Dự báo không mấy lạc quan về hoạt động của doanh nghiệp trong nước vẫn tiếp tục được đưa ra.
Tại phiên họp sáng 14/5 của Ủy ban Kinh tế, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh đã công bố số liệu mới nhất về tình hình doanh nghiệp tại báo cáo chính thức của Chính phủ sẽ trình ra Quốc hội tại kỳ họp thứ ba được khai mạc vào ngày 21/5 tới đây.
Theo đó, trong 4 tháng đầu năm 2012, cả nước có khoảng 24 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký trên 130 nghìn tỷ đồng, giảm 10,5% về số lượng và 14,1% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ 2011.
Cũng trong 4 tháng, có trên 17,7 nghìn doanh nghiệp làm các thủ tục giải thể và ngừng hoạt động, tăng 9,5% so với cùng kỳ.
Như vậy, tính đến 30/4, trong tổng số hơn 647,6 nghìn doanh nghiệp đã thành lập, cả nước còn khoảng 463,8 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm 71,6%, có trên 81,9 nghìn doanh nghiệp đã giải thể, trên 16 nghìn doanh nghiệp đã đăng ký dừng hoạt động và trên 85,8 nghìn doanh nghiệp dừng hoạt động nhưng không đăng ký.
Với riêng con số doanh nghiệp giải thể ở 4 tháng đầu năm nay, Chính phủ phân tích rằng, có nhiều doanh nghiệp năng lực tài chính yếu, sản phẩm kém khả năng cạnh tranh cần phải được cơ cấu lại.
Còn gần 30% doanh nghiệp đã "chết", báo cáo của Chính phủ cho rằng đây là tỷ lệ có thể chấp nhận được. Con số so sánh được đưa ra là tại Anh, tỷ lệ doanh nghiệp tồn tại sau 3 – 5 năm là 70%, còn tại Mỹ tỷ lệ này sau 5 năm hoạt động là dưới 50%.
Bên cạnh các doanh nghiệp cần phải cơ cấu lại, việc bổ sung một lực lượng mới doanh nghiệp đang tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới được nhìn nhận sẽ là nâng cao hiệu quả đầu tư của khu vực doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.
Sức khỏe của các doanh nghiệp cũng là vấn đề được đề cập ở hầu hết các phát biểu tại phiên họp, đi kèm với băn khoăn về mức độ chính xác của các con số tại báo cáo.
Thứ trưởng Cao Viết Sinh khẳng định con số 183 nghìn doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động từ trước đến nay là kết quả điều tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Riêng 2011 là hơn 53 nghìn và 4 tháng đầu năm nay là 17,7 nghìn, hai con số này cộng lại chiếm hơn 40% tổng số doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động từ trước đến nay, điều đó nói lên mức độ khó khăn của doanh nghiệp, ông nhấn mạnh.
"Nếu cứ đà này trung bình một tháng sẽ có từ 4 đến 4,5 nghìn doanh nghiệp giải thể, thì chắc chắn năm nay con số sẽ xấp xỉ năm ngoái, dự báo khoảng 50 nghìn doanh nghiệp sẽ giải thể, ngừng hoạt động", ông Sinh ước tính.
Theo VnEconomy
Tại phiên họp sáng 14/5 của Ủy ban Kinh tế, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh đã công bố số liệu mới nhất về tình hình doanh nghiệp tại báo cáo chính thức của Chính phủ sẽ trình ra Quốc hội tại kỳ họp thứ ba được khai mạc vào ngày 21/5 tới đây.
Theo đó, trong 4 tháng đầu năm 2012, cả nước có khoảng 24 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký trên 130 nghìn tỷ đồng, giảm 10,5% về số lượng và 14,1% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ 2011.
Cũng trong 4 tháng, có trên 17,7 nghìn doanh nghiệp làm các thủ tục giải thể và ngừng hoạt động, tăng 9,5% so với cùng kỳ.
Như vậy, tính đến 30/4, trong tổng số hơn 647,6 nghìn doanh nghiệp đã thành lập, cả nước còn khoảng 463,8 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm 71,6%, có trên 81,9 nghìn doanh nghiệp đã giải thể, trên 16 nghìn doanh nghiệp đã đăng ký dừng hoạt động và trên 85,8 nghìn doanh nghiệp dừng hoạt động nhưng không đăng ký.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo, trung bình một tháng sẽ có từ 4 đến 4,5 nghìn doanh nghiệp giải thể. |
Với riêng con số doanh nghiệp giải thể ở 4 tháng đầu năm nay, Chính phủ phân tích rằng, có nhiều doanh nghiệp năng lực tài chính yếu, sản phẩm kém khả năng cạnh tranh cần phải được cơ cấu lại.
Còn gần 30% doanh nghiệp đã "chết", báo cáo của Chính phủ cho rằng đây là tỷ lệ có thể chấp nhận được. Con số so sánh được đưa ra là tại Anh, tỷ lệ doanh nghiệp tồn tại sau 3 – 5 năm là 70%, còn tại Mỹ tỷ lệ này sau 5 năm hoạt động là dưới 50%.
Bên cạnh các doanh nghiệp cần phải cơ cấu lại, việc bổ sung một lực lượng mới doanh nghiệp đang tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới được nhìn nhận sẽ là nâng cao hiệu quả đầu tư của khu vực doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.
Sức khỏe của các doanh nghiệp cũng là vấn đề được đề cập ở hầu hết các phát biểu tại phiên họp, đi kèm với băn khoăn về mức độ chính xác của các con số tại báo cáo.
Thứ trưởng Cao Viết Sinh khẳng định con số 183 nghìn doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động từ trước đến nay là kết quả điều tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Riêng 2011 là hơn 53 nghìn và 4 tháng đầu năm nay là 17,7 nghìn, hai con số này cộng lại chiếm hơn 40% tổng số doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động từ trước đến nay, điều đó nói lên mức độ khó khăn của doanh nghiệp, ông nhấn mạnh.
"Nếu cứ đà này trung bình một tháng sẽ có từ 4 đến 4,5 nghìn doanh nghiệp giải thể, thì chắc chắn năm nay con số sẽ xấp xỉ năm ngoái, dự báo khoảng 50 nghìn doanh nghiệp sẽ giải thể, ngừng hoạt động", ông Sinh ước tính.
Theo VnEconomy
Theo VnEconomy