GV ngoại ngữ: Thầy còn yếu học trò “không giỏi” là lẽ đương nhiên

28/06/2012 10:12
Chuyện giáo viên ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh, không “thông” ngoại ngữ tưởng chỉ có thể xảy ra ở các tỉnh miền núi nhưng không ngờ, tình trạng này “có mặt” ngay tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM.
Theo UBND TP Hà Nội, kết quả khảo sát vào tháng 12/2011 cho thấy chỉ có khoảng 40% giáo viên ngoại ngữ nghe và hiểu bài do chuyên gia giảng dạy, 30% giáo viên hiểu được 50% bài giảng bằng tiếng nước ngoài và 30% gần như... không hiểu. Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên ngoại ngữ cuối năm của các cấp học cho thấy, khối THCS có số giáo viên đạt loại tốt và khá chiếm tới 65% còn khối GDTX và GDCN có đến 50 - 52% giáo viên chỉ đạt từ yếu đến trung bình. Trình độ yếu một phần do giáo viên chưa được đào tạo chính quy, có giáo viên tiếng Anh thì chuyển từ giáo viên tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung sang dạy tiếng Anh.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC
Thầy còn yếu thì học trò “không giỏi” là lẽ đương nhiên. Khảo sát của TP Hà Nội cho thấy, đa số học sinh gần như “câm điếc” khi giao tiếp với người bản ngữ (hay nói cách khác là nghe, nói kém), học sinh “học trước quên sau” khiến giáo viên phải giảng lại..v.v và vv... Đến lúc này, câu chuyện không chỉ còn là việc đến lớp mấy thì “nói chuyện được với Tây” mà đây là vấn đề của nền giáo dục của Thủ đô. Và thế là, cơ quan hành chính cao nhất của thành phố đã xây dựng hẳn một kế hoạch với mục tiêu “đến năm 2020 đạt được bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng tiếng Anh trong các cấp học, bậc học”. Hà Nội sẽ chú trọng đến đội ngũ người thầy với những động thái cụ thể từ việc nâng chất đầu vào giáo viên tiếng Anh, tăng cường bồi dưỡng, phát động phong trào học ngoại ngữ, tặng học bổng, đãi ngộ, cho đi học nước ngoài... 8 năm nữa, Hà Nội phấn đấu 100% giáo viên tiếng Anh có thể nghe và hiểu bài do chuyên gia nước ngoài giảng dạy, không cần phiên dịch. 8 năm nữa, 100% học sinh tốt nghiệp THPT, giáo dục thường xuyên, THCN (nói nôm na là hết cấp 3) đạt trình độ ngoại ngữ B1 (tức là tương đương điểm IELTS từ 3,5 - 4,5) - tương đương với chuẩn ngoại ngữ đầu vào cao học. Hà Nội đã rất đúng khi lo lắng cho vốn ngoại ngữ của học sinh phổ thông ngay từ bây giờ (dù khí muộn). Nhưng làm thế nào để một học sinh tốt nghiệp phổ thông có thể đạt trình độ ngoại ngữ mà không phải bất cứ sinh viên nào (trừ sinh viên chuyên ngữ) có thể đạt được? Điều này không chỉ dừng lại ở việc nâng cao trình độ giáo viên, tăng cường dạy và học tiếng Anh trong nhà trường. Mà còn là việc tạo ra cho học sinh phổ thông (không chỉ ở Hà Nội) điều kiện cũng như sự hứng thú của việc học tiếng Anh. Làm thế nào để các em hiểu rằng “tiếng Anh chính là chìa khoá mở ra một thế giới mới”. Lúc đó, chính các em chứ không phải UBND TP sẽ quan tâm thực sự đến việc học tiếng Anh.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Lá thư cảm động của một giáo viên sau vụ quay cóp ở trường Đồi Ngô

Chùm ảnh: Ký ức một thời lớp học trong kháng chiến 

"Chưa bao giờ nền giáo dục kém và đáng xấu hổ thế này"

Scandal "chảnh" của SV Ngoại thương bị gắn vào phim "Kẻ diệt chủng"

Đắng lòng nhà trọ ổ chuột sinh viên (P10)

Những hình ảnh "ấn tượng" chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 12

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng