Trước đó, Bộ Kế hoạch&Đầu tư dự báo CPI tháng 9 chỉ tăng 0,8% so với tháng trước.
Tăng mạnh nhất là nhóm giáo dục với mức tăng 9,38%, trong đó dịch vụ giáo dục 10,66%, do tháng 9 là tháng bắt đầu năm học mới.
Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,33% trong khi các nhóm còn lại mức tăng đều dưới 1%. Theo đó, nhóm chiếm tỷ trọng nhiều nhất là hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tăng 0,65% so với tháng trước, trong đó lương thực tăng 0,41%, thực phẩm tăng 0,87% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,19%. Đáng chú ý, nhóm y tế đã trở lại tốc độ bình thường của nhiều năm, chỉ còn nhích lên 0,04%.
Bên cạnh đó, nhóm hàng này là giá thực phẩm đang trên đà tăng ổn định, (tăng 0,62% vào tháng 8 và tăng 0,87% vào tháng 9) và dự báo tiếp tục tăng vào các tháng tiếp theo quy luật khi có các ngày lễ lớn cuối năm.
Hai nhóm giao thông và bưu chính viễn thông có mức giảm lần lượt là 024% và 0,01%.
Tính từ đầu năm đến nay, CPI đã tăng 4,63%. Điều này cho thấy mục tiêu giữ lạm phát thấp hơn năm 2012 (6,18%) là hoàn toàn khả thi.
Trong khi đó, theo số liệu Cục Thống kê Hà Nội và TP.HCM, CPI Hà Nội tăng 0,57% so với tháng trước và tăng 6,68% so với cùng kỳ năm ngoái, TP.HCM tăng tới 3,13% so với tháng trước và tăng 5,13% so với cùng kỳ năm 2012. Tăng cao nhất ở hai địa phương này vẫn là nhóm giáo dục: Hà Nội tăng 2,02% do bước vào năm học mới) và TP.HCM tăng 57,2% do tác động bởi tăng giá học phí các cấp học theo quyết định của UBND thành phố.
Cũng trong sáng 24/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố GDP 9 tháng đầu năm ước tăng 5,14%. Trong đó, khu vực nông, lâm ngư nghiệp và thủy sản tăng 2,39%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,02%, dịch vụ tăng khoảng 6,25%. Mức tăng GDP được đánh giá là có sự cải thiện so với cùng kỳ năm trước khi 9 tháng năm 2012 chỉ tăng 4,73%. Tính theo quý, GDP đã có sự sự nhích dần lên, như quý I tăng 4,89%, quý II tăng 5%.
Với tình hình này, nhiều dự báo đã nghi ngờ khả năng GDP năm nay đạt 5,5% nhu mục tiêu Quốc hội đặt ra.
Tăng mạnh nhất là nhóm giáo dục với mức tăng 9,38%, trong đó dịch vụ giáo dục 10,66%, do tháng 9 là tháng bắt đầu năm học mới.
Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,33% trong khi các nhóm còn lại mức tăng đều dưới 1%. Theo đó, nhóm chiếm tỷ trọng nhiều nhất là hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tăng 0,65% so với tháng trước, trong đó lương thực tăng 0,41%, thực phẩm tăng 0,87% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,19%. Đáng chú ý, nhóm y tế đã trở lại tốc độ bình thường của nhiều năm, chỉ còn nhích lên 0,04%.
Diễn biến CPI 9 tháng đầu năm - Nguồn: Tổng cục Thống kê. |
Bên cạnh đó, nhóm hàng này là giá thực phẩm đang trên đà tăng ổn định, (tăng 0,62% vào tháng 8 và tăng 0,87% vào tháng 9) và dự báo tiếp tục tăng vào các tháng tiếp theo quy luật khi có các ngày lễ lớn cuối năm.
Hai nhóm giao thông và bưu chính viễn thông có mức giảm lần lượt là 024% và 0,01%.
Tính từ đầu năm đến nay, CPI đã tăng 4,63%. Điều này cho thấy mục tiêu giữ lạm phát thấp hơn năm 2012 (6,18%) là hoàn toàn khả thi.
Trong khi đó, theo số liệu Cục Thống kê Hà Nội và TP.HCM, CPI Hà Nội tăng 0,57% so với tháng trước và tăng 6,68% so với cùng kỳ năm ngoái, TP.HCM tăng tới 3,13% so với tháng trước và tăng 5,13% so với cùng kỳ năm 2012. Tăng cao nhất ở hai địa phương này vẫn là nhóm giáo dục: Hà Nội tăng 2,02% do bước vào năm học mới) và TP.HCM tăng 57,2% do tác động bởi tăng giá học phí các cấp học theo quyết định của UBND thành phố.
Cũng trong sáng 24/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố GDP 9 tháng đầu năm ước tăng 5,14%. Trong đó, khu vực nông, lâm ngư nghiệp và thủy sản tăng 2,39%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,02%, dịch vụ tăng khoảng 6,25%. Mức tăng GDP được đánh giá là có sự cải thiện so với cùng kỳ năm trước khi 9 tháng năm 2012 chỉ tăng 4,73%. Tính theo quý, GDP đã có sự sự nhích dần lên, như quý I tăng 4,89%, quý II tăng 5%.
Với tình hình này, nhiều dự báo đã nghi ngờ khả năng GDP năm nay đạt 5,5% nhu mục tiêu Quốc hội đặt ra.
Nguyên An