Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 10253/VPCP-QHQT ngày 04/12/2012 của Văn phòng Chính phủ về việc tiếp tục triển khai thực hiện giai đoạn V Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản, ngày 26/7 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và phía Nhật Bản thảo luận nội dung và đi đến ký kết Kế hoạch hành động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn V.
Tham dự cuộc họp có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản Ngài Tanizaki Yasuaki và hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (Keidanren) ông Takahashi Kyohei và ông Nakamura Kuniharu. Tham gia cuộc họp còn có đại diện các Bộ Tài chính, Công thương, Lao động và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn…
Tại cuộc họp cấp cao đại diện chính phủ hai nước ký khởi động giai đoạn 5 Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản. Theo đó giai đoạn 5 sẽ được thực hiện đến hết năm 2014, gồm 13 nhóm vấn đề với 27 hạng mục, 100 tiểu hạng mục liên quan đến các nội dung như luật pháp chính sách, thuế, hải quan, đào tạo nguồn nhân lực, môi trường, an toàn thực phẩm, ổn định kinh tế vĩ mô. Hầu hết các vấn đề được đưa ra nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Hai bên cũng thống nhất thời gian triển khai Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn năm là trong vòng 18 tháng (từ tháng 7/2013 đến tháng 12/2014.
Được biết Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản được khởi xướng từ tháng 4/2003 là sự hợp tác đặc biệt của hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản, tạo ra diễn đàn đối thoại về chính sách giữa các nhà đầu tư Nhật Bản với các bộ, ngành liên quan của Việt Nam nhằm tạo dựng môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng, minh bạch tại Việt Nam.
Trải qua 4 giai đoạn trong tổng số 337 hạng mục trong kế hoạch hành động thì 286 hạng mục được triển khai tốt và đúng tiến độ, chiếm 85% tổng số hạng mục cam kết.
Phát biểu tại lễ khởi động giai đoạn 5 Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản, ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho biết: Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 5 cũng như 4 giai đoạn trước đây có ý nghĩa quan trọng trong việc bàn thảo giữa Chính phủ Việt Nam với các nhóm công tác, trong đó có đại diện của các doanh nghiệp Nhật Bản.
Tham dự cuộc họp có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản Ngài Tanizaki Yasuaki và hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (Keidanren) ông Takahashi Kyohei và ông Nakamura Kuniharu. Tham gia cuộc họp còn có đại diện các Bộ Tài chính, Công thương, Lao động và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn…
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản Ngài Tanizaki Yasuaki và hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (Keidanren) ông Takahashi Kyohei và ông Nakamura Kuniharu. trong cuộc họp cấp cao ký kết Sáng kiên chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 5. |
Tại cuộc họp cấp cao đại diện chính phủ hai nước ký khởi động giai đoạn 5 Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản. Theo đó giai đoạn 5 sẽ được thực hiện đến hết năm 2014, gồm 13 nhóm vấn đề với 27 hạng mục, 100 tiểu hạng mục liên quan đến các nội dung như luật pháp chính sách, thuế, hải quan, đào tạo nguồn nhân lực, môi trường, an toàn thực phẩm, ổn định kinh tế vĩ mô. Hầu hết các vấn đề được đưa ra nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Hai bên cũng thống nhất thời gian triển khai Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn năm là trong vòng 18 tháng (từ tháng 7/2013 đến tháng 12/2014.
Được biết Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản được khởi xướng từ tháng 4/2003 là sự hợp tác đặc biệt của hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản, tạo ra diễn đàn đối thoại về chính sách giữa các nhà đầu tư Nhật Bản với các bộ, ngành liên quan của Việt Nam nhằm tạo dựng môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng, minh bạch tại Việt Nam.
Trải qua 4 giai đoạn trong tổng số 337 hạng mục trong kế hoạch hành động thì 286 hạng mục được triển khai tốt và đúng tiến độ, chiếm 85% tổng số hạng mục cam kết.
Phát biểu tại lễ khởi động giai đoạn 5 Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản, ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho biết: Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 5 cũng như 4 giai đoạn trước đây có ý nghĩa quan trọng trong việc bàn thảo giữa Chính phủ Việt Nam với các nhóm công tác, trong đó có đại diện của các doanh nghiệp Nhật Bản.
Hoàng Lực