Đường đi thịt lợn tai xanh từ vùng dịch đến mâm cơm người HN

30/05/2011 00:13
(GDVN) - "Tối qua con trai tôi điện thoại cho một người làng làm quán cơm bình dân ở HN, người này yêu cầu mình phải tự thịt rồi hẹn 5 giờ đem ra đầu làng...".

(GDVN) - “Nhà có 5 con lợn thì 4 con chết vì bệnh tai xanh phải đem ra nghĩa địa vứt, con còn lại sáng sớm nay ông nhà tôi với mấy đứa con phải xúm lại làm thịt để bán. Tối qua con trai tôi điện thoại cho một người làng làm quán cơm bình dân ngoài Hà Nội, người này yêu cầu mình phải tự thịt rồi hẹn 5 giờ đem ra đầu làng họ sẽ đến lấy, họ không muốn vào làng vì ngại giáp mặt đội kiểm dịch…”.

>> Thịt lợn tai xanh chế thành chả, ruốc và tuồn về Hà Nội?

Trong vai người dân có lợn dịch cần bán gấp, phóng viên (pv) báo Giáo Dục Việt Nam điện thoại tới số 0168… của một thương lái người Hà Nội. Sau khi trình bày hoàn cảnh, pv nhận được câu ngã giá thẳng thừng từ phía thương lái: “Những con đã bị dịch nhưng chưa chết tôi nhận mua với giá 100 nghìn đồng/con, những con còn lại tuy chưa bị bệnh nhưng chắc chắn cũng đang ủ bệnh tôi sẽ mua với gia gấp đôi những con lợn bệnh (200 nghìn/con - pv)…”.

“Sao trả rẻ quá vậy chị? Thế làm sao em bán được”. “Rẻ gì nữa, thế là được giá rồi, chị không bán nhanh vài ngày nữa chỉ có nước đem tất cả lợn ra mương mà vứt”, thương lái gắt gỏng cúp điện thoại.

5 giờ sáng, tại điểm “phục kích” ở đầu thôn Tam Á, pv được chứng kiến cảnh một người dân đem thịt lợn được giấu trong bao tải buộc kín ra bán cho một người đàn bà bịt kín mặt.

5 giờ sáng, tại điểm “phục kích” ở đầu thôn Tam Á, pv được
chứng kiến cảnh một người dân đem thịt lợn được giấu trong
bao tải buộc kín ra bán cho một người đàn bà bịt kín mặt.

Theo một số thương lái mà phóng viên có được địa chỉ từ sự “mách nước” của người dân vùng dịch thì giai đoạn đầu, khi dịch chưa phát tán ra Bắc Ninh là “mùa” làm ăn của cánh lái lợn. Hàng trăm con lợn được người dân bán tống bán tháo với giá rẻ hơn rất nhiều. Sáng, khi còn chưa nhìn thấy rõ mặt người, đoàn quân lái lợn đã đổ xô về các xã. Gia đình nào ít thì cũng 1 con, nhiều có khi lên đến chục con. Sau khi gom xong đàn lợn, cánh lái lợn thuê hẳn một xe tải loại lớn rồi chở đi bán khắp nơi. Địa phương tiêu thụ nhiều nhất vẫn là Bắc Giang, Hải Dương và Hà Nội.

5 giờ sáng, tại điểm “phục kích” ở đầu thôn Tam Á, pv được chứng kiến cảnh một người dân đem thịt lợn được giấu trong bao tải buộc kín ra bán cho một người đàn bà bịt kín mặt. Dường như đã có sự thỏa thuận từ trước nên cuộc “giao dịch” vỏn vẹn diễn ra trong vòng chưa đầy 3 phút.

“Nhà có 5 con lợn thì 4 con chết vì bệnh tai xanh phải đem ra nghĩa địa vứt, con còn lại sáng sớm nay ông nhà tôi với mấy đứa con phải xúm lại làm thịt để bán. Tối qua con trai tôi điện thoại cho một người làng làm quán cơm bình dân ngoài Hà Nội, người này yêu cầu mình phải tự thịt rồi hẹn 5 giờ đem ra đầu làng họ sẽ đến lấy, họ không muốn vào làng vì ngại giáp mặt đội kiểm dịch…”.

Xòe cho pv xem 300.000 đồng trên tay, người bà này nói thêm: “Đấy, hơn 80 kg thịt giờ bán được có ngần này. Nhưng vẫn nhiều hơn gọi nhóm giết mổ, nhóm này nó chỉ trả 30.000 - 50.000 đồng/con thôi....”.

Hiện nay giá thịt lợn trên thị trường Hà Nội dao động từ 80.000- 100.000/kg, nhẩm tính nếu thương lái mua lợn ở vùng dịch với giá 30.000 đồng/con lợn khoảng 70 kg, khi mổ thịt bán ngoài thị trường, ít nhất cũng thu về khoảng 5- 6 triệu đồng. Một khoản siêu lợi nhuận.

Theo chân một thương lái chở lợn từ vùng dịch đến điểm bán hàng tại Sài Đồng, Gia Lâm, Hà Nội, pv không khỏi lo sợ trước cảnh người dân tập trung mua thịt lợn từ người dân chở lên từ Bắc Ninh. Họ biết đâu rằng vì hám rẻ mà họ đang mở rộng cửa rước tai họa về nhà, và cũng vì chút lợi nhuận trước mắt mà những thương lái kia đang bán rẻ sinh mạng của mình.

Theo quan sát của pv, đầu đường vào thôn Tam Á (xã Gia Đông, Huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) có một chốt kiểm dịch của xã Gia Đông. Nhưng 3 ngày “bám chốt”, phóng viên không hề thấy cán bộ nào trong đội kiểm dịch.

Nhiều người dân ở xã Tam Á tự giết thịt lợn bệnh, chở đi tiêu thụ thế này.

Nhiều người dân ở xã Tam Á tự giết thịt lợn bệnh, chở đi
tiêu thụ thế này.

Ngô Văn Dung, trưởng thôn Tam Á cho biết: “Do lực lượng dân phòng của thôn quá mỏng,  mặt khác do tâm lí cả nể khi gặp người quen  đem lợn ra khỏi vùng dịch bán nên công tác cách li không để lợn vùng dịch tuồn ra ngoài gặp khó khăn. Bên cạnh đó, do thương lái bên ngoài vào thu mua lợn của bà con chủ yếu đi vào ban đêm, đường vào thôn lại nhiều nên chúng tôi không thể ngăn chặn hết được.Hiện chúng tôi đã báo cáo tình hình và xin sự hỗ trợ từ chính quyền xã…”.

Ông Nguyễn Nhân Lừng, Chi Cục trưởng Chi cục Thú y Bắc Ninh, cho biết thêm: “Những ngày qua, huyện Lương Tài, Thuận Thành xuất hiện dịch tai xanh, hiện chúng tôi đang khẩn trương huy động máy bơm có động cơ, đưa hàng trăm lít hóa chất Benkocid về 2 điểm nóng đã xảy ra dịch để tiêu độc, khử trùng. Không chỉ trong vùng dịch, các cơ sở chăn nuôi lân cận, chợ và khu dân cư cũng được đặt trong tình trạng giới nghiêm nhằm khống chế  sự lây lan của dịch”.

Hi vọng sự “khẩn trương” từ phía lãnh đạo thú y tỉnh sẽ được triển  khai ngay và  mau để ngăn chặn tình trạng tuồn lợn từ vùng dịch ra bên ngoài gây nguy hiểm cho người dân.

Ông Tô Long Thành, Phó giám đốc Trung tâm chẩn đoán thú y trung ương, khuyến cáo: Người dân không nên ăn lợn ốm, chết vì bệnh tai xanh. Virus tai xanh làm suy giảm miễn dịch của lợn khiến các vi khuẩn kế phát phát triển nhanh, trong đó có chứng liên cầu, một bệnh nguy hiểm có thể lây cho người và dễ dẫn đến tử vong.

Cũng theo ông, rất khó để nhận biết thịt lợn mắc bệnh tai xanh. Vì thế, người dân khi đi mua cần quan sát kỹ, chọn miếng thịt tươi, không bị tụ máu, không quá bóng, không có mùi kháng sinh, sờ vào ấm, nóng, hơi dính. Còn nếu thịt cứng, nhão thì có thể là thịt bệnh, thịt ôi. Nếu là lợn dịch còn sống, biểu hiện là tai cụp, tím tái, bỏ ăn, sổ mũi, trào bọt mép.

>> Thịt lợn tai xanh chế thành chả, ruốc và tuồn về Hà Nội?


Thanh Nguyên