Chiều 15/6, cơ quan chức năng TP. Đà Lạt đã tiêu hủy 26 tấn khoai tây hồng nhập khẩu từ Trung Quốc có chứa chất độc hại Chlorpyrifos vượt ngưỡng cho phép 16 lần.
Ngày 10/6, tổ kiểm tra liên ngành TP.Đà Lạt phát hiện tại kho hàng của bà Nguyễn Thị Nguyệt (44 tuổi) ở khu Hòn Bồ, P.12, Đà Lạt có 52 tấn gồm khoai vàng và khoai tây hồng. Dù các lô hàng có giấy tờ nhập khẩu hợp lệ, có giấy chứng nhận kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm do Trạm kiểm dịch thực vật Tân Thanh - Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7 cấp ngày 20/5 nhưng các cơ quan chức năng của TP. Đà Lạt vẫn lấy mẫu 2 lô khoai tây trong kho của bà Nguyệt đi kiểm nghiệm.
\Kết quả phân tích từ Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cho thấy lô khoai tây hồng 26 tấn có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) vượt ngưỡng cho phép. Cụ thể hoạt chất Chlorpyrifos trong mẫu khoai tây vượt ngưỡng gấp 16 lần. Từ kết quả kiểm nghiệm trên, Chi cục BVTV kết luận mẫu khoai tây hồng 26 tấn trên không an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Do đó UBND TP.Đà Lạt quyết định tịch thu tiêu hủy 26 tấn khoai tây hồng nói trên. Chi cục BVTV Lâm Đồng đang đề nghị Chi cục BVTV TP.HCM đến chợ đầu mối Thủ Đức lấy mẫu khoai tây vàng do bà Nguyệt đã bán cho các vựa để kiểm nghiệm phân tích dư lượng thuốc BVTV.
Theo chứng từ, số khoai tây trên bà Nguyệt nhập về chỉ với giá 3.344 đồng/kg. Hiện nay khoai tây Đà Lạt đã hết vụ thu hoạch, nếu có khoai trái vụ giá 15.000 đồng/kg, khoai Đà Lạt dự trữ lâu ngày có giá từ 18.000-22.000 đồng/kg. Do đó, các tiểu thương ở Đà Lạt mua lại khoai nhập về từ TQ với giá 9.000-10.000 đồng/kg, sau đó nhuộm màu đất đỏ để “tái sinh” thành khoai tây Đà Lạt bán về các tỉnh và TP.HCM với giá tối thiểu từ 15.000 đồng trở lên. Một cán bộ thuộc UBND P.12 (Đà Lạt) cho biết bà Nguyệt là đầu mối nhập khoai tây từ Trung Quốc về Đà Lạt rồi phân phối cho các vựa rau ở Đà Lạt “tân trang” cho đẹp mắt rồi bán đi các tỉnh.
Cùng ngày, cơ quan chức năng tống đạt quyết định của UBND TP. Đà Lạt xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt với số tiền 3,5 triệu đồng. Trong đó phạt 3 triệu vì sản xuất kinh doanh thực phẩm tươi sống vi phạm chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định; phạt 500.000 đồng vì buôn bán không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Ngày 10/6, tổ kiểm tra liên ngành TP.Đà Lạt phát hiện tại kho hàng của bà Nguyễn Thị Nguyệt (44 tuổi) ở khu Hòn Bồ, P.12, Đà Lạt có 52 tấn gồm khoai vàng và khoai tây hồng. Dù các lô hàng có giấy tờ nhập khẩu hợp lệ, có giấy chứng nhận kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm do Trạm kiểm dịch thực vật Tân Thanh - Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7 cấp ngày 20/5 nhưng các cơ quan chức năng của TP. Đà Lạt vẫn lấy mẫu 2 lô khoai tây trong kho của bà Nguyệt đi kiểm nghiệm.
Tiêu hủy 26 tấn khoai tây Trung Quốc chứa chất độc hại. |
\Kết quả phân tích từ Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cho thấy lô khoai tây hồng 26 tấn có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) vượt ngưỡng cho phép. Cụ thể hoạt chất Chlorpyrifos trong mẫu khoai tây vượt ngưỡng gấp 16 lần. Từ kết quả kiểm nghiệm trên, Chi cục BVTV kết luận mẫu khoai tây hồng 26 tấn trên không an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Do đó UBND TP.Đà Lạt quyết định tịch thu tiêu hủy 26 tấn khoai tây hồng nói trên. Chi cục BVTV Lâm Đồng đang đề nghị Chi cục BVTV TP.HCM đến chợ đầu mối Thủ Đức lấy mẫu khoai tây vàng do bà Nguyệt đã bán cho các vựa để kiểm nghiệm phân tích dư lượng thuốc BVTV.
Theo chứng từ, số khoai tây trên bà Nguyệt nhập về chỉ với giá 3.344 đồng/kg. Hiện nay khoai tây Đà Lạt đã hết vụ thu hoạch, nếu có khoai trái vụ giá 15.000 đồng/kg, khoai Đà Lạt dự trữ lâu ngày có giá từ 18.000-22.000 đồng/kg. Do đó, các tiểu thương ở Đà Lạt mua lại khoai nhập về từ TQ với giá 9.000-10.000 đồng/kg, sau đó nhuộm màu đất đỏ để “tái sinh” thành khoai tây Đà Lạt bán về các tỉnh và TP.HCM với giá tối thiểu từ 15.000 đồng trở lên. Một cán bộ thuộc UBND P.12 (Đà Lạt) cho biết bà Nguyệt là đầu mối nhập khoai tây từ Trung Quốc về Đà Lạt rồi phân phối cho các vựa rau ở Đà Lạt “tân trang” cho đẹp mắt rồi bán đi các tỉnh.
Cùng ngày, cơ quan chức năng tống đạt quyết định của UBND TP. Đà Lạt xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt với số tiền 3,5 triệu đồng. Trong đó phạt 3 triệu vì sản xuất kinh doanh thực phẩm tươi sống vi phạm chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định; phạt 500.000 đồng vì buôn bán không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Theo Thanh niên