Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 18/4 có bài viết cho rằng, tình hình bán đảo Triều Tiên gần đây ngày càng căng thẳng, ngày 16/4 tờ tạp chí “Chính sách ngoại giao” Mỹ đã giới thiệu 10 sĩ quan chỉ huy lớn của quân Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Một khi xảy ra chiến tranh, 10 nhân vật chính này của quân Mỹ sẽ phụ trách chỉ huy tác chiến đối với CHDCND Triều Tiên.
Samual J. Locklear
Samuel Locklear |
Sĩ quan quân sự chủ yếu của quân Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel J. Locklear, ông phụ trách chỉ huy toàn diện tất cả các lực lượng quân Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương là một bộ tư lệnh lớn nhất trong 13 bộ tư lệnh chiến đấu của quân Mỹ.
Samuel J. Locklear sinh năm 1954, tốt nghiệp Học viện Hải quân Mỹ, là một chuyên gia tác chiến mặt nước. Với tư cách là tướng cao nhất của hệ thống chỉ huy khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Samuel J. Locklear báo cáo tất cả những việc cần thiết cho Lầu Năm Góc, sau đó Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ sẽ phân công cho ông.
Chẳng hạn, tăng cường triển khai 2 tàu khu trục hải quân ở Tây Thái Bình Dương, tăng cường hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo nhằm vào CHDCND Triều Tiên.
James D. Thurman
James D Thurman |
Thượng tướng lục quân James D. Thurman, Tư lệnh Bộ Tư lệnh quân Mỹ tại Hàn Quốc kiêm Tư lệnh Bộ Tư lênh liên quân Mỹ-Hàn, phụ trách chỉ huy tất cả lực lượng quân Mỹ đóng tại Hàn Quốc và “lực lượng liên quân” Mỹ-Hàn. Nói cách khác, James D. Thurman phụ trách phòng tuyến 1 ứng phó với CHDCND Triều Tiên xâm phạm Hàn Quốc.
Đối với cuộc khủng hoảng hiện nay, James D. Thurman đang ở trạng thái cảnh giác cao độ, ông kiên trì phát đi lời cảnh báo cứng rắn đối với Bình Nhưỡng: “Ông ta (Kim Jong-un) đang cố gắng đe dọa người Hàn Quốc và toàn bộ khu vực, chúng ta sẽ không để nó xảy ra”. Thurman năm nay 59 tuổi, đã từng tham gia nhiều cuộc chiến tranh như chiến tranh vùng Vịnh và chiến tranh Iraq.
Ciel D. Haney
Ciel D. Haney |
Đô đốc Ciel D. Haney, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương là sĩ quan chỉ huy hải quân cao nhất của khu vực Thái Bình Dương. Đối với mối đe dọa hạt nhân Triều Tiên, ông có kinh nghiệm ứng phó tương đối phong phú.
Ciel D. Haney sinh năm 1955, từng nhiều năm làm sĩ quan chỉ huy lực lượng tàu ngầm, sau lại làm Phó tư lệnh Bộ Tư lệnh chiến lược quân Mỹ, bộ tư lệnh này chủ quản vũ khí hạt nhân của Mỹ. Cách dây không lâu, trong một bài phát biểu tại Học viện Hải quân Hàn Quốc, Ciel D. Haney cảnh cáo phải ngăn chặn CHDCND Triều Tiên phát động “tập kích”.
Francis Wiercinski
Francis Wiercinski |
Trung tướng lục quân Francis Wiercinski sẽ chỉ huy tất cả binh sĩ lục quân của khu vực Thái Bình Dương, ông có thể có nhiều kinh nghiệm tác chiến hơn so với các tướng lĩnh cấp cao khác của quân Mỹ tại khu vực này.
Francis Wiercinski là một sĩ quan chỉ huy cấp tiểu đoàn trong chiến dịch xâm lược Panama năm 1989; làm sĩ quan chỉ huy cụm tác chiến cấp lữ đoàn trong chiến tranh Afghanistan; từng làm phó tư lệnh liên quân miền bắc Iraq ở chiến trường Iraq.
Nhưng, xét tới hệ thống chỉ huy thời chiến của quân Mỹ, một khi khai chiến, ông sẽ chủ yếu phụ trách chi viện hậu cần và tăng quân cho bán đảo Triều Tiên.
Herbet Carlisle
Herbet Carlisle |
Thượng tướng không quân Herbet Carlisle, Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương, dưới trướng ông có 45.000 binh sĩ không quân. Ông năm nay 56 tuổi, năm 1978 tốt nghiệp Học viện Không quân Mỹ.
Herbet Carlisle từng là một phi công nổi tiếng của quân Mỹ, thời gian bay hơn 3.600 giờ, lái nhiều loại máy bay chiến đấu. Carlisle đang quản lý cụm máy bay ném bom B-1, B-2 và B-52, và trong tháng trước máy bay ném bom B-52 từng phô diễn sức mạnh ở Hàn Quốc.
Terry Robling
Terry Robling |
Trung tướng Terry Robling là Tư lệnh lực lượng Lính thủy đánh bộ Thái Bình Dương, ông hiện đang chủ trì mở rộng quy mô của lực lượng lính thủy đánh bộ ở châu Á-Thái Bình Dương, gồm tăng cường điều chỉnh triển khai nhiều tiểu đoàn hơn tới tuyến đầu Hàn Quốc, đồng thời tăng cường đào tạo, huấn luyện cho Quân đội Hàn Quốc.
Salvatore A. Angelella
Salvatore A. Angelella |
Trung tướng không quân Salvatore A. Angelella, Tư lệnh quân Mỹ đóng tại Nhật Bản hiện phụ trách phòng thủ đảo quốc này, ông còn thúc đẩy Nhật-Hàn cùng ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc và mối đe dọa trực tiếp của CHDCND Triều Tiên.
Angelella xuất thân từ phi công máy bay chiến đấu F-16, từng làm tham mưu ở Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Trụ sở NATO và Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương.
Normand J. Brozenick
Normand J. Brozenick (bên trái) |
Thiếu tướng không quân Normand J. Brozenick là Tư lệnh Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt Thái Bình Dương (đặc nhiệm). Trong thời điểm Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược tới châu Á-Thái Bình Dương, lực lượng đặc nhiệm đang trở nên ngày càng quan trọng, hiện chủ yếu triển khai ở Nhật Bản, Guam và Philippines.
Brozenick là người xuất thân từ phi công máy bay chiến đấu, ông còn từng làm trợ lý Tư lệnh của Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt liên hợp.
Stephen L. Hoog
Stephen L. Hoog (bên trái) |
Trung tướng không quân Stephen L. Hoog là Tư lệnh Bộ Tư lệnh Alaska của quân Mỹ, xuất thân từ phi công máy bay chiến đấu F-16 và F-22, phụ trách chỉ huy lực lượng hơn 21.000 quân ở Alaska. Một khi chiến tranh xảy ra, lực lượng này có thể nhanh chóng triển khai tới Thái Bình Dương.
Trước đây Stephen L. Hoog từng làm Tư lệnh lực lượng hàng không 9 của Không quân Mỹ và Phó tư lệnh Không quân Bộ Tư lênh Trung tâm.
Charles Jacobi
Charles Jacobi (bên trái) |
Thượng tướng lục quân Charles Jacobi là Tư lệnh Bộ Tư lệnh Phương Bắc kiêm Tư lệnh Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ. Hiện nay, Charles Jacobi đang chăm chú vào mối đe dọa – tên lửa tầm xa của CHDCND Triều Tiên (có thể lắp đầu đạn hạt nhân) phóng tấn công Mỹ và đồng minh của họ.
Là Tư lệnh Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ, Jacobi rất kín tiếng, nhưng ông rất nổi tiếng trong giới quân sự Mỹ. Ông tốt nghiệp trường quân sự West Point, từng làm Tư lệnh Liên quân ở chiến trường Iraq, tháng 8/2011 bắt đầu đảm nhiệm chức vụ hiện nay.