Chớ coi thường bệnh ghẻ

31/05/2012 07:00
ThS. Đỗ Xuân Khoát/skđs
 Có lẽ giờ đây, khi nhắc tới bệnh ghẻ, nhiều người, nhất là những người sống ở thành phố sẽ gạt phăng vì nghĩ rằng đây là bệnh chỉ gặp ở những nơi có điều kiện dinh dưỡng và vệ sinh kém
Có lẽ giờ đây, khi nhắc tới bệnh ghẻ, nhiều người, nhất là những người sống ở thành phố sẽ gạt phăng vì nghĩ rằng đây là bệnh chỉ gặp ở những nơi có điều kiện dinh dưỡng và vệ sinh kém. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy rằng, ngay cả những thành phố lớn, bệnh ghẻ vẫn tồn tại và nhiều khi bị chẩn đoán nhầm. Do đó mà có những gia đình bị ghẻ cả nhà trong suốt 2 năm trời vẫn chưa được chẩn đoán và điều trị đúng.Cái ghẻ xâm nhập qua da gây bệnh Căn nguyên gây bệnh ghẻ là một loại ký sinh trùng có tên sarcoptes scabiei, có nơi còn gọi là con mạt ngứa (itch mite). Con cái có kích thước từ 0.3-0.5mm. Cái ghẻ xâm nhập vào đường biểu bì da, đào hầm và đẻ trứng. Chúng đẻ từ 2-3 trứng/ngày và đẻ liên tục trong 4-6 tuần liền. Trứng nở thành ấu trùng và phát triển thành con trưởng thành chỉ trong vòng 3-4 ngày. Lây bệnh ghẻ là do tiếp xúc trực tiếp với người bị ghẻ, nằm chung giường, mặc chung quần áo, dùng chung khăn tắm. Cái ghẻ có thể sống ngoài cơ thể được 2-3 ngày, điều này rất có ý nghĩa trong việc tư vấn điều trị.
Tổn thương do ghẻ có thể nhầm lẫn với eczema.
Tổn thương do ghẻ có thể nhầm lẫn với eczema.
Ngứa ghẻ có thể nhầm lẫn với eczema Người bị nhiễm ký sinh trùng ghẻ lần đầu tiên trong vòng 2 tuần đầu hoàn toàn chưa có biểu hiện ngứa do mới bị ghẻ xâm nhập nên chưa có sự phản ứng lại (hay là sự nhạy cảm). Việc chẩn đoán ghẻ rất dễ, ai đó từng bị ghẻ đều có thể nhận ra được, nhưng đôi khi cũng bị nhầm lẫn tại các phòng khám chuyên khoa vì ghẻ lâu ngày tạo thành eczema hóa hoặc bội nhiễm hoặc ghẻ vảy. Dựa vào triệu chứng bệnh ngứa nhiều về đêm, ngứa tăng khi trời nóng, khi lao động, chơi thể thao. Mụn nước ở vị trí đặc hiệu, kẽ ngón tay, lằn chỉ cổ tay, nếp gấp bàn tay, vùng thắt lưng, cạp quần, bẹn,  đùi, sinh dục, nách, núm vú ở phụ nữ. Điều đặc biệt là ghẻ không thấy ở mặt, đầu và 1/3 trên lưng. Đối với trẻ em dưới 2 tuổi, ghẻ có thể bị toàn thân. Có thể dùng kính lúp soi bắt được cái ghẻ nằm ở cuối đường hầm trong da. Chữa ghẻ bằng cả đông y và tây y Đông y thường dùng lá cây ba gạc, lá đào đun nước tắm, nhựa cây máu chó bôi tại chỗ. Tắm nước muối, tắm biển… Tây y có thể dùng một trong những loại thuốc sau: D.E.P.(dietyl phtalat); benzyl benzoat (ascabiol, scabitox, zylate); eurax (crotamintan); permethrin cream 5% (elimite); lindane (gamma–benzen hexachlorid, kwell). Ngoài ra, cần đặc biệt chú ý, khi điều trị ghẻ, phải điều trị cho cả những người sống chung trong gia đình hoặc trong cùng đơn vị, ký túc xá sinh viên, tẩy uế quần áo, ga gối. Trong mùa hè, phơi quần, áo, ga, gối 3-4 nắng. Quần áo giặt để 1 tuần sau mặc lại. Do bệnh ghẻ có thể xuất hiện ở bất kỳ địa phương nào, kể cả nông thôn hay thành thị nên nếu nghi ngờ mắc bệnh, không nên chủ quan để bệnh kéo dài dai dẳng.

CÁC TIN BÀI ĐƯỢC BẠN ĐỌC QUAN TÂM

11 loại thảo dược dễ tìm giúp bạn có hơi thở thơm tho

Những loại cá nước ngọt cực tốt cho sức khỏe (P2)

Phát hoảng với những thân hình "khủng" nhất thế giới do ăn nhiều

Những loại hoa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe khi cắm trong phòng ngủ

Những hình ảnh thương tâm về căn bệnh 'lạ' ở Quảng Ngãi

Chùm ảnh: Những thực phẩm ngăn ngừa bệnh viêm khớp hiệu quả

Quả bơ và 10 tác dụng cực tốt cho sức khỏe có thể bạn chưa biêt?

Cảnh báo: Nhuộm tóc có thể sẽ gây ung thư

Lạ lùng người phụ nữ khóc ra 'kim cương'

Điểm mặt những món ăn cho quý ông ngại... “yêu”

"Ổ bệnh" thực phẩm thối: "Bốc lòng" như "bốc rạ"

Những bệnh răng miệng thường mắc phải và cách phòng tránh

ThS. Đỗ Xuân Khoát/skđs