Ý tưởng "tàu sân bay không gian tương lai" do dân mạng lưu truyền. |
Tân Hoa xã dẫn bài bình luận của chuyên gia quân sự Trung Quốc Trần Hổ cho rằng, cùng với việc Trung Quốc phóng tên lửa Thần Châu 9, sự phát triển của công nghệ hàng không Trung Quốc đã trở thành tiêu điểm quan tâm của truyền thông gần đây, nhất là dư luận quan tâm đến việc ứng dụng vào lĩnh vực quân sự.
Theo Tân Hoa xã, tất cả các phát minh sáng tạo của loài người bên cạnh việc thúc đẩy sự tiến bộ của văn minh nhân loại, thì nó cũng có thể dùng cho chiến tranh.
Vì vậy, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ, một nước đã tiến hành hàng trăm nghìn lần thử nghiệm vũ khí không gian, cùng với một số nước phương Tây khác, những nước đã sớm tiến hành tác chiến thực tế với chiến tranh không gian, vì vậy không có lý do gì có thể chỉ trích việc tận dụng không gian của Trung Quốc.
Tân Hoa xã đặt câu hỏi: Chiến tranh không gian rốt cuộc còn bao xa? Đối với vấn đề này, rất nhiều người sai lầm cho rằng, chiến tranh không gian hoàn toàn không đi vào giai đoạn vận dụng thực tế của chiến tranh, nó chỉ là một ý tưởng về chiến tranh tương lai mang màu sắc khoa học viễn tưởng.
Theo Trần Hổ, trên thực tế, lĩnh vực không gian đã sớm đi vào phạm vi chiến tranh của chiến tranh hiện đại. Sớm nhất là trong thời gian Chiến tranh thế giới lần thứ hai, khi tên lửa V-2 của Đức gào thét tấn công Anh, thực tế này có nghĩa là lĩnh vực không gian đã đi vào phạm vi chiến tranh của chiến tranh hiện đại.
Độ cao tối đa bay trên không của tên lửa V-2 Đức đã tiếp cận 100 km, trên thực tế đã thuộc về phạm trù không gian vũ trụ như chúng ta thường nói. Cho nên, với ý nghĩa này, khi đó nó đã mở màn một cho chiến tranh không gian.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, hai nước lớn Mỹ và Liên Xô đều đã phóng hàng ngàn thiết bị hàng không vũ trụ quân dụng. Đến nay, trong không gian vũ trụ ngoài trái đất đã có vô số thiết bị hàng không quân dụng, nó không còn là thiên đường nữa, mà thực sự đã bước vào một lĩnh vực đấu đá quân sự.
"Sơ đồ" tấn công của vũ khí chống vệ tinh không gian - Mỹ. |
Một loạt cuộc chiến tranh cục bộ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, chẳng hạn Chiến tranh vùng Vịnh, Chiến tranh Iraq, Chiến tranh Kosovo, Chiến tranh Afghanistan, trong mỗi cuộc chiến tranh với sự tham gia của các nước lớn này đều có rất nhiều thiết bị hàng không vũ trụ quân dụng tham chiến, thậm chí còn đóng vai trò to lớn trong chiến tranh không thể thay thế. Vai trò này thực sự đang làm thay đổi phương thức của chiến tranh hiện đại, theo ý nghĩa này, chiến tranh không gian thực sự đã diễn ra trên thực tế.
Như vậy, ngoài tên lửa V-2 và những thiết bị hàng không vũ trụ quân dụng được triển khai vô số trong không gian vũ trụ, một sự kiện mang tính cột mốc khác của chiến tranh không gian đó là việc Mỹ phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa.
Trần Hổ cho biết, tên lửa V-2 trên thực tế chỉ lấy không gian vũ trụ làm không gian bay cho nó, vị trí mà nó gây sát thương cuối cùng vẫn ở trên mặt đất; còn trong Chiến tranh Lạnh và một loạt cuộc chiến tranh cục bộ sau đó, việc ứng dụng công nghệ hàng không vũ trụ trong chiến tranh về cơ bản đã đóng vai trò bảo đảm chiến tranh. Tức là, trước đây, trong tác chiến thực tế còn chưa có hiện tượng Bộ chỉ huy chiến đấu bị nổ tung trong không gian. Mỹ phát triển công nghệ phòng thủ tên lửa đã phá vỡ hiện trạng này.
Cùng với việc Mỹ phát triển công nghệ phòng thủ tên lửa và Mỹ triển khai thực tế hệ thống phòng thủ tên lửa, đi vào tác chiến thực tế, trong tương lai, chúng ta sẽ chứng kiến Bộ chỉ huy chiến đấu trong không gian vũ trụ sẽ trực tiếp bị nổ tung.
Nghĩa là, cuộc giao chiến sẽ phát triển đến mức đối đầu trực tiếp giữa vũ khí với vũ khí trong không gian. Đến khi đó, ai còn nói chiến tranh không gian cách chúng ta vẫn xa vời?
Ý tưởng vũ khí laser chống vệ tinh của Liên Xô cũ. Khi tia laser xuyên qua bầu khí quyển, năng lượng sẽ giảm nghiêm trọng. Muốn tiêu diệt vệ tinh trên quỹ đạo, phải cung cấp công suất tương đối lớn à môi trường khí quyển tương đối tốt. |
Trên thực tế, chiến tranh không gian đã sớm đi vào phạm trù của chiến tranh hiện đại. Điều đáng nói là, cùng với sự phát triển của công nghệ hàng không vũ trụ, chiến tranh không gian cũng là một quá trình gia tăng liên tục.
Có thể thấy, mỗi lần ứng dụng công nghệ không gian có quy mô lớn vào chiến đấu thực tế và chuẩn bị ứng dụng vào chiến đấu thực tế, nước khởi đầu đều là nước lớn về công nghệ hàng không đỉnh cao trên thế giới.
Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Đức là nước duy nhất có vũ khí bay trong không gian. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ, Liên Xô và một số ít nước lớn về hàng không vũ trụ đã hoàn toàn độc quyền công nghệ hàng không vũ trụ.
Còn hiện nay, hệ thống phòng thủ tên lửa, công nghệ phòng thủ tên lửa cũng do Mỹ, cường quốc hàng không vũ trụ hàng đầu thế giới, dẫn trước nghiên cứu phát triển. Tức là mỗi bước phát triển của chiến tranh không gian đều được thúc đẩy bởi nước lớn về hàng không vũ trụ đỉnh cao thế giới.
Ở một góc độ khác, trong ứng dụng chiến đấu thực tế công nghệ quân sự, đặc biệt là trong vận dụng thực tế hệ thống vũ khí có uy lực to lớn, có một hiện tượng rất thú vị đó là, trong quá trình vận dụng những vũ khí này, hầu như đều là trạng thái không đối xứng, nghiêng về một bên.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đức dùng tên lửa V2 tấn công Anh, do lúc đó Đức là nước duy nhất sở hữu loại vũ khí này. Một số cuộc chiến tranh cục bộ xảy ra những năm gần đây, vũ khí hàng không vũ trụ quân dụng đã được vận dụng quy mô lớn vào lĩnh vực chiến tranh, trên thực tế, người ứng dụng và đối thủ của họ hoàn toàn nằm trong trạng thái bất đối xứng về công nghệ hàng không vũ trụ.
Hay nói cách khác, quốc gia đã nắm được những công nghệ này có thể tùy ý vận dụng nó vào lĩnh vực quân sự và chiến tranh.
Nhìn vào lịch sử đã qua của loài người, trong tình hình này, muốn tránh được những cuộc chiến tranh không gian ngày càng dữ dội, thực hiện hòa bình trong không gian, chắc chắn phải xây dựng được một trật tự không gian.
Mà việc xây dựng trật tự không gian này chủ yếu được xây dựng bởi sự phát triển về công nghệ hàng không vũ trụ của những nước có công nghệ này nằm trong một trạng thái cân bằng tương đối, chế ước lẫn nhau.
Hay nói cách khác, việc xây dựng trật tự không gian này phải xây dựng trên một nền tảng là các bên đàm phán, đạt được đồng thuận và quy tắc. Mà tiền đề của hoạt động này phải là tất cả những người tham gia có thể tiến hành đàm phán và trao đổi theo cách thức ngang hàng/bình đẳng.
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theoGiaoduc.net.vn" Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!