Bán hàng giả: phạt tối đa 70 triệu đồng Theo nghị định 08 ngày 10-1-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả (có hiệu lực từ ngày 1-3), tùy theo hành vi vi phạm, tính chất và mức độ vi phạm, đối tượng buôn bán hàng giả bị xử phạt 100.000-70 triệu đồng, đối tượng sản xuất hàng giả bị xử phạt từ 200.000-100 triệu đồng. Người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Các loại hàng giả gồm có: 1. Hàng không có giá trị sử dụng, công dụng. 2. Hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa. 3. Hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại điều 213 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005. 4. Tem, nhãn, bao bì giả.Thu phí rút tiền ATM nội mạng Từ ngày 1/3, các ngân hàng được thu phí rút tiền mặt đối với các giao dịch nội mạng (giao dịch trên máy ATM của ngân hàng phát hành thẻ).
Mức phí áp dụng trong năm 2013 cao nhất là 1.000 đồng/giao dịch, trong năm 2014 cao nhất là 2.000
đồng/giao dịch, từ năm 2015 trở đi cao nhất là 3.000 đồng/giao dịch. Dựa trên khung phí này, các ngân hàng thương mại sẽ xây dựng mức phí rút tiền mặt nội mạng trên ATM phù hợp với đặc thù của ngân hàng mình (theo thông tư 35 ngày 28-12-2012 của Ngân hàng Nhà nước VN).Bỏ việc phải bồi hoàn học bổng Theo quyết định 05 ngày 15/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc công dân VN ra nước ngoài học tập (có hiệu lực từ ngày 10/3), có những người đi học nước ngoài được nhận toàn phần hoặc một phần chi phí đào tạo, chi phí đi lại, sinh hoạt phí và các chi phí khác liên quan đến học tập từ ngân sách nhà nước thông qua các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước hoặc học bổng trong khuôn khổ hiệp định, thỏa thuận hợp tác giữa VN với nước ngoài hoặc với tổ chức quốc tế. Những trường hợp này nếu lưu ban, không hoàn thành chương trình đào tạo của kỳ học, năm học theo yêu cầu của cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc bị phía nước ngoài ngừng cấp học bổng thì trong thời gian lưu ban, thời gian phải học lại, thi lại sẽ không được hưởng học bổng của ngân sách nhà nước. Việc cấp tiếp học bổng nhà nước do người có thẩm quyền quyết định sau khi lưu học sinh có kết quả các môn phải học lại, thi lại đạt yêu cầu hoặc được phía nước ngoài tiếp tục cấp học bổng. Lưu học sinh nhận học bổng phải bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo trong các trường hợp sau đây: a) Không tham gia khóa học khi đã đăng ký nhập học và đã được cấp kinh phí đào tạo. b) Tự ý bỏ học, thôi học trong thời gian được cử đi đào tạo. c) Không được cấp văn bằng, chứng nhận đã hoàn thành khóa học, trừ trường hợp bất khả kháng. d) Bị đuổi học hoặc trục xuất về nước. đ) Bỏ việc hoặc tự ý thôi việc khi chưa phục vụ đủ thời gian theo quy định hiện hành. Không được sử dụng hộ chiếu công vụ đi nước ngoài với mục đích cá nhân Theo quyết định 58/2012 của Thủ tướng, từ ngày 1/3 người được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ không được sử dụng hộ chiếu đi nước ngoài với mục đích cá nhân.
* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Theo Tuổi trẻ