"Con vẫn chọn lối này..."
Với cô giáo sinh năm 1981 này, mỗi năm qua đi, cái nhìn trong sáng, ngây thơ của các em là động lực khiến những người trẻ như cô và đồng nghiệp thêm gắn bó với nghề.
Từ lớp 6, Như Quỳnh được giao trách nhiệm phụ trách công tác đoàn đội. Những dịp sinh hoạt hè, Quỳnh và các bạn được nhà trường đưa đến vui chơi cùng các bé mầm non có hoàn cảnh đặc biệt. Thấy bé khóc, chị Quỳnh tới dỗ dành, trò chuyện.
Trong gia đình, chị gái làm giáo viên tiểu học. Bố không muốn con gái thứ hai cũng theo cái nghề giáo mà ông vẫn thường đùa vui là “nghề bán cháo phổi” rất vất vả.
Song, ông không ngăn cấm quyết định của con gái. Năm 1999, Như Quỳnh đỗ cùng lúc 2 trường là ĐH Luật Hà Nội và ĐH Sư phạm Hà Nội. Người bố trầm ngâm hỏi con lần cuối. Như Quỳnh nhìn cha, thủ thỉ: “Con vẫn chọn làm giáo viên, bố ạ”.
Tốt nghiệp, cô sinh viên trẻ xin vào Trường mầm nonHoa Hồng. Chị chia sẻ: “Nhớ lại ngày ấy mình bỡ ngỡ nhiều. Ở trường ĐH thầy cô giáo được học nước ngoài về, kiến thức họ giảng dạy rất mới. Thực tế dạy lại khác. Vậy là giữa lý thuyết và thực tế giảng dạy bị vênh nhau”.
Trước khó khăn, chị bình tĩnh nghiên cứu lại kiến thức được hỏi và áp dụng khéo léo vào thực tế để có “giáo trình riêng” phù hợp với trò. Nhưng chính vì cái riêng đó mà “có nhiều khi rơi nước mắt vì dạy trẻ hiểu nhưng nhiều giáo viên khác phản đối vì sai phương pháp”.
“Thời điểm năm học 2003-2004, lúc tôi mới ra trường, chương trình âm nhạc yêu cầu cứng nhắc bắt buộc giáo viên phải dạy hát nghe xong rồi mới đến trò chơi. Để có cái kết lắng đọng, tôi đẩy dạy hát và vận động lên trên. Sau đó các bé đến trò chơi, kết thúc là phần hát nghe của cô giáo.
7 nguyên nhân khiến giáo dục Việt Nam tiếp tục... tụt hậu
Những hình ảnh xúc động về "lớp học tật nguyền" của bà lão 80 tuổi
Cái kết là bài học nhẹ nhàng, lắng đọng, tạo cho cả cô trò gần nhau hơn. Trò cũng không vì thay đổi này mà mệt mỏi. Thậm chí các bé rất vui. Mặc dù đồng tình nhận thấy cách làm như vậy trẻ hứng thú nhưng nhiều giáo viên vẫn phản đồi “như thế là sai phương pháp”. Điều đó khiến tôi thực sự buồn”.
May mắn khi bấy giờ bên cạnh chị có hiệu trưởng Phan Kim Thư. “Cô gọi riêng tôi ra động viên và nói: “Tại thời điểm này có những cái mới còn khó được chấp nhận. Cháu chịu khó lắng nghe và học hỏi, tạo ra cái mới của riêng cháu rồi thời gian sẽ trả lời cháu có đúng không” – chị Như Quỳnh tâm sự. Dần dần “cô sinh viên mới tốt nghiệp” tạo được niềm tin với giáo viên và các bậc phụ huynh.
Nụ cười và nước mắt
Năm 2011, Trường Hoa Hồng tham gia chương trình dạy trẻ tự kỷ hòa nhập. Lớp của cô giáo Quỳnh có học sinh tăng động, “cháu có thể cắn xé các bạn khi không kiểm soát được”. “Lúc ấy tôi phải gọi bé ra dỗ dành, khuyên nhủ. Về nhà giáo viên phải tìm hiểu rất nhiều kiến thức về trẻ tự kỷ.
Thậm chí, chúng tôi gồm bố mẹ, giáo viên và bác sĩ phải ngồi hàng giờ với nhau trao đổi về tình hình của con. Bản thân tôi nhiều khi thấy mình phải dừng lại, không phải bất lực mà để lắng nghe và hiểu con hơn”.
Niềm vui đến với chị Quỳnh khi cuối năm 2011, tình hình của bé học sinh tự kỷ được cải thiện. Bé đã hòa nhập bình thường với các bạn. Những phút giây hạnh phúc ấy, người giáo viên chỉ lặng lẽ cười mà nước mắt rơm rớm.
Cô giáo Quỳnh nói cũng có khi cáu gắt, quát mắng trẻ. Song mỗi lần trách phạt các bé, chị đều trao đổi với phụ huynh. Và “điều may mắn” – như chị tâm sự, phụ huynh đều hiểu và thông cảm cho cô.
“Nếu đó là tấm lòng chân thành, tri ân cô thầy của phụ huynh thì mình trân trọng. Nhưng mình tin là người có lương tâm, không giáo viên nào đặt đồng tiền lên trên tất cả. Bản thân tôi cũng nhiều lần phải khước từ và buồn trước với những “tình cảm nháy nháy” của phụ huynh” – chị Quỳnh cho biết.
Chị kể: “Đầu năm có phụ huynh vừa gửi con vào lớp đã tới nhà “nhờ cô giúp đỡ”. Tôi thẳng thắn nói phụ huynh ấy mang về. Rồi có lần, phụ huynh là một người nổi tiếng, có lẽ vì ngại nên nhờ con mang “quà” tặng cho cô. Tôi ân cần: “Con mang về nói với bố mẹ tình cảm bố mẹ dành cho cô cô đã nhận và cảm ơn con nhé”. Sau lần đó, phụ huynh thường xuyên tới lớp hỏi thăm tình hình cháu. Chúng tôi vì thế cũng thân thiết và rất quý nhau”.
Dạy con sống tốt
Thu nhập của hai vợ chồng chị (anh là kế toán) mỗi tháng khoảng 10 triệu đồng, "cũng vừa đủ để chăm sóc cho con”.
Nhà ở phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, cách trường hơn 10km người giáo viên trẻ gần như dành trọn quỹ thời gian cho các trò. 6h sáng, chị dậy lo cơm nước cho gia đình, 7h15 có mặt tại trường đến 17h30 mới dắt xe ra về.
Con trai chị gửi lại cho ông bà nội giúp chăm sóc. Nhiều khi đi hội diễn, lo công tác đoàn phải về muộn thì đã có chồng "xắn tay".
Thời gian rảnh, chị thường hướng con vào hoạt động gia đình, cùng con tô màu hay làm việc nhỏ để gắn kết yêu thương giữa các thành viên. “Mình không kỳ vọng con thành ông này bà kia mà đơn giản chỉ mong trước hết con phải là người tốt, sống có trách nhiệm”.
Với những đóng góp cho ngành giáo dục thủ đô, giáo viên Nguyễn Thị Như Quỳnh nhiều năm liền đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp quận, thành phố, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, các giải thưởng về sáng kiến-kinh nghiệm dạy học cấp thành phố.
Năm 2012, cùng với 36 cá nhân khác của ngành giáo dục Hà Nội, chị nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT |
|
Những hình ảnh xúc động về "lớp học tật nguyền" của bà lão 80 tuổi |
|
Nam sinh đạp xe hơn 300km đi thi có thể đã mắc bệnh tâm thần từ trước |
ĐIỂM NÓNG |
|
Theo Vietnamnet