch Tết là rất khó hiểu và có dấu hiệu lách luật. Ảnh: Vũ Phương. |
Luật sư Trương Thanh Đức cũng chỉ ra: “Anh phân bổ bao định mức chi tiền cho các chi nhánh quyền tự quyết trong việc in lịch tết, nhưng các chi nhánh lại phải theo maket và đơn vị in ấn do anh chỉ định là điều dễ nhận ra có tiêu cực ở đây.
Cách chỉ đạo và hướng dẫn loằng ngoằng và khó hiểu như vậy không ai làm cả. Với cách mua sắm và chỉ đạo như trên có thể nói lợi ích công ở đây bị thiệt hại nặng, còn tư lại rất lợi.
Bởi vì sao, lẽ ra anh in lịch tất cả cho toàn hệ thống thì số tiền bỏ ra để in lịch sẽ rấ thấp, thậm chí thấp bằng một nửa so với việc anh xé nhỏ ra in.
Như vậy có thể thấy rằng, anh cho in theo kiểu xé nhỏ, giá in lẻ, nhưng thực chất vẫn là in chung cùng một market, nhưng giá tiền lại chênh lệch rất lớn.
Duy nhất một công ty có market và được in cho toàn hệ thống, câu hỏi đặt ra giá công ty này đưa ra có đảm bảo cạnh tranh hay điều gì đó bất thường ở đây”.
Cũng theo vị chuyên gia này, hoàn toàn có thể đặt dấu hỏi nghi ngờ có sự ăn chia ở đây, không loại trừ có lợi ích nhóm bởi dấu hiệu tiệc cực rất rõ.
Các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân không ai làm như vậy không đặt hiệu quả kinh tế.
Những bất thường tiền tỷ trong việc in ấn lịch Tết của Agribank |
Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng: “Cần thiết các cơ quan chức năng như kiểm toán nhà nước vào cuộc làm rõ việc này”.
Trong khi đó, trao đổi với phóng viên, một nhân viên kinh doanh của một doanh nghiệp in trên địa bàn Hà Nội tiết lộ: “Đâu phải doanh nghiệp in nào cũng “nhảy” được vào các gói thầu lớn hàng tỷ đồng in lịch Tết cuối năm.
Thậm chí, dù doanh nghiệp có cở sở vật chất, máy móc hiện đại, giá cả cạnh tranh cũng chưa chắc bởi phải có mối quan hệ và chịu chi”.
Cũng theo nhân viên này, việc báo giá nhiều khi chỉ mang tính hình thức, gần như trước khi đi vào ký kết hợp đồng hai bên đã thống nhất mức ăn chia ngầm...