Chuyển đổi quân sự Nhật Bản: Bước cuối cùng là sửa Hiến pháp

25/08/2013 10:45
Việt Dũng
(GDVN) - Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã là một quân đội hiện đại: đủ các quân binh chủng, biên chế thể chế hoàn bị, năng lực tác chiến mạnh, vũ khí trang bị tốt.
Nhật Bản vừa hạ thủy tàu sân bay trực thăng Izumo 22DDH ngày 6 tháng 8 năm 2013
Nhật Bản vừa hạ thủy tàu sân bay trực thăng Izumo 22DDH ngày 6 tháng 8 năm 2013

Tờ “Giải phóng quân” Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, cơ quan cố vấn của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có ý định vào cuối tháng 8 khởi động các cuộc thảo luận có liên quan đến thực hiện quyền tự vệ tập thể, làm thế nào để sửa đổi giải thích của Hiến pháp về quyền tự vệ tập thể trở thành chủ đề chính để thảo luận.

Được biết, ông Shinzo Abe có kế hoạch dựa trên cơ sở của hoạt động thảo luận này để triển khai công tác sửa đổi giải thích về quyền tự vệ tập thể trong Hiến pháp hòa bình, đồng thời phản ánh nó vào trong Đại cương phòng vệ mới được xây dựng vào cuối năm nay.

Trước đây, Nhật Bản có một loạt động thái đáng chú ý như nới lỏng “Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí”, hạ thủy “bán tàu sân bay” Izumo, thảo luận đổi tên “Lực lượng phòng vệ” thành “Quân đội chính quy”… Điều này được báo Trung Quốc cho là “từng bước kích động dây thần kinh của những người yêu chuộng hòa bình”.

Sau khi trải qua nhiều năm thay đổi từng bước, “bình thường hóa quân sự” của Nhật Bản đã bước vào giai đoạn tăng tốc, và báo Trung Quốc cho là “đã gây ra sự cảnh giác và lo ngại cho cộng đồng quốc tế”.

Chuyển đổi chính sách an ninh và quốc phòng – từ “an ninh lệ thuộc” đến “an ninh tự chủ”

Đối với Nhật Bản, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, quan hệ Nhật-Mỹ đã bị che đậy bởi cục diện đối đầu hai cực, chính sách đối ngoại của Nhật Bản được báo chí TQ cố gắng tuyên truyền là "chỉ có thể nghe theo Mỹ".

Trước thập niên 70 của thế kỷ 20, dưới cái ô bảo vệ an ninh của Mỹ, Nhật Bản thực hiện “đường lối Yoshida” có đặc điểm là ưu tiên phát triển kinh tế, kiểm soát tăng trưởng quân bị quá nhanh, áp dụng thái độ kín tiếng trong các vấn đề quốc tế, không thể có chiến lược an ninh độc lập.

Tàu sân bay trực thăng hiện có lớp Hyuga của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Tàu sân bay trực thăng hiện có lớp Hyuga của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Cùng với sự thay đổi của tình hình quốc tế, Mỹ ngày càng không thể cung cấp bảo đảm an ninh đầy đủ cho Nhật Bản, bản thân Nhật Bản cũng tìm cách độc lập hơn về chính trị, kinh tế, ngoại giao, thậm chí quốc phòng.

Tháng 6 năm 1980, cơ quan tư vấn của Thủ tướng Nhật Bản đã trình một bản báo cáo nghiên cứu mang tên “Chiến lược bảo đảm an ninh tổng hợp”, nhấn mạnh bảo đảm an ninh và ổn định quốc gia như “sử dụng tổng hợp sức mạnh kinh tế, sức mạnh ngoại giao và sức mạnh sáng tạo văn hóa”, từ đó đã mở đầu cho việc hoạch định chiến lược an ninh quốc gia sau chiến tranh của Nhật Bản. Dựa vào năm đưa ra, báo cáo này được gọi là “Báo cáo 80”.

“Báo cáo 94” sau đó đưa ra “Chiến lược bảo đảm an ninh mang tính xây dựng năng động”, đã thể hiện tư tưởng “an ninh hợp tác” đậm đặc, tự chủ phòng vệ bắt đầu được coi trọng. “Báo cáo 04” đưa ra “Chiến lược bảo đảm an ninh thống nhất”, nhấn mạnh thông qua kết hợp giữa “tự nỗ lực” với “quan hệ đồng minh” và “hợp tác quốc tế”, thực hiện 2 mục tiêu lớn “bảo vệ an ninh Nhật Bản” và “cải thiện môi trường an ninh quốc tế”, tự chủ phòng vệ được nâng lên vị trí quan trọng.

“Báo cáo 09” và “Báo cáo 10” đưa ra “Chiến lược bảo đảm an ninh hợp tác đa tầng”, nhấn mạnh Nhật Bản cần áp dụng các biện pháp tích cực, chủ động hơn bảo vệ an ninh tự thân, đã xác lập vị trí cốt lõi của tự phòng vệ.

Máy bay chiến đấu F-2 được Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo, dựa trên nền tảng F-16 của Mỹ
Máy bay chiến đấu F-2 được Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo, dựa trên nền tảng F-16 của Mỹ

Chuyển đổi chức năng phòng vệ - từ “phòng thủ lãnh thổ” đến “can dự nước ngoài”

Ngày 10 tháng 8, các tàu huấn luyện và hộ vệ của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản gồm tàu Kajima, tàu Shirayuki và tàu Isoyuki đã cùng với tàu hộ vệ tên lửa “Tướng quân Kościuszko” của Ba Lan tổ chức diễn tập quân sự trên biển lần đầu tiên giữa Ba Lan-Nhật Bản. Trong hành trình xa xôi lần này, biên đội tàu chiến Nhật Bản sẽ thăm quân cảng của 18 quốc gia, hành trình lên tới 30.000 hải lý.

Từ sau khi rời khỏi đất nước vào thập niên 90 của thế kỷ trước, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trước sau đã tham gia nhiều nhiệm vụ ở nước ngoài như gìn giữ hòa bình quốc tế, tìm kiếm cứu nạn khẩn cấp quốc tế, chi viện chống khủng bố, hộ tống chống cướp biển, trên thực tế đã hoàn thành chuyển đổi từ “phòng vệ lãnh thổ” (bên trong) sang “can dự nước ngoài”, đã trở thành một lực lượng vũ trang có sự kết hợp trong nước và ngoài nước về chức năng, kiêm tấn công và phòng thủ về năng lực.

Năm 2011, để phục vụ cho hoạt động “tấn công cướp biển”, Nhật Bản còn xây dựng một căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai – tại Djibouti.

Trong 4 bộ “Đại cương kế hoạch phòng vệ” của Nhật Bản, có thể thấy được sự phát triển chuyển đổi chức năng của Lực lượng Phòng vệ. “Đại cương 76” đưa ra trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh đã định vị chức năng của Lực lượng Phòng vệ là “chống xâm lược” và “đánh trả xâm lược hạn chế”.

Đặc điểm hướng nội được định vị này rất rõ rệt, liên quan chặt chẽ tới môi trường chiến lược của Nhật Bản thời kỳ Chiến tranh Lạnh và năng lực của Lực lượng Phòng vệ, cũng phù hợp với nguyên tắc chiến lược “chuyên phòng thủ”.

Máy bay tuần tra săn ngầm P-1 do Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo, sẽ thay thế cho máy bay P-3C mua của Mỹ
Máy bay tuần tra săn ngầm P-1 do Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo, sẽ thay thế cho máy bay P-3C mua của Mỹ

Đến “Đại cương 95” giai đoạn đầu sau Chiến tranh Lạnh, chức năng của Lực lượng Phòng vệ đã trở thành “bảo vệ an ninh Nhật Bản”, “ứng phó với thiên tai quy mô lớn” và “xây dựng môi trường an ninh ổn định hơn”. Có thể thấy, Nhật Bản đã đưa sử dụng Lực lượng Phòng vệ ở nước ngoài vào tầm nhìn.

“Đại cương 04” sau sự kiện 11/9 xác định 3 chức năng cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản: Một là, ứng phó có hiệu quả với “các mối đe dọa mới và nhiều tình thế”; hai là, phòng bị những tình huống xâm lược chính quy; ba là, “chủ động, tích cực cải thiện môi trường an ninh quốc tế”. Thông qua tham gia mang “tính tự chủ” vào các vấn đề an ninh quốc tế, những “đóng góp quốc tế” rộng mở mà mơ hồ trước đây của Lực lượng Phòng vệ đã trở nên ngày càng rõ ràng hơn.

Trong bối cảnh Mỹ mạnh mẽ quay trở lại châu Á và đồng minh Nhật-Mỹ tiếp tục được tăng cường, “Đại cương 10” đã đưa ra 3 chức năng lớn trong thời kỳ mới của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản: Một là “răn đe có hiệu quả và ứng phó các loại tình huống”; hai là “bảo vệ môi trường an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương”; ba là, “cải thiện môi trường an ninh toàn cầu”.

Sự định vị này rất rõ ràng cho thấy, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã trở thành lực lượng cốt lõi bảo đảm an ninh quốc gia ở bên trong, xây dựng môi trường an ninh ở bên ngoài, “can dự nước ngoài” trở thành chức năng chính của họ, chiến lược “mở rộng” đã hình thành.

Máy bay vận tải cỡ lớn C-2 do Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo
Máy bay vận tải cỡ lớn C-2 do Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo

Chuyển đổi công nghiệp quốc phòng – từ “tự tiêu hóa” đến “cạnh tranh quốc tế”

Những doanh nghiệp lớn nổi tiếng quốc tế của Nhật Bản như công nghiệp nặng Mitsubishi, công nghiệp nặng Kawasaki, Mitsubishi Electric, NEC Corporation, công nghiệp nặng Ishikawajima-Harima (IHI), Đóng tàu Mitsui… trên thực tế đều duy trì quan hệ hợp tác chặt chẽ với ngành quốc phòng Nhật Bản.

Năm 1967, Nội các Sato Nhật Bản đã đưa ra “Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí”. Năm 1976, Chính phủ Nhật Bản tiếp tục quyết định hạn chế xuất khẩu linh kiện vũ khí cho các nước không bị ràng buộc bởi Ba nguyên tắc, trên thực tế đã cấm Nhật Bản hợp tác với nước ngoài phát triển vũ khí trang bị.

Trong bối cảnh đó, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản không tiếc chi tiêu lớn duy trì kim ngạch mua sắm trang bị trong nước với lượng nhất định, thông qua phương thức “tự tiêu hóa” bảo đảm nền tảng công nghệ và dự trữ năng lực sản xuất cho công nghiệp quốc phòng Nhật Bản. Chẳng hạn, giá mua xe tăng nội địa Type-90 cùng năm của Nhật Bản là 1,124 tỷ yên, cao gấp 2-3 lần so với xe tăng tiên tiến của nước ngoài, giá 1 chiếc máy bay chiến đấu F-2 là 12,3 tỷ yên, cao gấp khoảng 3 lần so với Su-27, cao gần 2 lần so với F-16 của Mỹ.

Bước vào thế kỷ 21, Chính phủ Nhật Bản bắt đầu có kế hoạch, nới lỏng từng bước “Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí”, hoạt động xuất khẩu vũ khí và hợp tác với Mỹ nghiên cứu phát triển vũ khí trang bị của Nhật Bản từng bước được đẩy nhanh.

Thủy phi cơ US-2 do Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo
Thủy phi cơ US-2 do Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo

Ngày 26 tháng 7 năm 2013, trong báo cáo giữa kỳ về sửa đổi “Đại cương kế hoạch phòng vệ” trình Chính phủ Nhật Bản của “Ủy ban nghiên cứu phương hướng phát triển lực lượng phòng vệ” đã đề xuất rõ ràng Nhật Bản “cần nhanh chóng tăng cường nền tảng công nghệ và sản xuất quốc phòng của lực lượng phòng vệ tiềm năng”, theo đó, cần “xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định giữa chính phủ và tư nhân, tích cực thúc đẩy ‘quân sự chuyển sang dân sự’ trang bị quốc phòng, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của các tổ chức công nghiệp quốc phòng”.

Có thể dự kiến, mục tiêu từ “tự tiêu hóa” sang “cạnh tranh nước ngoài” của vũ khí trang bị do Nhật Bản sản xuất sẽ rất nhanh được thực hiện, sự chuyển đổi công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản cũng sẽ không còn xa.

Chuyển đổi tính chất sức mạnh phòng vệ - từ “lực lượng phòng vệ” đến “quân đội chính quy”

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi tuyên bố trong nhiều trường hợp rằng: “Tôi cho rằng, Lực lượng Phòng vệ trên thực tế chính là quân đội. Không nói như thế là không tự nhiên. Hiến pháp sớm muộn sẽ thừa nhận Lực lượng Phòng vệ là quân đội”.

Đến nay, tư tưởng của ông được Thủ tướng Nhật Bản đương nhiệm Shinzo Abe kế thừa. Sau khi giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Thượng viện, ông Shinzo Abe và đảng Tự do Dân chủ (LDP) rất có khả năng sử dụng ưu thế mang tính tổ chức của họ trên cả nước Nhật Bản, truyền bá tư tưởng sửa đổi Hiến pháp đến toàn dân, đồng thời đưa ra nhiều khái niệm như “quân đội chính quy”, “quân đội phòng vệ” để phân tán sự quan ngại của người dân đối với bản thân “quân đội hóa” Lực lượng Phòng vệ.

Máy bay trực thăng săn ngầm SH-60J do Nhật Bản chế tạo
Máy bay trực thăng săn ngầm SH-60J do Nhật Bản chế tạo

Khi xem xét đến chuyển đổi tính chất của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, một sự thực cơ bản cần phải thừa nhận là: Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã hoàn thành sự chuyển đổi tính chất về ý nghĩa thực chất. Rất rõ ràng, bất kể quan sát Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản từ góc độ nào, họ đều là một quân đội hiện đại có đầy đủ các quân binh chủng, biên chế thể chế hoàn bị, năng lực tác chiến mạnh, vũ khí trang bị tốt.

Hiện nay, ngoài vũ khí hạt nhân và vũ khí mang tính tấn công chiến lược, thực lực phòng vệ của Nhật Bản đã đứng vào hàng tiên tiến trên thế giới. Trong tương lai, Nhật Bản sẽ thông qua phát triển có trọng điểm các trang bị trên biển, trên không cỡ lớn, tầm xa và thông tin hóa như máy bay vận tải cỡ lớn, tàu chiến cỡ lớn và tên lửa tầm trung và tầm xa, tăng cường năng lực điều động chiến lược, khắc phục điểm yếu trên phương diện vũ khí mang tính tấn công, duy trì ưu thế vũ khí trên biển, trên không của họ.

Không còn nghi ngờ gì nữa, Hiến pháp là một trở ngại cuối cùng của chuyển đổi tính chất ngăn cản về hình thành thực hiện của Lực lượng Phòng vệ. Trong khi đó, trở ngại này đã lộ rõ manh mối được xóa bỏ. Thái độ và mọi việc làm của ông Shinzo Abe trước sau khi nhậm chức Thủ tướng đã làm cho dư luận có cảm giác Nhật Bản sẽ nhanh chóng hoàn thành sửa đổi Hiến pháp trong ngắn hạn.

Ngư lôi Type 97 do Nhật Bản chế tạo
Ngư lôi Type 97 do Nhật Bản chế tạo
Radar cỡ lớn FPS-5 dùng để cảnh giới tầm xa đối với tên lửa đạn đạo do Nhật Bản tự chế tạo
Radar cỡ lớn FPS-5 dùng để cảnh giới tầm xa đối với tên lửa đạn đạo do Nhật Bản tự chế tạo
Tàu tấn công đổ bộ lớp Osumi của Nhật Bản
Tàu tấn công đổ bộ lớp Osumi của Nhật Bản
Tàu khu trục lớp Akizuki của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Tàu khu trục lớp Akizuki của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Tàu ngầm AIP lớp Soryu do Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo, là một trong những tàu ngầm thông thường tiên tiến nhất thế giới.
Tàu ngầm AIP lớp Soryu do Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo, là một trong những tàu ngầm thông thường tiên tiến nhất thế giới.
Nhật Bản muốn phát triển tên lửa hành trình
Nhật Bản muốn phát triển tên lửa hành trình
Nhật Bản là một trong những quốc gia sở hữu nhiều vệ tinh nhất thế giới
Nhật Bản là một trong những quốc gia sở hữu nhiều vệ tinh nhất thế giới
Xe tăng chiến đấu tiên tiến nhất Type-10 do Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo
Xe tăng chiến đấu tiên tiến nhất Type-10 do Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo
* Đề nghị không sao chép lại dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của báo GDVN. Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook
Việt Dũng