Đó là việc làm được xã hội hoan nghênh, nhất là xử lý những cơ sở giáo dục (CSGD) thực hiện liên kết khi chưa được Bộ GDĐT xem xét và phê duyệt. Việc xem xét phê duyệt của Bộ GDĐT nhằm tránh việc liên kết với CSGD nước ngoài không đủ năng lực và không có chức năng đào tạo như đã xảy ra.
Tuy nhiên, việc phạt vì lý do tuyển sinh không đúng đối tượng thì một số CSGD không tâm phục, khẩu phục và mong muốn các cơ quan chức năng vào cuộc.
Bộ GDĐT xử lý vi phạm đối với các CSGD dựa trên Quyết định phê duyệt chương trình liên kết đào tạo cử nhân của Bộ. Trong đó có yêu cầu: đối tượng tuyển sinh là sinh viên đạt điểm sàn trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (thi 3 chung).
Tuy nhiên, việc phạt vì lý do tuyển sinh không đúng đối tượng thì một số CSGD không tâm phục, khẩu phục và mong muốn các cơ quan chức năng vào cuộc.
Bộ GDĐT xử lý vi phạm đối với các CSGD dựa trên Quyết định phê duyệt chương trình liên kết đào tạo cử nhân của Bộ. Trong đó có yêu cầu: đối tượng tuyển sinh là sinh viên đạt điểm sàn trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (thi 3 chung).
CSGD nào tuyển sinh viên không có hoặc không đạt điểm sàn vào học chương trình liên kết đào tạo là vi phạm. Trong các quyết định phê duyệt của Bộ GDĐT bao giờ cũng nêu căn cứ là Nghị định số18/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ quy định về lập và hoạt động của các cơ sở văn hoá, giáo dục nước ngoài tại Việt Nam; và Thông tư số 15/2003/TT-BGD&ĐT ngày 31 tháng 3 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ GDĐThướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ.
Nhưng nếu nghiên cứu Nghị định 18/2001/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 15/2003/TT-BGD&ĐT của Bộ GDĐT, chúng ta sẽ thấy đó là các văn bản chủ yếu quy định về điều kiện và các thủ tục để thành lập và hoạt động của các cơ sở văn hoá, giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.
Trong khi đó, tiến hành liên kết đào tạo không cần hiện diện của CSGD nước ngoài tại Việt Nam, nên các quyết định phê duyệt chương trình liên kết căn cứ vào Nghị định 18 và Thông tư 15 là gượng ép khi hành lang pháp lý chưa được xây dựng đầy đủ. Hơn nữa, trong các văn bản pháp lý đó hoàn toàn không có câu chữ nào quy định đối tượng tuyển sinh phải là người đã thi đại học, cao đẳng tại Việt Nam và phải đạt điểm sàn.
Có lẽ Bộ GDĐT yêu cầu “đạt điểm sàn” với cái lý là đảm bảo chất lượng cho các chương trình liên kết không bị thua kém các chương trình đào tạo đại học của các cơ CSGDViệt Nam. Đây là quy định mang tính chất áp đặt đối với CSGD đại học Việt Nam xin phép được liên kết, không phù hợp với quy định của các CSGD nước ngoài.
Các CSGD nước ngoài hay có yếu tố nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam như: RMIT Việt Nam, Đại học Việt Nam – Anh Quốc, Đại học Việt – Đức, Đại học Công nghệ Việt – Pháp hoàn toàn không yêu cầu sinh viên dự tuyển vào trường mình phải đạt điểm sàn của Việt Nam. Chẳng lẽ các CSGD này không đạt chất lượng? Nhìn rộng ra các nước, thì chỉ các trường đại học rất uy tín (ví dụ các trường lớn – Grand Ecole của Pháp) hoặc các trường có truyền thống trên thế giới yêu cầu người học phải dự kỳ thi tuyển của trường.
Đa số các trường đại học (như: hệ thống Université của Pháp mà ta quen dịch là đại học tổng hợp, các trường đại học khoa học ứng dụng tại Châu Âu, các trường đại học tại Úc, New Zealand, và ngày càng nhiều trường đại học mới của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…) thì sinh viên đều được ghi danh vào học hoặc được xét tuyển theo kết quả học và thi trung học phổ thông.
Ngoại trừ một số chương trình liên kết với các CSGD nước ngoài không có chức năng hoặc không được kiểm định chất lượng thì các chương trình liên kết đào tạo đã có đóng góp nhất định cho giáo dục đại học Việt Nam như: tạo thêm cơ hội học tập trình độ cao cho học sinh; trang bị kỹ năng thực hành, nhanh tiếp cận với thực tế sản xuất, kinh doanh; trang bị khả năng ngoại ngữ tốt để làm việc trong môi trường quốc tế; CSGD trong nước có thể học tập kinh nghiệm về chương trình và tổ chức đào tạo của phía nước ngoài.
Nhằm hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật trong giáo dục và đào tạo, ngày 26/9/2012 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73/2012/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Nghị định được các CSGD hoan nghênh, vì đó là cơ sở phát lý giúp liên kết đào tạo phát triển đúng hướng, đúng quy định và hiệu quả. Một điều mới là Nghị định 73 quy định đối tượng tuyển sinh vào học tại các chương trình liên kết đào tạo cấp văn bằng rất rõ ràng theo 3 trường hợp như sau:
Nhằm hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật trong giáo dục và đào tạo, ngày 26/9/2012 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73/2012/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Nghị định được các CSGD hoan nghênh, vì đó là cơ sở phát lý giúp liên kết đào tạo phát triển đúng hướng, đúng quy định và hiệu quả. Một điều mới là Nghị định 73 quy định đối tượng tuyển sinh vào học tại các chương trình liên kết đào tạo cấp văn bằng rất rõ ràng theo 3 trường hợp như sau:
- Trường hợp CSGD Việt Nam cấp văn bằng thì phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện tiếp nhận vào học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
- Trường hợp CSGD nước ngoài cấp văn bằng thì phải tuân thủ quy định về điều kiện tiếp nhận vào học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ của cơ sở giáo dục nước ngoài. Các điều kiện này phải tương ứng với điều kiện tiếp nhận của CSGD nước ngoài quy định tại nước sở tại và được Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận.
- Trường hợp CSGD Việt Nam và CSGD nước ngoài đồng thời cấp văn bằng thì đối tượng tuyển sinh phải đáp ứng quy định ở cả 2 trường hợp trên.
Trong các phương thức liên kết thì phương thức nước ngoài cấp văn bằng, mà đặc biệt là chương trình liên kết có giai đoạn đào tạo tại CSGD nước ngoài được đảm bảo chất lượng tốt nhất. Nếu xử lý vi phạm vì các CSGD tuyển sai đối tượng tuyển sinh như quy định trong các quyết định phê duyệt chương trình liên kết của Bộ GDĐT, tức là sinh viên không có điểm sàn, đối với cả trường hợp văn bằng do phía nước ngoài cấp là sai với Nghị định 73/2012/NĐ-CP của Chính phủ.
Nghị định73 đã ghi rõ: Nghi định này bãi bỏ các quy định về giáo dục và đào tạo tại Nghị định số 18/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2001. Như vậy Bộ GDĐT cần rà soát, điều chỉnh lại các Quyết định không đúng với Nghị định 73 hiện hành, mới tránh được những quy định phạm luật, làm giảm uy tín của Bộ.
Phạm Sỹ Tiến