Dòng họ nuôi… Rồng độc nhất vô nhị
Mường Bi được coi là “thánh địa” của người Mường vì đây là vùng đất được coi là trù phú và giàu có bậc nhất xứ Mường ở Hòa Bình.
Ở Hòa Bình kì thực có tới bốn vùng Mường và chia cấp là: Nhất Bi, nhìn Vang, tam Thàng và tứ Động. Tuy nhiên, với người Mường thì Mường Bi vẫn là vùng đất hứa có những yếu tố mà các vùng Mường khác không có được.
Ở Hòa Bình kì thực có tới bốn vùng Mường và chia cấp là: Nhất Bi, nhìn Vang, tam Thàng và tứ Động. Tuy nhiên, với người Mường thì Mường Bi vẫn là vùng đất hứa có những yếu tố mà các vùng Mường khác không có được.
Có đặt chân lên đất Mường Bi (Tân Lạc, Hòa Bình) mới thấy hết sự phát triển của vùng đất này. Tuy nhiên, đằng sau cuộc sống của vùng đất giàu có nhất xứ Mường vẫn có những câu chuyện kỳ bí được lưu truyền đến tận hôm nay.
Một trong những câu chuyện kỳ bí nhất của xứ Mường Bi mà chúng tôi vô tình được biết đến từ những nhân chứng sống đó là chuyện về một dòng họ từng nuôi… Rồng và coi Rồng như… con.
Có thể nhiều người cho rằng, câu chuyện nuôi Rồng chỉ có trong truyền thuyết và loài Rồng chỉ là một loài sinh vật có trong tưởng tượng. Tuy nhiên, với người dân xứ Mường Bi, đó không chỉ là truyền thuyết mà là một câu chuyện có thật được các cụ già làng truyền lại đến tận ngày nay. Có những nhân chứng hiện vẫn đang sinh sống ở Tân Lạc.
Mường Bi - vùng đất còn nhiều bí ẩn |
Theo lời của người dân địa phương, chúng tôi được biết từ hơn 100 năm nay, từ người già đến những thanh niên trẻ tuổi ở Mường Bi đều biết đến đến câu chuyện về dòng họ nuôi rồng. Xem ra, câu chuyện mang đầy màu sắc huyền bí về loài Rồng của người Mường sau bao tháng năm dâu bể vẫn chưa bao giờ nguội lạnh.
Từ trước tới nay, Rồng vốn chỉ xuất hiện trong những câu chuyện thần thoại nay xuất hiện ở xứ Mường khiến chúng tôi không khỏi tò mò về sự tồn tại của sinh vật này.
Theo chân một người dân địa phương, chúng tôi tìm về xóm Lầm, xã Phong Phú (Tân Lạc, Hòa Bình) để tìm một kì nhân biết rất rõ câu chuyện về dòng họ Bùi nuôi Rồng độc nhất vô nhị. Kì nhân mà chúng tôi muốn tìm chính là nghệ nhân Bùi Văn Ểu.
Con đường vào xóm Lầm dường như khó khăn hơn rất nhiều khi chúng tôi phải vượt qua quãng đường đất đỏ rất xấu, hai bên là ruộng thẳng băng. Chỉ cần sở sảy là ngay lập tức cả người và xe phi thẳng xuống ruộng lúa.
Trong khi đó, trên đầu chúng tôi trong suốt chuyến đi để tìm tông tích về sinh vật huyền thoại của người Mường lúc nào cũng vần vũ quấn quanh những ngọn núi làm cho không gian bao quanh xóm Lầm thêm phần u tịch. Chưa kể đến những trận mưa rừng khá lớn như muốn cản đường không cho chúng tôi tìm đến nhà ông Ểu.
Trong khi đó, trên đầu chúng tôi trong suốt chuyến đi để tìm tông tích về sinh vật huyền thoại của người Mường lúc nào cũng vần vũ quấn quanh những ngọn núi làm cho không gian bao quanh xóm Lầm thêm phần u tịch. Chưa kể đến những trận mưa rừng khá lớn như muốn cản đường không cho chúng tôi tìm đến nhà ông Ểu.
Vượt qua chặng đường rất xấu và một con suối nhỏ, cuối cùng chúng tôi cũng đã đến được nhà kì nhân sẽ giúp chúng tôi giải đáp bí ẩn về dòng họ nuôi Rồng: ông Bùi Văn Ểu.
Trong bộ dạng lấm lem bùn đất bước vào nhà ông Ểu, trước mắt chúng tôi là một người đàn ông đã xấp xỉ ngũ tuần nở nụ cười thân thiện.
Ông Bùi Văn Ểu - nhân chứng sống đang kể về chuyện chú Rồng con và dòng họ nuôi Rồng ở Mường Bi năm nào |
Được biết chúng tôi đang cần tìm thông tin về dòng họ nuôi Rồng, ban đầu ông Ểu hơi chần chừ vì đây là vấn đề khá tế nhị và khuyên chúng tôi không nên qua gia đình hậu bối của người nuôi Rồng năm xưa.
Tuy nhiên, sau một hồi “làm tư tưởng”, cuối cùng ông Ểu cũng dần dần hé mở những thông tin quí giá đã khiến chúng tôi lặn lội đường xá xa xôi đến tận “kinh đô” của người Mường.
Tuy nhiên, sau một hồi “làm tư tưởng”, cuối cùng ông Ểu cũng dần dần hé mở những thông tin quí giá đã khiến chúng tôi lặn lội đường xá xa xôi đến tận “kinh đô” của người Mường.
Ông Bùi Văn Ểu được cả vùng coi trọng bởi sự hiểu biết đạt mức “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”. Ông Ểu cũng là một trong số ít những người cao tuổi ở xóm Lầm rất am hiểu văn hóa người Mường.
Ông Ểu cho biết, xóm Lầm mặc dù ở nơi thâm sơn cùng cốc nhưng rất nổi tiếng với những cô gái Mường xinh đẹp như những đóa hoa giữa rừng và những câu chuyện huyền bí về dòng họ nuôi Rồng. Mặc dù, không có tài liệu nào ghi chép cụ thể lại về dòng họ nuôi Rồng và những hình ảnh về con Rồng huyền thoại năm xưa được nuôi dưỡng nhưng các cụ cao tuổi vẫn truyền lại cho con cháu qua con đường truyền miệng và ông Ểu là một trong những người may mắn được chính cụ thân sinh truyền lại.
“Chuyện này thực ra cũng tế nhị lắm. Gia đình họ coi con Rồng ngày đó như con cái trong nhà. Họ gọi con rồng đó là con mà, hiện trong gia đình vẫn còn ban thờ. Vì thế người ta không muốn mang chuyện gia đình ra kể”, ông Ểu lý giải vì sao ông khuyên chúng tôi không nên đến gia đình có bàn thờ Rồng dù gia đình còn ban thờ Rồng chỉ cách nhà ông Ểu có vài thửa ruộng.
Kể về câu chuyện của dòng họ nuôi Rồng, ông Ểu dù đã cởi mở hơn nhưng cũng khó khăn lắm ông mới hé lộ rằng gia đình còn thờ rồng hiện nay có tên là Bùi Văn Mổng. Ông Ểu khẳng định rằng, cho đến tận ngày nay, vào những dịp lễ Tết, gia đình ông Mổng vẫn làm lễ cúng và thờ tự con rồng năm xưa bình thường như một thành viên trong dòng họ.
Không giống như làm lễ cho những người thân đã khuất. Ông Ểu cho biết, đồ thờ Rồng của nhà ông Mổng thực tế chỉ có vài quả trứng gà hoặc trứng vịt. Sở dĩ như vậy là vì theo truyền thuyết được các người cao tuổi kể lại thì con Rồng năm xưa chỉ ăn trứng gà, trứng vịt chứ không ăn thịt.
Truy tìm “tông tích” Rồng huyền thoại của người Mường
Nhấp ngụm nước trà, ông Ểu hướng mắt về phía những quả núi cô đơn phía xa xa bắt đầu kể câu chuyện về dòng họ từng nuôi con Rồng huyền thoại và những câu chuyện huyền bí sau đó.
Câu chuyện về dòng họ nuôi Rồng bắt đầu từ dòng suối Kem. Đây là suối mẹ của xứ Mường Bi, chuyên cung cấp nước tưới tiêu, sinh hoạt cho người dân và không bao giờ cạn nước.
Tại chính dòng suối Kem đó, cùng các bà con, một người dân họ Bùi mang ống bương ra con suối gùi nước như bình thường. Tuy nhiên, khi mọi người đã về nhà hết thì chỉ còn một người vẫn cặm cụi bên suối múc nước. Lúc đó, mọi người cũng không chú ý vì sao cho đến khi người này về nhà kể.
Thực ra, người dân họ Bùi múc nước mãi không xong là vì khi múc nước vào bương thì bỗng có một quả trứng to cỡ quả trứng gà lăn vào gùi nước của ông ta. Thấy sự lạ, người dân họ Bùi này quyết định mang quả trứng kì lạ đó về nhà nhưng chỉ nghĩ đó là một quả trứng gà như bình thường.
Thực ra, người dân họ Bùi múc nước mãi không xong là vì khi múc nước vào bương thì bỗng có một quả trứng to cỡ quả trứng gà lăn vào gùi nước của ông ta. Thấy sự lạ, người dân họ Bùi này quyết định mang quả trứng kì lạ đó về nhà nhưng chỉ nghĩ đó là một quả trứng gà như bình thường.
Một phần của dòng suối Kem nơi đã đưa chú Rồng con đến với người dân họ Bùi |
Mang về nhà, lúc đó người dân họ Bùi cũng không hề nói với ai và ông mang để vào ổ gà mái đang ấp như những quả trứng gà khác. Bẵng đi một thời gian ngắn, tưởng như mọi chuyện sẽ chẳng có gì kì lạ và người dân họ Bùi cũng đã quên bẵng câu chuyện trước đó ở suối Kem.
Bỗng một hôm người dân họ Bùi kia thấy con gà mái bay tứ tung kêu quang quác liền chạy hớt hải vào xem ổ trứng thì thấy một con rắn nhỏ nằm gọn lỏn trong ổ gà vừa nở ra từ chính quả trứng gà kì lạ kia làm gà mái sợ chết khiếp.
Bỗng một hôm người dân họ Bùi kia thấy con gà mái bay tứ tung kêu quang quác liền chạy hớt hải vào xem ổ trứng thì thấy một con rắn nhỏ nằm gọn lỏn trong ổ gà vừa nở ra từ chính quả trứng gà kì lạ kia làm gà mái sợ chết khiếp.
“Theo lời cụ nhà tôi kể lại thì lúc đó ông ấy rất hoang mang. Nhưng do bản tính từ bi nên mới quyết định không vứt đi mà đem ra nuôi nấng, cho ăn. Theo thời gian con rắn đó cứ lớn dần lên, hàng ngày người đàn ông họ Bùi này mang rắn ra chậu nước cho tắm rồi cho ăn trứng gà”, ông Ểu kể.
Thời gian cứ thể thấm thoắt trôi qua, con rắn nhỏ ngày nào vẫn ở nhà người dân họ Bùi kia. Rồi đến một đêm, người đàn ông họ Bùi mơ thấy một vị thần nói trên núi đá gần nhà có chôn cất một chiếc sanh đồng rất to. Thần cũng dặn người dân họ Bùi rằng chiếc sanh đồng đó nên dùng để thả rắn sẽ rất tốt.
Sáng hôm sau tỉnh giấc, người dân họ Bùi bán tín bán nghi nhưng vẫn quyết định đi tìm xem sao. Theo đúng lời chỉ dẫn của giấc mơ kì lạ, người dân họ Bùi kia giật mình khi đào được đúng một chiếc sanh đồng.
Nhớ lại lời dặn của vị thần trong giấc mơ, người dân họ Bùi mang rắn ra để thả vào. Kể từ khi có chiếc sanh đồng con rắn lớn nhanh như thổi. Rắn lớn bằng con thạch sùng, rồi bằng con thằn lằn, bằng con trăn rồi to như… cột nhà đến mức phải quấn cả lên xà nhà mới được.
Giữa nhà ông Ểu và nhà có bàn thờ Rồng con chỉ cách nhau một quãng đường ngắn |
Người dân trong vùng ban đầu thấy sự lạ cũng sợ hãi nhưng sau đó dần dà quen dần vì chú rắn rất hiền lành, không quấy nhiễu làng xóm. Tiếng người đàn ông nuôi rồng cứ thế đồn thổi khắp xứ Mường Bi và các xứ Mường lân cận. Lúc này, ai cũng tò mò muốn đến xem chú rắn thần kì.
Chiều lòng làng xóm hiếu kì, người dân họ Bùi kia sẵn sàng cho bà con xem chú rắn của mình. Điều kỳ lạ là khi chủ nhà nói với chú rắn: “con thu nhỏ lại cho bà con xem đỡ sợ” là ngay lập tức chú rắn thu nhỏ gọn lỏn vào chiếc sanh đồng. Nếu người chủ nhà nói “con nở to ra” thì ngay lập tức chú rắn lại biến thành to và dài bằng cả gian nhà. Ngạc nhiên trước sự thần kì của chú rắn lạ hiền lành, người dân trong vùng mới gọi chú rắn của người dân họ Bùi là Rồng con.
Yêu quí Rồng con và chăm sóc rất cẩn thận, chưa kể thời gian gắn bó gia đình, người dân họ Bùi ngày đó coi chú Rồng con này như con đẻ và còn gọi chú rồng này là “con cả”. Mọi người trong nhà người dân họ Bùi lúc đó cũng coi chú Rồng con này như anh em, người thân trong gia đình. Cứ như thế, Rồng coi người nuôi dưỡng mình như cha đẻ và sống hòa thuận với những thành viên khác trong gia đình cho đến ngày xảy ra chuyện lớn…
(Kỳ 2: Cái chết của Rồng con)
(Kỳ 2: Cái chết của Rồng con)
Hoàng Lâm