Ngày 02/04/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị 422/CT-TTg về việc ưu tiên chính sách xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm các trạm phát sóng thông tin di động (trạm BTS). Có thể nói đây là một động thái “chia lửa” cho EVN và các đơn vị viễn thông hàng đầu như Viettel nhờ huy động nguồn lực (vốn) từ giới DN. Điều đáng nói là trong việc chấp hành chủ trương xã hội hóa, cách làm của EVN và Viettel đang gây hại trực tiếp cho các DN tham gia đầu tư…
Cách làm áp đặt?
Quán triệt Chỉ thị 422/Ct-TTg, tháng 6/2010 EVN mở rộng mạng lưới phủ sóng di động 3G của Cty Thông tin điện lực và kêu gọi các DN tham gia đầu tư xây dựng trạm BTS. Với hy vọng hoàn vốn sau 05 năm và có lợi nhuận từ năm thứ 6, hàng loạt DN đã huy động mọi nguồn vốn (kể cả vay ngân hàng) để xây dựng thuê các trạm BTS cho EVN và đầu tư xã hội hóa cơ sở hạ tầng trạm BTS cho EVN thuê lại.
Cụ thể, các DN bỏ vốn thuê mặt bằng của các nhà dân đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của EVN và đầu tư xây dựng trạm bao gồm cột anten, phòng máy, hệ thống điện… với chi phí từ 250 – 400 triệu đồng/trạm BTS.
Trong năm 2010, các trạm này đã hoàn thành và được EVN nghiệm thu đưa vào sử dụng. Mọi việc bắt đầu phát sinh khi EVN đến nay vẫn chưa thanh toán tiền xây dựng trạm BTS cho các nhà thầu xây dựng lúc đó.
Theo các điều khoản trong hợp đồng xây dựng trạm BTS ký với các DN, EVN sẽ thanh toán cho bên nhà thầu sau khi nhà thầu xuất trình đầy đủ hồ sơ thanh toán tối thiểu 60 ngày. Tuy nhiên, tới thời điểm tháng 5/2012 – thời điểm mà rất nhiều trạm BTS được đầu tư theo dạng xã hội hóa đã đi vào hoạt động, những “khổ chủ” tham gia góp vốn đầu tư trạm vẫn chưa được EVN thanh toán theo hợp đồng đã ký kết. Việc này trực tiếp gây thiệt hại về kinh tế cho những DN này, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế vẫn chưa được vực dậy, kèm theo đó là cơn bão siết nợ từ Ngân hàng càng khiến nguy cơ phá sản cận kề với rất nhiều đơn vị đã tham gia góp vốn đầu tư xây dựng các trạm BTS cho EVN.
Một sự kiện đáng chú ý trong quá trình làm việc “trước sau không như một” của EVN, đó là Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 2151/QĐ-TTg về việc điều chuyển Cty Thông tin điện lực từ EVN sang Viettel (tập đoàn viễn thông quân đội).
Theo quyết định này, việc chuyển giao phải đảm bảo nguyên trạng cơ sở hạ tầng viễn thông cũng như các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với khách hàng và đối tác. Nhưng có vẻ như cả EVN lẫn Viettel đều “không để ý” hoặc “cố tình quên” nội dung này và ra thông báo cho 100% các DN xã hội hóa trạm BTS: 80-95% số lượng trạm BTS bị hủy hợp đồng; Số còn lại Viettel yêu cầu giảm giá thuê thậm chí chỉ còn 1/3 so với hợp đồng đã ký. Đồng thời, thời điểm Viettel thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng chỉ vỏn vẹn 01 tháng trong khi trước đó các DN hầu hết đã chi trả tiền thuê mặt bằng xây dựng trạm BTS cho các nhà dân tới hết năm 2012.
Không chỉ có vậy, EVN đã ký kết hợp đồng thuê các trạm BTS với cam kết thuê dài hạn 10 năm, thời hạn ký kết gian hạn hợp đồng là 5 năm/lần là điều đã hấp dẫn nhiều DN đầu tư khoảng 250 triệu/1 trạm BTS với kỳ vọng thu lãi từ năm thứ 06, nhưng việc đơn phương hủy HĐ trước thời hạn 09 năm của Viettel đã đẩy hàng loạt DN vào thảm cảnh. Phải chăng đây là pha “phối hợp” ngoạn mục giữa EVN và Viettel bởi người ta không thấy tiếng nói trách nhiệm cả về dân sự lẫn pháp lý của EVN (đứng tên trong các HĐ đầu tư với các DN từ năm 2010) trong việc đơn phương hủy hợp đồng không lý do của Viettel với các nhà thầu. Dù gì chăng nữa, chỉ có những DN đã “trót” tham gia đầu tư xã hội hóa trạm BTS cho EVN phải gánh chịu những tổn thất nặng nề mà chẳng biết kêu ai?!
Đánh mất niềm tin
Chẳng hiểu tới khi nào EVN – Viettel mới có lời giải thích cho hành động áp đặt của mình với các thượng đế - đối tác. Khi nào các nhà thầu mới nhận được số tiền thanh toán từ phía EVN để trả tiền vay ngân hàng cũng như lo toan cân đối cho đời sống cán bộ nhân viên nhằm duy trì sức khỏe DN? – Cũng chẳng ai dám đoan chắc về thời điểm ấy.
Việc EVN và Viettel chậm trễ, trì hoãn thanh toán rõ ràng đã gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho các DN – nhà thầu đã hoàn thành nghĩa vụ trách nhiệm trong hợp đồng ký kết. DN đình đốn, công nhân nghỉ việc vì DN không có tiền trả lương, sản xuất đình trệ, uy tín giảm sút, mọi yếu tố này đẩy hàng loạt đơn vị vào nguy cơ phá sản.
“Một lần bất tín – vạn sự bất tin” là kim chỉ nam thuộc nằm lòng của giới kinh doanh. Đặc biệt, chữ tín càng trở nên quan trọng với các Tập đoàn, TCty có thương hiệu ảnh hưởng tầm quốc gia như EVN hay Viettel.
Dư luận nói chung và các DN đang đặt câu hỏi về cách làm áp đặt của 2 đơn vị tập đoàn này có nhiều uẩn khúc. Căn cứ vào đâu EVN – Viettel “dám” đơn phương chấm dứt HĐ trước thời hạn với các DN đầu tư thuê xây dựng trạm BTS? Và cơ sở pháp lý nào cho phép 2 ông lớn trong nền kinh tế chậm trễ, trì hoãn thanh toán tiền cho các bên tham gia đã hoàn thành nghĩa vụ trách nhiệm trong hợp đồng ký kết? Đâu đó đã xuất hiện ý kiến cho rằng liên minh này đã được “bật đèn xanh” từ cơ quan quản lý cấp vĩ mô cho các hành động “ta là một, là riêng, là duy nhất” nêu trên.
Đây là câu chuyện của những nhà hoạch định chính sách, rất khó để lạm bàn sâu. Tuy nhiên, đa phần dư luận vẫn đang băn khoăn về việc làm mang tính độc đoán – chuyên chế của EVN-Viettel có dấu hiệu của việc trái pháp luật Việt Nam khi không tôn trọng, thực thi các điều khoản trong HĐ ký kết với các DN. Đồng thời, liệu chủ trương của Nhà nước về việc khuyến khích đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật nói chung và hệ thống hạ tầng viễn thông nói riêng theo hình thức xã hội hóa có được tuân thủ một cách nghiêm túc và hiệu quả theo đúng luật định nếu thiếu chế tài quản lý sát sao những đứa con cả “thiếu gương mẫu” như EVN và Viettel?!
Nếu cách cư xử của EVN – Viettel không được làm rõ, rồi đây sẽ chẳng DN nào “dại gì” tham gia hợp tác đầu tư xã hội hóa với những đơn vị mang tầm tập đoàn quốc gia như một hình thức “trao trứng cho ác” bấp chấp chủ trương kêu gọi, khuyến khích từ Nhà nước.
Cách làm áp đặt?
Quán triệt Chỉ thị 422/Ct-TTg, tháng 6/2010 EVN mở rộng mạng lưới phủ sóng di động 3G của Cty Thông tin điện lực và kêu gọi các DN tham gia đầu tư xây dựng trạm BTS. Với hy vọng hoàn vốn sau 05 năm và có lợi nhuận từ năm thứ 6, hàng loạt DN đã huy động mọi nguồn vốn (kể cả vay ngân hàng) để xây dựng thuê các trạm BTS cho EVN và đầu tư xã hội hóa cơ sở hạ tầng trạm BTS cho EVN thuê lại.
Cụ thể, các DN bỏ vốn thuê mặt bằng của các nhà dân đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của EVN và đầu tư xây dựng trạm bao gồm cột anten, phòng máy, hệ thống điện… với chi phí từ 250 – 400 triệu đồng/trạm BTS.
Trong năm 2010, các trạm này đã hoàn thành và được EVN nghiệm thu đưa vào sử dụng. Mọi việc bắt đầu phát sinh khi EVN đến nay vẫn chưa thanh toán tiền xây dựng trạm BTS cho các nhà thầu xây dựng lúc đó.
Viettel tiếp quản EVN Telecom từ 1/1/2012. Ảnh VNE |
Theo các điều khoản trong hợp đồng xây dựng trạm BTS ký với các DN, EVN sẽ thanh toán cho bên nhà thầu sau khi nhà thầu xuất trình đầy đủ hồ sơ thanh toán tối thiểu 60 ngày. Tuy nhiên, tới thời điểm tháng 5/2012 – thời điểm mà rất nhiều trạm BTS được đầu tư theo dạng xã hội hóa đã đi vào hoạt động, những “khổ chủ” tham gia góp vốn đầu tư trạm vẫn chưa được EVN thanh toán theo hợp đồng đã ký kết. Việc này trực tiếp gây thiệt hại về kinh tế cho những DN này, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế vẫn chưa được vực dậy, kèm theo đó là cơn bão siết nợ từ Ngân hàng càng khiến nguy cơ phá sản cận kề với rất nhiều đơn vị đã tham gia góp vốn đầu tư xây dựng các trạm BTS cho EVN.
Một sự kiện đáng chú ý trong quá trình làm việc “trước sau không như một” của EVN, đó là Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 2151/QĐ-TTg về việc điều chuyển Cty Thông tin điện lực từ EVN sang Viettel (tập đoàn viễn thông quân đội).
Theo quyết định này, việc chuyển giao phải đảm bảo nguyên trạng cơ sở hạ tầng viễn thông cũng như các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với khách hàng và đối tác. Nhưng có vẻ như cả EVN lẫn Viettel đều “không để ý” hoặc “cố tình quên” nội dung này và ra thông báo cho 100% các DN xã hội hóa trạm BTS: 80-95% số lượng trạm BTS bị hủy hợp đồng; Số còn lại Viettel yêu cầu giảm giá thuê thậm chí chỉ còn 1/3 so với hợp đồng đã ký. Đồng thời, thời điểm Viettel thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng chỉ vỏn vẹn 01 tháng trong khi trước đó các DN hầu hết đã chi trả tiền thuê mặt bằng xây dựng trạm BTS cho các nhà dân tới hết năm 2012.
Không chỉ có vậy, EVN đã ký kết hợp đồng thuê các trạm BTS với cam kết thuê dài hạn 10 năm, thời hạn ký kết gian hạn hợp đồng là 5 năm/lần là điều đã hấp dẫn nhiều DN đầu tư khoảng 250 triệu/1 trạm BTS với kỳ vọng thu lãi từ năm thứ 06, nhưng việc đơn phương hủy HĐ trước thời hạn 09 năm của Viettel đã đẩy hàng loạt DN vào thảm cảnh. Phải chăng đây là pha “phối hợp” ngoạn mục giữa EVN và Viettel bởi người ta không thấy tiếng nói trách nhiệm cả về dân sự lẫn pháp lý của EVN (đứng tên trong các HĐ đầu tư với các DN từ năm 2010) trong việc đơn phương hủy hợp đồng không lý do của Viettel với các nhà thầu. Dù gì chăng nữa, chỉ có những DN đã “trót” tham gia đầu tư xã hội hóa trạm BTS cho EVN phải gánh chịu những tổn thất nặng nề mà chẳng biết kêu ai?!
Đánh mất niềm tin
Chẳng hiểu tới khi nào EVN – Viettel mới có lời giải thích cho hành động áp đặt của mình với các thượng đế - đối tác. Khi nào các nhà thầu mới nhận được số tiền thanh toán từ phía EVN để trả tiền vay ngân hàng cũng như lo toan cân đối cho đời sống cán bộ nhân viên nhằm duy trì sức khỏe DN? – Cũng chẳng ai dám đoan chắc về thời điểm ấy.
Việc EVN và Viettel chậm trễ, trì hoãn thanh toán rõ ràng đã gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho các DN – nhà thầu đã hoàn thành nghĩa vụ trách nhiệm trong hợp đồng ký kết. DN đình đốn, công nhân nghỉ việc vì DN không có tiền trả lương, sản xuất đình trệ, uy tín giảm sút, mọi yếu tố này đẩy hàng loạt đơn vị vào nguy cơ phá sản.
“Một lần bất tín – vạn sự bất tin” là kim chỉ nam thuộc nằm lòng của giới kinh doanh. Đặc biệt, chữ tín càng trở nên quan trọng với các Tập đoàn, TCty có thương hiệu ảnh hưởng tầm quốc gia như EVN hay Viettel.
Dư luận nói chung và các DN đang đặt câu hỏi về cách làm áp đặt của 2 đơn vị tập đoàn này có nhiều uẩn khúc. Căn cứ vào đâu EVN – Viettel “dám” đơn phương chấm dứt HĐ trước thời hạn với các DN đầu tư thuê xây dựng trạm BTS? Và cơ sở pháp lý nào cho phép 2 ông lớn trong nền kinh tế chậm trễ, trì hoãn thanh toán tiền cho các bên tham gia đã hoàn thành nghĩa vụ trách nhiệm trong hợp đồng ký kết? Đâu đó đã xuất hiện ý kiến cho rằng liên minh này đã được “bật đèn xanh” từ cơ quan quản lý cấp vĩ mô cho các hành động “ta là một, là riêng, là duy nhất” nêu trên.
Đây là câu chuyện của những nhà hoạch định chính sách, rất khó để lạm bàn sâu. Tuy nhiên, đa phần dư luận vẫn đang băn khoăn về việc làm mang tính độc đoán – chuyên chế của EVN-Viettel có dấu hiệu của việc trái pháp luật Việt Nam khi không tôn trọng, thực thi các điều khoản trong HĐ ký kết với các DN. Đồng thời, liệu chủ trương của Nhà nước về việc khuyến khích đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật nói chung và hệ thống hạ tầng viễn thông nói riêng theo hình thức xã hội hóa có được tuân thủ một cách nghiêm túc và hiệu quả theo đúng luật định nếu thiếu chế tài quản lý sát sao những đứa con cả “thiếu gương mẫu” như EVN và Viettel?!
Nếu cách cư xử của EVN – Viettel không được làm rõ, rồi đây sẽ chẳng DN nào “dại gì” tham gia hợp tác đầu tư xã hội hóa với những đơn vị mang tầm tập đoàn quốc gia như một hình thức “trao trứng cho ác” bấp chấp chủ trương kêu gọi, khuyến khích từ Nhà nước.
Trung Văn