Theo tuyên truyền của báo Trung Quốc, tàu chiến, máy bay Nhật Bản xông vào khu vực diễn tập của 3 hạm đội lớn Trung Quốc trong cuộc diễn tập "Cơ động-5" ở Tây Thái Bình Dương. |
Tờ "Hoàn Cầu" ngày 5 tháng 11 cho rằng, sau khi lên làm Thủ tướng nhiệm kỳ tiếp theo, ông Shinzo Abe đã nói trong nhiều trường hợp là ông cảm thấy hối hận vì không thể thăm đền Yasukuni trên cương vị Thủ tướng đầu tiên, bày tỏ tiếc vì không thể đến thăm và đã dâng đồ tế lễ cho ngôi đền này.
Theo bài báo, ông Shinzo Abe còn tích cực thúc đẩy sửa đổi Hiến pháp và thực hiện quyền tự vệ tập thể, tìm cách nâng cấp Lực lượng Phòng vệ thành quân đội chính quy; ông ủng hộ quốc hữu hóa đảo Senkaku và kiên trì cho rằng không có tranh chấp chủ quyền đảo Senkaku.
Sau nhiều năm, lần đầu tiên ông Shinzo Abe tăng cường chi tiêu quân sự, muốn thành lập Thủy quân lục chiến và tích cực tiến hành huấn luyện đoạt lại đảo, cho phép quân Mỹ triển khai máy bay vận tải cánh xoay Osprey ở Okinawa; tiến hành theo dõi tàu chiến, máy bay Trung Quốc xâm nhập vùng biển đảo Senkaku và chạy xuyên qua eo biển quốc tế (eo biển Miyako).
Ông Shinzo Abe đã liên tiếp thăm các nước láng giềng của Trung Quốc, can thiệp vấn đề Biển Đông, tìm cách xây dựng "Vòng bao vây giá trị quan" nhằm vào Trung Quốc; ông còn muốn làm lãnh đạo châu Á, đi đầu kiềm chế Trung Quốc, làm cho Trung Quốc không thể "trỗi dậy hòa bình".
Ông Shinzo Abe còn có một số động tác nhỏ như ngồi lên xe tăng mới, đặt tên cho tàu sân bay trực thăng mới là Izumo - cái tên có từ thời Phát xít Nhật Bản xâm chiếm Trung Quốc, lên máy bay chiến đấu 731. Gần đây, ông Shinzo Abe tuyên bố cho phép bắn rơi máy bay không người lái nước ngoài (Trung Quốc) khi chúng xâm phạm không phận Nhật Bản.
Theomạt sát của báo chí Trung Quốc, ông Shinzo Abe đã hành động đến mức "thấy lợi mất khôn", có thể đến mức không thể quay đầu được nữa.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chủ trương đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia bình thường như các nước khác: có quân đội chính quy, có thể xuất khẩu vũ khí, có quyền tiến hành chiến tranh... |
Gần đây, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cảnh cáo, nếu như Nhật Bản bắn rơi máy bay không người lái của họ, thì đó chính là “hành vi chiến tranh”. Bài báo liên tưởng cho rằng, việc Nhật Bản đánh úp Trân Châu Cảng năm xưa là một "hành vi chiến tranh", hay như Nhật Bản tấn công thủy quân Bắc Dương (nhà Thanh) cũng là "hành vi chiến tranh", phát động "Biến cố 28/1", "Biến cố 18/9" và "Biến cố cầu Lư Câu" đều là "hành vi chiến tranh".
Bài báo tiếp tục cảnh báo, việc bắn rơi máy bay không người lái Trung Quốc "tuần tra ở đảo Senkaku" chính là "hành vi chiến tranh thực sự", chứ không phải là va chạm hay xung đột. Sau khi Nhật Bản quốc hữu hóa đảo Senkaku, hành động của hai bên Trung Quốc và Nhật Bản ở vùng biển đảo Senkaku đã là va chạm và xung đột. Tình hình hiện nay đang ở giai đoạn này.
Bài báo tích cực tuyên truyền tốt cho Trung Quốc, cho rằng: Trung Quốc sẽ không có tham vọng làm lãnh đạo châu Á, không muốn đi con đường "trỗi dậy vũ trang", không chủ động làm leo thang tình hình căng thẳng hiện nay. Điều này không có lợi cho cả hai bên.
Theo đó, bài báo lớn giọng khuyên răn và cảnh báo Nhật Bản, cho rằng: Con đường đúng đắn là hai bên ngồi xuống, bình tĩnh bàn về "tranh chấp đảo Senkaku" (Nhật Bản tuyên bố không có tranh chấp chủ quyền đảo Senkaku), tìm được đồng thuận. Trước khi làm như vậy, nếu không làm được triệt để thì ít nhất không thể thêm dầu vào lửa. Việc Chính phủ Nhật Bản tuyên bố bắn rơi máy bay không người lái của Trung Quốc chính là đã thêm dầu vào lửa. Người chơi với lửa sẽ "tự thiêu".
Các loại máy bay quân sự Trung Quốc liên tiếp áp sát Nhật Bản, như máy bay ném bom H-6K, gây lo ngại cho Nhật Bản. |
Bài báo cho rằng, Trung Quốc sẽ không sợ Nhật Bản, sẽ tiếp tục điều máy bay không người lái đến "tuần tra vùng trời đảo Senkaku" và "đương nhiên sẽ không chỉ điều máy bay không người lái độc lập đến đó để chịu rủi ro bị bắn rơi".
Theo bài báo, vùng trời đảo Senkaku nằm trong phạm vi kiểm soát của Quân đội Trung Quốc. Nếu Nhật Bản thực sự bắn rơi máy bay không người lái của Trung Quốc thì coi như nổ phát súng đầu tiên của chiến tranh, tình hình sau đó sẽ không thể kiểm soát.
Bài báo nhấn mạnh rằng, theo nguyên tắc "đối đẳng" (ngang nhau), Trung Quốc bắn rơi máy bay Nhật Bản ở vùng trời đảo Senkaku sẽ là đáp trả ở mức độ tối thiểu. Theo đó, bài báo khuyên ông Shinzo Abe và chính quyền của ông hãy chuẩn bị tốt tâm lý.
Bài báo răn đe cho rằng, Trung Quốc có rất nhiều thủ đoạn đáp trả, từ cấp độ thấp đến cấp độ cao, "không nên đánh giá thấp ý chí và quyết tâm kiên định bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia của Quân đội Trung Quốc". Ông Shinzo Abe và Chính phủ của ông không nên phán đoán nhầm.
Theo bài báo, ông Shinzo Abe cứng rắn với Trung Quốc như vậy là do Mỹ đang tích cực thúc đẩy thực hiện "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương", đặc biệt là Mỹ đã "thiên vị" Nhật Bản trong vấn đề đảo Senkaku, hơn nữa máy bay chiến đấu Osprey triển khai ở Okinawa giúp cho Nhật Bản tiến hành huấn luyện tác chiến đổ bộ đoạt đảo.
Bài báo còn cho rằng, cánh hữu Nhật Bản phát triển lớn mạnh, theo điều tra, có 90% người Nhật không có thiện cảm với Trung Quốc, giúp ông Shinzo Abe có sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ người dân. "Kinh tế học Abe" cũng đã giúp nền kinh tế Nhật Bản có xu thế chuyển biến tốt.
Trung Quốc vừa công bố lần đầu tiên về tình hình lực lượng tàu ngầm hạt nhân của họ |
Chính phủ Abe khóa này đã thoát khỏi tình trạng nhiều năm cầm quyền ngắn ngủi, đã có khả năng cầm quyền nhiều năm, do đó có thể làm được những việc lớn hơn. Nhưng theo báo Trung Quốc, những điều này không đáng tin cậy, biến số rất lớn.
Ông Shinzo Abe có thể làm việc "quá lớn" mà mất kiểm soát và bị "sụp đổ". Theo bài báo, nếu Nhật Bản kiên quyết dùng "hành vi chiến tranh" đối phó với Trung Quốc, thì người chịu thiệt chính là Nhật Bản. Bởi vì chiến tranh hiện đại dựa vào "năng lực chịu đựng".
Bài báo tự ca ngợi Trung Quốc có "thực lực kinh tế đã vượt Nhật Bản và tiếp tục nới rộng khoảng cách"; sức mạnh quân sự của Trung quốc tăng vọt, chỉ một quân chủng (Hải quân) có thể "so tài" với Nhật Bản; sức mạnh quân sự tổng hợp "vượt xa" Nhật Bản (Điều này phản ánh rõ mất cân bằng quân sự trong khu vực, do Trung Quốc ra sức thúc đẩy phát triển sức mạnh quân sự).
Theo một cuộc điều tra, có 90% người dân Trung Quốc cũng không có thiện cảm với Nhật Bản. Theo đó, bài báo cho rằng, bất cứ sự đáp trả cứng rắn nào của Chính phủ Trung Quốc đều có sự ủng hộ kiên quyết của đông đảo người dân (Trên thực tế, Trung Quốc luôn chủ động khi thì đẩy dư luận lên cao, khi thì làm lặng sóng dư luận).
Bài báo hậm hực vì Nhật Bản đã từng tiến hành chiến tranh xâm lược đối với Trung Quốc, coi đó là nỗi nhục trong lòng dân tộc Trung Hoa. Nhưng bài báo cho rằng, "Trung Quốc luôn có thái độ tích cực" (?) với Nhật Bản, ví dụ các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc đã tích cực thúc đẩy "tình hữu nghị truyền thống Trung-Nhật", "Trung-Nhật không còn chiến tranh", hoạt động giao lưu đã đạt được nhiều thành quả.
Theo đó, bài báo chuyển sang đổ lỗi cho Nhật Bản, cho rằng, chính quyền Nhật Bản hiện nay không quý trọng tình hữu nghị đó, rất có thể gây ra xung đột vũ trang.
Hạm đội Nam Hải tập trận trên Biển Đông (ảnh tư liệu). |