Thành nhà Hồ

20/02/2012 16:29
Trần Vinh Quang/ VNE
(GDVN) - Ghé thăm thành nhà Hồ, tôi nhận ra dấu ấn văn hóa của một nền văn minh tồn tại tuy không dài, nhưng luôn được sử sách đánh giá cao.
Thành nhà Hồ (Tây Đô) được xây vào năm 1397 dưới triều Trần do quyền thần Hồ Quý Ly chỉ huy, sau đó năm 1400 lập ra nhà Hồ. Ngày 27/6/2011, thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
Thành nhà Hồ (Tây Đô) được xây vào năm 1397 dưới triều Trần do quyền thần Hồ Quý Ly chỉ huy, sau đó năm 1400 lập ra nhà Hồ. Ngày 27/6/2011, thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
Thành xây trên địa phận hai thôn Tây Giai, Xuân Giai nay thuộc xã Vĩnh Tiến và thôn Đông Môn nay thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
Thành xây trên địa phận hai thôn Tây Giai, Xuân Giai nay thuộc xã Vĩnh Tiến và thôn Đông Môn nay thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
Bên trong thành ngoại là thành nội có mặt bằng hình chữ nhật chiều Bắc - Nam dài 870,5 m, chiều Đông - Tây dài 883,5 m
Bên trong thành ngoại là thành nội có mặt bằng hình chữ nhật chiều Bắc - Nam dài 870,5 m, chiều Đông - Tây dài 883,5 m
Mặt ngoài của thành nội được ghép bằng đá khối thẳng đứng, kích thước trung bình 2 x 1 x 0,70 m, mặt trong đắp đất.
Mặt ngoài của thành nội được ghép bằng đá khối thẳng đứng, kích thước trung bình 2 x 1 x 0,70 m, mặt trong đắp đất.
Thành Tây Đô thể hiện một trình độ rất cao về kỹ thuật xây vòm đá thời bấy giờ. Những phiến đá 10 đến 20 tấn được ghép với nhau một cách tự nhiên, không có bất cứ chất kết dính nào. Trải qua hơn 600 năm, những bức tường thành vẫn đứng vững.
Thành Tây Đô thể hiện một trình độ rất cao về kỹ thuật xây vòm đá thời bấy giờ. Những phiến đá 10 đến 20 tấn được ghép với nhau một cách tự nhiên, không có bất cứ chất kết dính nào. Trải qua hơn 600 năm, những bức tường thành vẫn đứng vững.
Cửa Hậu còn gọi là Cửa Bắc, Các cổng đều xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi bưởi, Các phiến đá xây đặc biệt lớn (dài tới 7 m, cao 1,5 m, nặng chừng 15 tấn)
Cửa Hậu còn gọi là Cửa Bắc, Các cổng đều xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi bưởi, Các phiến đá xây đặc biệt lớn (dài tới 7 m, cao 1,5 m, nặng chừng 15 tấn)
Trần Vinh Quang/ VNE