Được vay tối đa tới 95% giá trị tàu đóng mới
Theo Nghị định này, chủ tàu đóng mới hay nâng cấp tàu được vay ngân hàng tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới, nâng cấp, thời hạn vay tới 11 năm, và lãi suất chủ tàu phải trả thấp nhất là 1%/năm và cao nhất chỉ là 3%/năm.
Đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ (có tổng công suất máy chính 400CV trở lên), bao gồm cả máy móc, trang thiết bị hàng hải; máy móc thiết bị bảo quản hải sản; bảo quản hàng hóa; bốc xếp hàng hóa.
Đối với đóng mới tàu vỏ thép, chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 1%/năm, ngân sách Nhà nước cấp bù 6%/năm.
Đóng mới tàu vỏ gỗ, chủ tàu được vay tối đa 70% tổng giá trị đầu tư đóng mới, với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách Nhà nước cấp bù 4%/năm.
Đóng mới tàu hải sản xa bờ (công suất 400CV trở lên), bao gồm máy móc, trang thiết bị hàng hải; thiết bị phục vụ khai thác; ngư lưới cụ; trang thiết bị bảo quản hải sản:
Đóng mới tàu vỏ thép (công suất từ 400CV đến dưới 800CV): Chủ tàu được vay tối đa 90% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 2%/năm, ngân sách Nhà nước cấp bù 5%/năm.
Đóng mới tàu vỏ thép (công suất từ 800CV trở lên): Chủ tàu được vay tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 1%/năm, ngân sách Nhà nước cấp bù 6%/năm.
Đóng mới tàu vỏ gỗ: Chủ tàu được vay tối đa 70% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách Nhà nước cấp bù 4%/năm.
Đóng mới tàu vỏ gỗ đồng thời gia cố bọc vỏ thép, bọc vỏ vật liệu mới: Chủ tàu được vay tối đa 70% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách Nhà nước cấp bù 4%/năm.
Với một loạt chính sách ưu đãi mới, ngư dân sẽ yên tâm đánh bắt xa bờ. Ảnh: TTO. |
Bên cạnh đó, các tàu vỏ gỗ cũng được nâng cấp (công suất dưới 400CV thành tàu có công suất từ 400CV trở lên): Chủ tàu được vay tối đa 70% giá trị nâng cấp tàu với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách Nhà nước cấp bù 4%/năm.
Theo Nghị định, thời hạn cho vay sẽ kéo dài trong 11 năm, trong đó năm đầu tiên chủ tàu được miễn lãi và chưa phải trả nợ gốc. Chủ tàu được thế chấp giá trị tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản để đảm bảo khoản vay. Lãi suất được duy trì ổn định 7%/năm. Trong trường hợp chủ tàu gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, tùy từng trường hợp, chủ tàu được ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và được xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.
Hỗ trợ 100% bảo hiểm tai nạn thuyền viên trên tàu
Nhà nước cũng bố trí ngân sách hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho các tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là thành viên tổ, đội hợp tác xã khai thác hải sản và có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên.
(GDVN) - Việt Nam hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nền kinh tế trên thế giới chứ không phụ thuộc vào bất cứ nền kinh tế nào.
Hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên cho mỗi thuyền viên làm việc trên tàu; Hỗ trợ hàng năm kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ trên mỗi tàu với mức: 70% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu công suất từ 90CV đến dưới 400CV; 90% đối với tàu 400CV trở lên.
Một loạt các chính sách miễn thuế cũng được áp dụng: Miễn thuế tài nguyên đối với hải sản tự nhiên khai thác; Không thu lệ phí trước bạ đối với tàu, thuyền khai thác thủy, hải sản; Miễn thuế môn bài đối với nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sử dụng nuôi trồng thủy, hải sản; Sản phẩm thủy sản bán ra, bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp khai thác hải sản không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
Chủ tàu khai thác hải sản được hoàn thuế giá trị gia tăng của tàu dùng để khai thác hải sản đối với tàu được đóng mới, nâng cấp có công suất từ 400CV trở lên; Miễn thuế thu nhập cá nhân đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp khai thác hải sản; Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ hoạt động khai thác hải sản…; Miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, linh kiện trong nước chưa sản xuất được để đóng mới, nâng cấp tàu có công suất từ 400CV trở lên.
Ngoài ra, các chủ tàu khai thác hải sản và cung cấp dịch vụ hậu cần khai thác hải sản đang hoạt động nghề cá có hiệu quả, có khả năng tài chính, có phương án sản xuất kinh doanh cụ thể sẽ được vay tối đa 70% giá trị cung cấp dịch vụ hậu cần đối với tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản, tối đa 70% chi phí cho một chuyến đi biển đối với tàu khai thác hải sản, với lãi suất 7%/năm.
Hỗ trợ 100% chi phí đào tạo hướng dẫn thuyền viên vận hành tàu vỏ thép, hướng dẫn kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có công suất 400CV trở lên.
Hỗ trợ chi phí vận chuyển hàng hóa từ đất liền ra tàu khai thác hải sản xa bờ và vận chuyển sản phẩm về đất liền; mức hỗ trợ 40 triệu đồng/chuyến biển đối với tàu có công suất từ 400CV đến 800 CV; 60 triệu đồng/chuyến biển đối với tàu có công suất từ 800CV trở lên.
Hỗ trợ 100% chi phí các thiết kế mẫu tàu vỏ thép có công suất 400CV trở lên; Hỗ trợ 100% kinh phí duy tu, sửa chữa định kỳ đối với tàu vỏ thép công suất từ 400 CV trở lên.