Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (tên tiếng Anh là University of Social Sciences and Humanities) có sứ mệnh đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao; nghiên cứu, sáng tạo và truyền bá tri thức về khoa học xã hội và nhân văn, phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Tầm nhìn đến năm 2035, nhà trường phát huy thế mạnh của một trường đại học khoa học cơ bản, tập trung nguồn lực xây dựng trở thành một trường đại học nghiên cứu, đa ngành và liên ngành với đội ngũ chuyên gia giỏi, đầu ngành; phát triển một số ngành, chuyên ngành đào tạo mới, tiên phong đóng vai trò nòng cốt trong đào tạo và nghiên cứu các ngành khoa học cơ bản của đất nước đạt trình độ khu vực và quốc tế; xếp vào nhóm 100 các trường đại học hàng đầu của khu vực châu Á và nhóm 500 đại học của thế giới.
Về lịch sử phát triển, ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 45 thành lập Ban Đại học Văn khoa (một trong năm ban thuộc Đại học Quốc gia Việt Nam và cũng là tiền thân của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn).
Ngày 5/6/1956, Chính phủ Việt Nam ra Quyết định số 2183 thành lập Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trên cơ sở các trường tiền thân (Đại học Khoa học, Đại học Văn khoa, Đại học Khoa học cơ bản, Dự bị Đại học Liên khu IV) để trở thành trường đại học khoa học cơ bản đầu tiên tại miền Bắc, Việt Nam ngay sau khi hòa bình được lập lại.
Tháng 9/1995, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chính thức được thành lập, trở thành đơn vị độc lập nằm trong Đại học Quốc gia Hà Nội.
Theo thông tin được công bố trên website, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội có địa chỉ tại số 336 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Hiện nay, Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn là Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường.
Những thay đổi trong phương thức tuyển sinh đáng chú ý
Trong những năm gần đây, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội có nhiều thay đổi trong phương thức tuyển sinh, mở thêm các ngành học mới nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng lớn của xã hội.
Năm 2018, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội bắt đầu mở ngành mới là Đông Nam Á học.
Năm 2019, trường mở thêm ngành mới là Nhật Bản học. Năm 2020, trường bắt đầu tuyển sinh và đào tạo ngành học mới là Hàn Quốc học và Văn hoá học.
Từ năm 2021 đến năm 2023, trường duy trì các ngành học hiện có, không mở mới thêm ngành học nào.
Đáng chú ý, năm 2024, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội bắt đầu đào tạo bậc Cử nhân ngành Điện ảnh và Nghệ thuật đại chúng (ngành đào tạo thí điểm).
Về phương thức tuyển sinh, năm 2019, nhà trường chỉ sử dụng duy nhất kết quả dựa trên kỳ thi trung học phổ thông quốc gia để xét tuyển.
Trong năm 2020 và và 2021, ngoài hình thức xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhà trường bổ sung thêm hình thức xét tuyển theo quy định hướng dẫn của Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Năm 2022 và 2023, nhà trường có tổng cộng 5 phương thức xét tuyển khác nhau, cụ thể như sau:
- Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Phương thức 2: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định đặc thù và hướng dẫn tuyển sinh của Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Phương thức 3: Xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực (HSA) còn hiệu lực của Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Phương thức 4: Xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế.
- Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
STT |
Phương thức tuyển sinh |
2023 |
2022 |
2021 |
2020 |
2019 |
1 |
Xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi trung học phổ thông |
x |
x |
x |
x |
x |
2 |
Xét tuyển theo quy định hướng dẫn của Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn |
x |
x |
x |
x |
|
3 |
Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo |
x |
x |
|||
4 |
Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức |
x |
x |
|||
5 |
Xét tuyển chứng chỉ quốc tế |
x |
x |
Biến động về chỉ tiêu và điểm chuẩn những năm qua
Để có góc nhìn tổng quan hơn về bức tranh tuyển sinh của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam thống kê về tổng chỉ tiêu tuyển sinh và chỉ tiêu của 2 ngành học hot tại trường.
Theo Đề án tuyển sinh của trường qua các năm, có thể thấy chỉ tiêu tuyển của trường có sự thay đổi qua các năm học.
Năm 2020, nhà trường tuyển sinh 1850 chỉ tiêu, giảm 100 chỉ tiêu so với tổng chỉ tiêu tuyển sinh của năm 2019 (1950 chỉ tiêu).
Năm 2021, tổng chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường tiếp tục giảm còn 1650 chỉ tiêu và tăng nhẹ lên 1680 chỉ tiêu trong năm 2022.
Sang đến năm học 2023-2024, tổng số chỉ tiêu của trường tăng lên mức 2000 chỉ tiêu.
Báo chí và Quốc tế học là 2 ngành học có số lượng chỉ tiêu tuyển sinh cao nhất toàn trường. Cụ thể, ngành Báo chí có 100 chỉ tiêu tuyển sinh trong năm 2019, ngành Quốc tế học là 105 chỉ tiêu.
Trong các năm 2020, 2021 và 2022 sau đó, chỉ tiêu tuyển sinh của ngành Báo chí giảm dần còn lần lượt là 85, 70 và 55 chỉ tiêu. Tương tự, đối với ngành Quốc tế học, chỉ tiêu tuyển sinh giảm dần từ 85, 70 đến 55 chỉ tiêu lần lượt trong các năm 2020, 2021 và 2022.
Năm 2023, tổng chỉ tiêu tuyển sinh của ngành Báo chí tăng thêm hơn 80 chỉ tiêu, đạt 135 chỉ tiêu; tổng chỉ tiêu tuyển sinh của ngành Quốc tế học tăng hơn gấp 2 lần so với năm trước đó, đạt 115 chỉ tiêu.
Về điểm chuẩn, các ngành Đông phương học, Hàn Quốc học, Quan hệ công chúng và Quốc tế học là những ngành có điểm đầu vào cao của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trong những năm gần đây.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện sự biến động của điểm trúng tuyển của một số ngành học qua các năm, dựa vào kết quả xét tuyển của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên thang điểm 30, tổ hợp xét tuyển C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý).
Trong năm 2019, ngành Đông phương học, Quan hệ công chúng và Quốc tế học có điểm trúng tuyển lần lượt là 28.50, 26.75 và 26.50.
Năm 2020, điểm chuẩn của 3 ngành nêu trên có xu hướng tăng. Ngành Đông phương học đạt 29.75 điểm, ngành Quan hệ công chúng có điểm chuẩn là 29.0, và Quốc tế học đạt 28.75 điểm. Đặc biệt, ngành Hàn Quốc học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội có điểm chuẩn cao kỷ lục với 30 điểm ở tổ hợp xét tuyển C00.
Sang đến năm 2021, thí sinh muốn đỗ vào ngành Hàn Quốc học vẫn phải đạt số điểm tuyệt đối là 30 điểm. Điểm chuẩn ngành Đông phương học theo tổ hợp C00 cũng ở mức rất cao là 29.80. Còn ngành Quan hệ công chúng tăng nhẹ lên mức 29.3 điểm, ngành Quốc tế học đạt 28.8 điểm. Ngành Báo chí cũng là một trong những ngành học có điểm chuẩn cao nhất toàn trường. Năm 2021, điểm chuẩn tổ hợp xét tuyển C00 của ngành học này đạt 28.80 điểm
Vào năm 2022, điểm chuẩn của ngành Đông phương học và Quan hệ công chúng tiếp tục tăng cao, đều đạt 29.95 điểm trong tổ hợp C00. Còn ngành Quốc tế học có điểm chuẩn là 29.0 điểm. Ngành Hàn Quốc học có điểm trúng tuyển là 29.25. Điểm chuẩn của ngành Báo chí tăng lên 29.80 điểm.
Năm học 2023-2024, điểm chuẩn xét tuyển đầu vào của các ngành nêu trên có xu hướng giảm mạnh. Đối với ngành Đông phương học, điểm chuẩn giảm 1.45 điểm so với năm trước đó, đạt 28.5 điểm. Điểm chuẩn ngành Quan hệ công chúng là 28.78 điểm; ngành Quốc tế học là 27.7 điểm; và ngành Hàn Quốc học ở mức 28.25.
Cũng trong năm học này, ngành Tôn giáo học theo tổ hợp khối A01 (Toán học, Vật Lý, Tiếng Anh) có điểm trúng tuyển đầu vào thấp nhất toàn trường, đạt 22 điểm.
Ngoài ra, theo Đề án tuyển sinh năm 2023 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam thống kê kết quả khảo sát vào năm 2022 về tỷ lệ sinh viên có việc làm trong khoảng thời gian 12 tháng kể từ khi được công nhận tốt nghiệp năm 2021 được xác định theo một số ngành như sau:
Theo đó, ngành Quan hệ công chúng và Đông phương học là hai trong số các ngành “hot” của trường và cũng là các ngành học có tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm cao nhất, đạt 100%.
Tiếp theo đó, ngành Ngôn ngữ học có tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm là 94.12%; tỷ lệ của ngành Báo chí là 97.67% và tỷ lệ của ngành Việt Nam học là 97.73%.