Vào khoảng 1h30 ngày 25/4, Đội 6 (Phòng Cảnh sát Môi trường, công an Hà Nội) phối hợp Đội quản lý thị trường số 1 (Chi cục QLTT Hà Nội), phát hiện chiếc xe ô tô tải mang BKS 89K-5649 khi đang đỗ đèn đỏ tại khu vực công trường 5 (thuộc quận Long Biên, Hà Nội) có dấu hiệu nghi vấn. Ngay lập tức, tổ công tác thu giữ và tiến hành tiêu huỷ theo quy định.
Qua kiểm tra, tổ công tác phát hiện trên xe đang vận chuyển 216 ki-lô-gam ếch (1080 con) và 265 ki-lo-gam con cá quả (636 con) không có giấy tờ kiểm dịch, cũng như hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ của số hàng nói trên.
Tại thời điểm kiểm tra, lái xe khai nhận tên là Nguyễn Quang Vinh (41 tuổi, ở huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên). Còn chủ số hàng trên là ông Trần Thanh Lâm (32 tuổi, ở xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên). Theo Lâm khai nhận, toàn bộ số cá quả và ếch trên được thu mua từ Trung Quốc và không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc. Ngay lập tức, tổ công tác thu giữ và tiến hành tiêu huỷ theo quy định.
Trung tá Phạm Giang Sơn, Đội trưởng Đội cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường trong lĩnh vực y tế, an toàn thực phẩm (Đội 6, Phòng Cảnh sát Môi trường Hà Nội), cho biết, để buôn lậu, chân rết của Lâm ở cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) sẽ sang Trung Quốc thu gom các loại cá trên thị trường Trung Quốc.
Sau đó, các thương lái phía Trung Quốc sẽ thu gom từ các trại nuôi cá và đóng thùng rồi chuyển về Việt Nam qua thuyền đò. Sau khi đã vượt sông về Việt Nam, chân rết của Lâm sẽ tập kết tại một địa điểm rồi chờ xe từ Hà Nội lên chở về chợ Yên Sở (quận Hoàng Mai, Hà Nội) tiêu thụ. Bình quân chủ hàng Lâm lên cửa khẩu Móng Cái để chuyển hàng về 2 ngày một lần.
“Mặc dù buôn lậu cá từ Trung Quốc về như vậy nhưng chế tài xử phạt lại rất thấp, chưa đủ sức răn đe. Như trường hợp này, lực lượng chức năng mất rất nhiều thời gian và công sức mới có thể bắt giữ, nhưng chủ hàng chỉ bị phạt có 2,5 triệu đồng và tịch thu hàng hoá để tiêu huỷ. Thế nhưng lợi nhuận từ những chuyến hàng này lại rất lớn nên các đối tượng vẫn cố tình vi phạm” – Trung tá Sơn cho biết.
Số ếch nhập từ Trung Quốc về Hà Nội tiêu thụ bị bắt. |
Qua kiểm tra, tổ công tác phát hiện trên xe đang vận chuyển 216 ki-lô-gam ếch (1080 con) và 265 ki-lo-gam con cá quả (636 con) không có giấy tờ kiểm dịch, cũng như hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ của số hàng nói trên.
Tại thời điểm kiểm tra, lái xe khai nhận tên là Nguyễn Quang Vinh (41 tuổi, ở huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên). Còn chủ số hàng trên là ông Trần Thanh Lâm (32 tuổi, ở xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên). Theo Lâm khai nhận, toàn bộ số cá quả và ếch trên được thu mua từ Trung Quốc và không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc. Ngay lập tức, tổ công tác thu giữ và tiến hành tiêu huỷ theo quy định.
Số cá quả nhập lậu từ Trung Quốc. |
Trung tá Phạm Giang Sơn, Đội trưởng Đội cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường trong lĩnh vực y tế, an toàn thực phẩm (Đội 6, Phòng Cảnh sát Môi trường Hà Nội), cho biết, để buôn lậu, chân rết của Lâm ở cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) sẽ sang Trung Quốc thu gom các loại cá trên thị trường Trung Quốc.
Sau đó, các thương lái phía Trung Quốc sẽ thu gom từ các trại nuôi cá và đóng thùng rồi chuyển về Việt Nam qua thuyền đò. Sau khi đã vượt sông về Việt Nam, chân rết của Lâm sẽ tập kết tại một địa điểm rồi chờ xe từ Hà Nội lên chở về chợ Yên Sở (quận Hoàng Mai, Hà Nội) tiêu thụ. Bình quân chủ hàng Lâm lên cửa khẩu Móng Cái để chuyển hàng về 2 ngày một lần.
“Mặc dù buôn lậu cá từ Trung Quốc về như vậy nhưng chế tài xử phạt lại rất thấp, chưa đủ sức răn đe. Như trường hợp này, lực lượng chức năng mất rất nhiều thời gian và công sức mới có thể bắt giữ, nhưng chủ hàng chỉ bị phạt có 2,5 triệu đồng và tịch thu hàng hoá để tiêu huỷ. Thế nhưng lợi nhuận từ những chuyến hàng này lại rất lớn nên các đối tượng vẫn cố tình vi phạm” – Trung tá Sơn cho biết.
Theo Kiến thức